Review Judgement Yakuza dưới một góc nhìn mới
Judegement vốn không thuộc series Yakuza và bản thân Yagami cũng không phải là một Yakuza, thế nhưng điều đó không làm giảm sức hút nó.
Nhắc đến loạt game YakuzaYakuza, chúng ta sẽ đều nghĩ tới Kayuma Kyriu và sẽ cảm thấy chút buồn khi phải chia tay anh ta sau phần Yakuza 6 – The Song Of Life. Để mang đến cho thế giới này một màu sắc mới. Ryu ga Gotoku Studio đã mang đến Judgement – một câu chuyện hay dưới góc nhìn của Takayugi Yagami – một điều tra viên tư nhân dấn mình vào thế giới xã hội đen đầy hiểm ác.
Judegement vốn không thuộc series Yakuza và bản thân Yagami cũng không phải là một Yakuza, thế nhưng điều đó không làm giảm sức hút nó. Trái lại, câu chuyện xuyên suốt tựa game vẫn mang đậm chất di sản quen thuộc mà RGG luôn xây dựng trong suốt thời gian qua. Tưởng chừng cốt truyện chỉ xoay quanh một cuộc điều tra của Yagami về một hại người hàng loạt, thế nhưng nó lại mở ra một âm mưu rộng lớn, phức tạp và đan xen liên quan đến thân thế của những người nổi tiếng, hệ thống luật pháp Nhật Bản, sở cảnh sát Tokyo, nhiều phe phái Yakuza và nhiều cá nhân khác. Dù không gây được nhiều sự ngạc nhiên, nhưng cách là RGG Studio kể câu chuyện này sẽ khiến bạn không thể rời khỏi màn hình bởi những bí ẩn hấp dẫn và kịch tính không thể cưỡng lại.
Project Judge – Gameplay Trailer
Yagami và cộng sự của anh ta là Kaito sẽ là những người dẫn dắt mạch truyện và cảm xúc cho Judgement. Cả hai người họ là những nhân vật hết sức đồng cảm và thực sự dễ gần với người chơi. Mỗi người đều có cuộc sống và những câu chuyện riêng của mình, nhưng khi làm việc cùng nhau, họ luôn có những phút giây tung hứng qua lại và có cùng chung mục tiêu khi họ cần. Kaito vốn là một cựu yakuza đóng vai trò như là cánh tay đắc lực của Yagami, mặc dù anh ta vẫn cố gắng để trở thành một võ sĩ kung-fu dù không rõ lý do vi sao anh ta biết được nó.
Ở một khía cạnh nào đó, Yagami được tin cậy để trở thành một nhân vật chính thay cho Kyriu cho một series game về yakuza mới. Tuy nhiên, khác với Kyriu, một tương đài về danh dự không thể lay chuyển, thông qua những hành động phi thường vào những mưu cầu có phần lạ lùng, thì Yagami hiếm khi làm gì vượt ra ngoài khuôn khổ của anh ta, cũng như không làm gì trái ngược với thái độ của anh ta. Đó là phẩm chất đáng chú ý khiến Yagami trở nên dễ thương hơn ngay cả khi anh ta làm điều gì mà bạn cho là ngu ngốc.
Các hoạt động phụ trong Judgement đã phản ánh rất tốt bản chất của Yagami. Tuy nhiên đa số các nhiệm vụ phụ này xoay quanh mô típ khi có một công dân cầu cứu anh cho các dịch vụ điều tra riêng đặt biệt. Thú vị hơn là hệ thống Friend của trò chơi, cho phép bạn kết bạn với hàng tá cá nhân độc đáo trải khắp Kamurocho, cho dù thông qua các nhiệm vụ phụ hay các hoạt động riêng biệt của họ. Thực hiện một loạt các công việc phục vụ cho người khác sẽ tăng mức độ tình bạn của bạn với họ và thậm chí là những đặc quyền như gọi một số đồ đặc biệt trong menu nhà hàng hoặc kêu gọi giúp đỡ khi bạn đang đánh nhau. Đó cũng là một cách để làm nổi bật tính cách tốt bụng và thân thiện của người hàng xóm Yagami.
Một điểm bất hợp lý còn tồn tại trong các làm game của RGG vẫn còn xuất hiện trong Judgement, mặc dù điều này chủ yếu liên quan đến các nhân vật phụ nhạc nhẽo và các khía cạnh chưa hay của cốt truyện hơn là Yagami. Chẳng còn các hoạt động vui nhộn ở Kamurocho bao gồm cả mini game quản lý câu lạc bộ giải trí. Thay vào đó, bạn có thể hẹn hò với những phụ nữ mà bạn đã kết bạn trong suốt trò chơi thông qua các tin nhắn vào cuối mỗi ngày. Điều này hoàn toàn bình thường, dù đôi khi một người đàn ông 35 tuổi hẹn hò với một cô gái 19 tuổi có vẻ không mấy bình thường lắm. Có rất nhiều đặc điểm thú vị trong Yakuza cũng sẽ xuất hiện trong Judgement, tuy nhiên không phải thứ nào cũng đều được người chơi ủng hộ như các tụ điểm giải trí điện tử.
