RFI: Trung Quốc nghiên cứu xây dựng nhà máy nổi khai thác khí đốt ở Biển Đông
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
Theo hãng tin Reuters ngày 17/07/2014, tập đoàn năng lượng CNOOC của Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng một nhà máy khí hóa lỏng nổi trị giá hàng tỷ đô la để khai thác khí đốt ở vùng biển sâu của khu vực Biển Đông.
Cận cảnh giàn khoan HD-981
Theo Reuters, CNOOC chưa có thông báo chính thức, nhưng họ đang tiến hành nghiên cứu khả thi, theo lời các quan chức tập đoàn Nhà nước của Trung Quốc. Tập đoàn này cũng đang thảo luận với các công ty ngoại quốc khả năng tham gia thiết kế nhà máy nổi.
Các nhà máy nổi này có thể hút khí đốt lên và chuyển thành khí hóa lỏng và đưa sang các tàu để vận chuyển. Đây là công nghệ hiện chưa có nước nào sử dụng, thay thế cho các đường ống dẫn khí dưới đáy biển, để khai thái các mỏ khí nằm xa bờ hoặc quá nhỏ.
Trên toàn thế giới, hiện có khoảng 10 nhà máy khí hóa lỏng nổi được dự trù, trong đó một số đang được xây dựng. Nhà máy nổi lớn nhất, mang tên Prelude, của công ty Royal Dutch Shell, dự trù sẽ bắt đầu sản xuất từ các mỏ khí của Úc kể từ năm 2017.
Video đang HOT
Về phần nhà máy nổi của Trung Quốc thì phải mất nhiều năm mới xây dựng xong, nhưng các quan chức ngành công nghiệp của nước này cho biết kế hoạch nói trên sẽ là một thành tố quan trọng trong chiến lược của Bắc Kinh ở Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực gia tăng sản lượng dầu khí ngoài khơi.
Tập đoàn CNOOC cho biết là họ sẽ tiến hành thêm các cuộc thăm dò với mục tiêu là từ đây đến năm 2020 sẽ tìm ra một mỏ dầu khí quan trọng không kém mỏ Đại Khánh trong đất liền, ở miền Đông Bắc Trung Quốc. Mỏ này có sản lượng tương đương 1 triệu thùng dầu mỗi ngày.
CNOOC là tập đoàn sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc ( CNPC) vào đầu tháng 5 vừa qua đã đưa vào đặt tại khu vực mà theo Hà Nội nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hành động này đã gây nên khủng hoảng nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng hôm qua, tập đoàn CNPC tuyên bố giàn khoan này đã hoàn thành nhiệm vụ sau khi tìm thấy những dấu hiệu dầu khí gần quần đảo Hoàng Sa, cho nên đã quyết định rút giàn khoan về khu vực gần đảo Hải Nam, sớm hơn dự kiến ban đầu là 15/08.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki đã hoan nghênh việc Trung Quốc rút giản khoan đi, nhưng bà nhắc lại lập trường của Washington rằng các bên tranh chấp ở Biển Đông “cần làm rõ các đòi hỏi chủ quyền theo đúng công pháp quốc tế để có ứng xử và hoạt động thích hợp tại các vùng tranh chấp”. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi các bên ngưng “mọi hành động khiêu khích đơn phương”.
Thanh Phương (RFI)
Theo NTD
'Đành phải chờ xem Trung Quốc làm gì tiếp với 4 giàn khoan khác'
Đó là nhận định của ông Gregory Poling, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS-Mỹ), trước phiên thảo luận kín về giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) diễn ra sáng nay 21.6 tại hội thảo quốc tế về biển Đông ở Đà Nẵng.
Các tàu hộ tống của Trung Quốc tăng cường co cụm quanh giàn khoan trái phép Hải Dương-981 - Ảnh: Độc Lập
Ông Poling, đồng chủ trì phiên thảo luận, nói với Thanh Niên Online trước khi bắt đầu: "Việc Trung Quốc cho đang triển khai thêm 4 giàn khoan dầu xuống biển Đông không nên làm phân tán tập trung vào giàn khoan Hải Dương-981 vì mọi vấn đề chính đều xuất phát từ giàn khoan này. Hơn nữa, 4 giàn khoan này không xâm phạm chủ quyền các nước khác và chúng cũng không có công suất khai thác dầu như Hải Dương-981".
Vị trí của giàn khoan Nam Hải 9 gần đảo Hải Nam cho thấy Bắc Kinh muốn tận dụng vị trí và cơ sở hạ tầng để từ đó Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) có thể hỗ trợ hậu cần và bảo vệ giàn khoan. Đây có thể là lý do vì sao bất chấp những nỗ lực hàn gắn và kêu gọi hợp tác trong những năm qua, Việt Nam luôn bị Trung Quốc nhắm đến cho những động thái như thế này. Bắc Kinh đang ngày càng có những động thái khó lường
Tiến sĩ Euan Graham (ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore)
Tuy vậy, ông Poling cho rằng cho tới bây giờ chỉ có thể biết được vị trí hiện tại của 4 giàn khoan trên. Trong tương lai, "thật không may là đành phải chờ xem Trung Quốc làm gì tiếp với chúng", ông Poling nói.
Ngày 20.6, Reuters đưa tin Trung Quốc đang triển khai 4 giàn khoan dầu xuống biển Đông, gần 2 tháng sau khi nước này đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam.
Theo đó, giàn khoan Nam Hải 9 đến vị trí thăm dò tại vùng biển đảo Nam Du Lâm trong thềm lục địa của Trung Quốc vào ngày 20.6. Hai giàn khoan Nam Hải 2 và Nam Hải 5 sẽ được đưa đến vùng biển nằm giữa phía nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa, còn giàn khoan Nam Hải 4 sẽ nằm gần bờ biển Trung Quốc.
Các chuyên gia cũng đồng ý là những động thái hạ đặt giàn khoan như thế đã được Trung Quốc tính toán kỹ lưỡng nhằm phục vụ cho các động cơ chính trị chứ không phải kinh tế.
Tiến sĩ Euan Graham (ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore) nói với Thanh Niên Online: "Vị trí của giàn khoan Nam Hải 9 gần đảo Hải Nam cho thấy Bắc Kinh muốn tận dụng vị trí và cơ sở hạ tầng để từ đó Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) có thể hỗ trợ hậu cần và bảo vệ giàn khoan. Đây có thể là lý do vì sao bất chấp những nỗ lực hàn gắn và kêu gọi hợp tác trong những năm qua, Việt Nam luôn bị Trung Quốc nhắm đến cho những động thái như thế này. Bắc Kinh đang ngày càng có những động thái khó lường".
Trong cuộc họp báo ngày 20.6 của Bộ Ngoại giao Mỹ, người phát ngôn Jen Psaki cũng khẳng định nước này sẽ "theo dõi chặt chẽ" đường đi nước bước của các giàn khoan và nếu chúng đi vào vùng biển tranh chấp đồng thời có những "hành động hung hăng" xảy ra, khi đó Mỹ sẽ tiếp tục lên tiếng.
Theo VNE
Mỹ lên tiếng về 4 giàn khoan Trung Quốc mới đưa vào Biển Đông Theo Reuters, hôm 20/6, Mỹ bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc liên tiếp đưa thêm 4 giàn khoan vào Biển Đông trong bối cảnh khu vực vốn đã căng thẳng vì giàn khoan Hải Dương 981 của nước này. Reuters cho hay, tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vẫn chưa có đẩy đủ thông tin về vị trí của...