RIM khó bán thương hiệu nếu không hạ giá
Giá trị thực tế của RIM đang nằm dưới lượng tài sản vốn hóa thị trường của họ, do đã để mất 75% giá trị thương hiệu trong năm 2011.
Công ty đang trong thời kỳ khủng hoảng sẽ rất khó bán thương hiệu của mình nếu không giảm giá so với mức họ đang đề nghị, thậm chí thấp hơn cả giá trị thị trường hiện tại.
RIM vẫn đang chật vật với việc tìm người mua thương hiệu của mình. Ảnh: Sfgate.
Chuyên gia phân tích Shaw Wu của công ty Sterne Agee nhận xét, giá thực tế của RIM hiện nằm dưới lượng tài sản vốn hóa thị trường của mình (đang ở mức 8,7 tỷ USD), do để mất 75% giá trị thương hiệu chỉ trong năm 2011. Ông Shaw cũng cho rằng các đơn vị tiềm năng như Samsung hay Amazon, Microsoft không tỏ ra hứng thú với việc mua lại thương hiệu này, thậm chí cả Facebook cũng không.
Video đang HOT
Shaw nói, “giá trị thực tế của RIM trong vụ mua lại này chỉ nằm ở 75 triệu người tiêu dùng, các bằng sáng chế, hệ điều hành BlackBerry và cơ chế làm việc của mạng BIS/BES”.
Chuyên gia này đánh giá, số tiền bỏ ra chỉ giao động trong khoảng 5 đến 7 tỷ USD, tương đương từ 9 đến 13 USD mỗi cổ phiếu. “Tôi cho rằng tài sản đáng giá nhất của RIM là bằng sáng chế và ứng dụng BlackBerry Messenger (BBM). Bằng sáng chế có giá khoảng 2 hay 3 tỷ USD, trong khi BBM với 45 triệu người dùng cũng đáng từng ấy tiền”, Shaw nhận định.
Ông cũng lưu ý rằng giá của mạng nội bộ và hệ điều hành BlackBerry không bán được bao nhiêu do sự phát triển nhanh chóng của Google và Apple, “tôi nghĩ giá của hai thứ này vẫn còn là câu hỏi lớn, nhưng cứ cho khoảng 1 tỷ USD nữa, bằng với giá của thương hiệu Palm. Như vậy, tổng số tiền bỏ ra chỉ khoảng 5 hoặc 7 tỷ USD là hợp lý, chứ không cao như mức RIM đề nghị”.
Hiện tại, RIM rao bán công ty với giá từ 12 đến 15 tỷ USD, tương đương khoảng 25 USD cho mỗi cổ phiếu, trong khi giá trị vốn hóa thị trường của họ đạt 8,7 USD, sau khi đã tăng 10% thời gian gần đây do các tin đồn xung quanh thương vụ này.
Theo Số Hóa
Nokia tính bán thương hiệu điện thoại siêu sang Vertu
Tờ Financial Times vừa đưa tin Nokia đang lên kế hoạch bán Vertu, thương hiệu điện thoại di động đắt và sang trọng nhất trên thế giới hiện nay của hãng.
Vertu là thương hiệu điện thoại hạng sang của Nokia.
Đây là một trong những động thái mới nhất cho thấy hãng sản xuất điện thoại Phần Lan đang cải tổ lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong một nỗ lực nhằm cạnh tranh với các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác.
Tờ Financial Times trích dẫn một nguồn tin thân cận với vấn đề khẳng định Nokia đã chọn tập đoàn ngân hàng lớn nhất tại Mỹ là Goldman Sachs để giám sát quá trình bán bộ phận chuyên phát triển và sản xuất điện thoại Vertu của mình. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vẫn đang ở giai đoạn đầu.
Vertu, nổi tiếng với những chiếc điện thoại xa xỉ đều được sản xuất bằng thủ công, hiện vẫn chưa được định giá, mặc dù doanh thu hàng năm của bộ phận này ước tính từ 200 triệu euro đến 300 triệu euro (khoảng 268 triệu USD đến 402 triệu USD).
Vertu thực sự thu hút sự quan tâm từ các nhóm đầu tư cá nhân, một chuyên gia kinh tế khẳng định trong bài viết được đăng tải trên trang web của tờ Financial Times.
Nguồn tin trên cho biết nhiều khả năng Vertu cũng hấp dẫn các thương hiệu hàng hóa siêu sang.
Cả Nokia lẫn Goldman hiện chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào về vấn đề này.
Theo Dân Trí
HP hạ giá TouchPad để "nịnh" giới phát triển Dù đã tuyên bố chính thức dừng xuất xưởng TouchPad kể từ ngày 28/10, song hãng máy tính hàng đầu thế giới HP vẫn khuyến khích giới phát triển phần mềm tạo ra ứng dụng cho mẫu tablet "yểu mệnh" của họ. Mẫu TouchPad 32GB. (Ảnh: Engadget) Sở dĩ HP có chính sách như vậy là bởi sau khi thất bại thảm hại...