Kamurocho cũng có nhiều khía cạnh tẻ nhạt không kém được RGG thừa nhận ngay từ lúc đầu. Dù bản thân nơi này vẫn rất sống động, nhộn nhịp và có nhiều thứ phải làm, nhưng đây vẫn chỉ là một Kamurocho trong thời đại Dragon Engine trong YakuzaYakuza 6 và Yakuza Kiwami 2 đã phát hành 1 năm về trước mà không có gì quá mới mẻ. Dù sao thì tựa game vẫn mang lại một Kamurocho quen thuộc với chúng ta, trừ việc không có chế độ cho phép chúng ta lang thang để khám phá quanh khu vực này để tạo thêm chút hứng thú cho một công thức quen thuộc của RGG. Judgement vẫn bổ sung thêm một vài chi tiết ở ngoài vùng Kamurocho, tuy nhiên nó cũng chỉ là hình thức trang trí.
Ngược lại, nhiều nỗ lực củng cố công thức của RGG lại không mấy hiệu quả. Vì là một điều tra viên ngầm, Yagami sẽ có nhiều phân đoạn theo đuôi và truy đuổi đối tượng đến những địa điểm xa lạ mà anh ta phải tìm kiếm manh mối và đưa ra những suy luận. Dù triển vọng để thực hiện các hoạt động này là rất lớn, song sự phụ thuộc vào nó làm giảm sức hút của game. Theo dõi các mục tiêu là một quá trình buồn tẻ, chậm chạp và gian nan, làm cho hệ thống di chuyển của RGG vốn đã khó chịu nay lại gây thêm bực mình. Thêm vào đó, sự phụ thuộc vào các vật cản cố định đã giảm thiểu động lực và sự cố gắng của người chơi. Các cuộc rượt đuổi tuy nhanh nhưng lại khá phần đơn điệu khi Yagami chạy đi theo hướng định sãn, tránh mọi vật cản và hoàn thành các nhiệm vụ trên đường để theo kịp mục tiêu.
Tìm kiếm cách manh mối và đưa ra các suy luận được xem là cơ chế hấp dẫn hơn so với những điều đã kể trên. Đôi khi Yagami sẽ phải điều tra một khu vực để tìm kiếm manh mối hoặc giải thích cho một giả thuyết hay mâu thuẫn của mình. Bạn được cung cấp một bảng ghi đủ những gì cần tìm trong mỗi phân cảnh tìm kiếm giúp bạn không cảm thấy vô định. Thêm vào đó, game có cơ chế loại bỏ những thứ đã khám phá để giúp bạn không tìm kiếm những thứ đã bị trùng. Các minigame trong game đều ổn dù vẫn có một cơ chế xoay chìa không thể giải thích được của Yagami để sử dụng khi đột nhập vào một cánh cửa nhất đinh. Một điều thú vị hơn là tựa game cũng cho phép bạn vào vai đồng nghiệp của Yagami những hoạt động bí mật hơn.
Cuối cùng, thứ giúp người chơi muốn đi cùng Yagami cũng như Kyriu chính là các phân cảnh hành động ẩu đả. Yagami có hai phong cách kung-fu khác nhau là Hạc quyền để đối phó với kẻ thù số lượng đông, và Hổ Quyền để tập trung sức mạnh vào một mục tiêu. Khởi đầu mỗi trận tay đôi có vẻ còn nhùng nhằng, với các chiêu thức Hạc quyên dẫu nhanh nhưng sẽ hồi phục khá lâu, trong khi Hổ quyền tuy phức tạp nhưng linh hoạt hơn nhiều. Hệ thống “Heat” trong Yakuza cũng sẽ xuất hiện trong Judgement với tên gọi là EX, cho phép bạn ra đòn tấn công rất bạo lực trong một khung cảnh điện ảnh không khác gì trong Yakuza. Và đánh nhau cũng là cách duy nhất mà người chơi có thể tương tác với thế giới trong Judgement.
Tóm lại, Judgement mang đến cho người chơi đủ các cung bậc cảm xúc của một thế giới Yakuza khi nó gần như tiến đến khuôn mẫu mà RGG Studio mong muốn. Mặc dù các nhiệm vụ phụ và phong cách chiến đấu quen thuộc mang đến cảm giác vui vẻ, các nhân vật đều đáng yêu và có chiều sâu riêng, thì nhưng cơ chế bổ sung lại mang đến nhiều sự thất vọng mà nhiều người chơi không khỏi tiếc nuối. Nhưng dù sao đi nữa, Judgement vẫn là một tựa game đáng để thử với những fan yêu thích thế giới ngầm của Nhật Bản.
