RFI: Chỉ số quốc tế hóa của nhân dân tệ tăng mạnh trong 2013
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Tiền tệ Quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết, dự kiến đến năm 2020 đồng Nhân Dân Tệ sẽ trở thành đồng tiền tệ mạnh thứ ba thế giới chỉ sau đồng đô la Mỹ (USD) và Euro. Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu cho biết đồng Nhân Dân Tệ hiện nay đang là đồng tiền tệ giao dịch lớn thứ 8 trên thế giới.
Theo China News, vừa qua, Viện Nghiên cứu Tiền tệ Quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc đã phát hành một báo cáo “Về Quốc tế hóa đồng Nhân Dân Tệ”. Báo cáo cho biết, năm 2013, quy mô thanh toán giao dịch quốc tế bằng đồng Nhân Dân Tệ đạt 4.630 tỷ NDT; tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 57.7%; quy mô đầu tư trực tiếp đồng NDT đạt 533,74 tỷ NDT, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 90%. Thanh toán xuyên biên giới và đầu tư trực tiếp đã trở thành nhân tố chính thúc đẩy sự quốc tế hóa của đồng Nhân Dân Tệ.
Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng thì Nhân Dân Tệ sẽ trở thành đồng tiền mạnh thứ ba thế giới
Hồng Kông, Singapore, London, Luxembourg, Frankfurt là những thị trường sử dụng phổ biến đồng Nhân Dân Tệ. Tính đến cuối năm 2013, chỉ số quốc tế hóa đồng Nhân Dân Tệ đạt 1,69%, tăng 84% so với mức 0,92% hồi đầu năm. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng của Nhân dân tệ nếu so với mức ổn định cơ bản của USD; tăng vừa phải của Euro, bảng Anh; và sự sụt giảm của Yên Nhật. Năm 2013, chỉ số quốc tế hóa của USD là 52,96%, euro 30,53%, bảng Anh 4,3% và yen Nhật 4,27%..
Báo cáo cho biết, nếu duy trì tốc độ tăng trưởng như vậy, đến trước năm 2020 đồng Nhân Dân Tệ có khả năng sẽ trở thành đông tiền quốc tế mạnh thứ ba thế giới.
Tính đến cuối năm 2013, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với 23 quốc gia và khu vực, tổng quy mô của thỏa thuận lên tới 2.570 tỷ NDT.
Mai Thanh (dịch từ RFI)
Video đang HOT
Theo Dantri
Dự kiến những biện pháp chế tài của EU đối với Nga
Chiều nay (17/3), Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp lại Brussells (Bỉ) nhằm thảo luận về các biện pháp chế tài tăng thêm đối với Nga, có thể bao gồm việc loại các ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống giao dịch quốc tế, cấm xuất khẩu vũ khí cho Nga...
Dưới đây là tổng hợp về các biện pháp chế tài mà EU có thể áp dụng đối với Nga cùng dự đoán về hiệu quả mang lại được truyền thông nước ngoài đăng tải:
Dù đi theo hướng nào vẫn có nhiều nước châu Âu hưởng lợi từ dự án Dòng chảy phương Nam của Gazprom. Ảnh: Gazprom
1. Áp dụng chế tài kiểu tương tự như đối với Iran
Nội dung: Thực thi cấm vận tài chính kiểu tương tự như đối với Iran trước đây, loại ngân hàng của Nga và ngân hàng của Crimea (Crưm) ra khỏi hệ thống giao dịch quốc tế. Ở khía cạnh này, các ngân hàng của Crimea từng cung cấp dịch vụ cho chính phủ Nga sẽ phải đối mặt với rủi ro cao nhất.
Hậu quả: Buộc các ngân hàng quốc tế phải rời xa Nga và dừng mọi giao dịch đối với Nga.
2. Gây sức ép đối với doanh nghiệp
Nội dung: Mỹ và EU đã tiến hành hạn chế du lịch và đông kết tài sản của một số quan chức Nga, những có thể sẽ mở rộng phạm vi đối tượng sang các doanh nghiệp của Nga.
Hậu quả: Có thể hủy hoại phần nghiệp vụ quốc tế của các doanh nghiệp Nga, ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của các nhà đầu tư.
3. Hạn chế đường ống dẫn dầu
Nội dung: Viện dẫn điều lệ cạnh tranh thị trường năng lượng, gây trở ngại đối với công trình xây dựng đường ống dẫn dầu của hãng Gazprom (Nga) vươn tới Nam Âu và Bắc Âu.
Hậu quả: Có thể giáng đòn hữu hiệu vào xuất khẩu của Nga và doanh thu, lợi nhuận của hãng Gazprom, nhưng sẽ gặp phải sự phản đối của không ít nước châu Âu hưởng lợi từ dự án đường ống dẫn dầu này.
4. Cấm xuất khẩu
Nội dung: Cấm Nga xuất khẩu năng lượng, gồm khí đốt thiên nhiên cho EU.
Hậu quả: Tuy rằng biện pháp này về lâu dài sẽ gây tổn hại tới xuất khẩu và kinh tế Nga, nhưng trong ngắn hạn EU có thể khó tìm được nguồn cung cấp, đặc biệt là về năng lượng, nhằm thay thế Nga.
5. Gia tăng đòn tấn công nhằm vào Nga
Nội dung: Tăng cường các điều luật nhằm vào Nga như đẩy mạnh việc tấn công hoạt động rửa tiền.
Hậu quả: Hiệu quả dự kiến sẽ không rõ rệt.
6. Cấm vận vũ khí
Nội dung: Cấm EU xuất khẩu vũ khí sang Nga.
Hậu quả: Chỉ mang tính tượng trưng, mức độ chế tài hạn chế.
Ngoài ra, EU cũng có thể cân nhắc việc loại Nga ra khỏi Nhóm G-8.
Nhiều khả năng EU sẽ áp dụng một số biện pháp chế tài gia tăng đối với Nga. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ trong bối cảnh toàn cầu hóa cao độ như hiện nay, quan hệ kinh tế giữa Nga và châu Âu có thể nói thuộc dạng "môi hở răng lạnh, nếu Nga xuất hiện vấn đề, châu Âu cũng không thể hoàn toàn ở thế hưởng lợi, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí còn làm kinh tế toàn cầu đổ vỡ. Cho nên, dự kiến biện pháp chế tài kiểu đối với Iran sẽ khó được áp dụng trong trường hợp của Nga.
Theo Báo Tin tức