Theo gamek
Thế giới mở và xu hướng không lành mạnh của làng game năm 2018
Năm 2018 vừa rồi đã chứng kiến rất nhiều tựa game thế giới mở, đến mức nó bắt đầu trở thành một loại "thời trang" không tốt chút nào khi quá bị lạm dụng.
Nói tới những game bom tấn lấy đề tài thế giới mở trong năm 2018 thì thực sự quá nhiều, chỉ cần kể ra những cái tên nổi bật nhất thôi cũng đã là cả tá, thí dụ như: Yakuza 6: The Song of Life, Assassin's Creed Odyssey, Red Dead Redemption 2 hay Spider-Man... còn nếu tính xa hơn thì ngay cả God of War cũng có hơi hướng theo kiểu thế giới mở.
Theo xu hướng hiện tại thì những game lấy đề tài thế giới mở ngày càng nhiều, đến mức gần như thành một thể loại bắt buộc nếu bạn muốn tựa game của mình trở nên khổng lồ và thu hút game thủ. Nó làm cho mọi thứ to lớn hơn một cách nhanh chóng, dỡ bỏ đi rào cản trong tư duy của các nhà phát hành game, cũng như khiến người chơi có nhiều lựa chọn và sự tự do để trải nghiệm. Nhưng không phải lúc nào thế giới mở cũng tốt, đôi khi có nhiều tựa game không hề cần đến sự rộng lớn này chút nào.
Thế giới mở về cơ bản là sự tự do, tức là cho phép người chơi muốn làm cái gì thì làm, kể cả việc thay đổi tiến trình cốt truyện hay kết thúc theo ý riêng của mình. Về điểm này thì những game như Red Dead Redemption 2 hay Spider-Man đều chỉ mới đạt phân nửa mệnh đề, khi chúng đều có rất nhiều bí mật cho game thủ tìm hiểu, các sự kiện ngẫu nhiên diễn ra liên tục và đồ họa tuyệt đỉnh theo góc nhìn rộng từ trên xuống... nhưng đến cuối cả hai đều có cốt truyện tuyến tính 100%, không cho lựa chọn kết thúc và trên cơ bản vẫn chưa thể coi là thế giới mở hoàn toàn được.
Tất nhiên chúng ta không thể quá khắt khe trong vấn đề này, khi mà khái niệm thế giới mở càng ngày càng rộng hơn, nó đơn giản giống như một cách để quảng cáo cho tựa game của các nhà phát hành mà thôi. Chúng ta có thể lấy ví dụ là Middle-earth: Shadow of War vừa ra mắt cuối năm ngoái, khi nó được giới thiệu là tái hiện thế giới Chúa nhẫn rộng lớn nhưng đến cuối cùng thì chỉ là vài cái map được đổi skin qua lại, không có NPC để tương tác và chẳng có gì gọi là bí mật hết.
Một ví dụ khác cho việc lạm dụng thế giới mở là Assassin's Creed Odyssey, thực ra Ubisoft thử xoay chuyển seri của họ theo một hướng tiếp cận mới từ nhiều năm trước. Việc đưa dòng Assassin's Creed vào một thế giới khổng lồ đã nhận đủ các lời khen chê khác nhau, khi các game thủ gạo cội cho rằng nó làm mất đi chất sát thủ của game và biến nó thành một dạng hành động "không não" như kiểu những game chặt chém thông thường.
Nhìn vào đánh giá cũng như doanh số của Assassin's Creed Odyssey thì có thể thấy Ubisoft đã đi đúng hướng, khi mà tính tới giờ đây vẫn là tựa game vô cùng thành công trong năm 2018. Điều thấy rõ ràng nhất là với bối cảnh mới tại Hy Lạp, cộng thêm nhân vật chính là dòng dõi chiến binh chứ không phải sát thủ đã làm nhiều người bảo nên đổi tên là Warrior's Creed thì đúng hơn. Việc đưa đề tài lén lút thế giới mở là một sự kết hợp khá tệ vì nhiều nhẽ, trong đó lớn nhất là việc có quá nhiều kẻ thù. Nếu như bình thường bạn sẽ phải tính toán qua từng cảnh một để làm sao ám sát mục tiêu êm thấm nhất, thì nay với bản độ rộng mênh mông và việc luyện cấp được đề cao, cách tốt nhất là cứ... cầm vũ khí vào mà đồ sát hết cho nhanh.
Thực tế thì Assassin's Creed Odyssey cũng giống như vậy, ám sát trong cái game này khá vớ vẩn và hầu hết mọi người đều cầm hàng vào doanh trại lính mà quẩy như Devil May Cry chứ chả có chút lén lút gì cả, đám trùm bí mật cũng là minh chứng rõ ràng cho việc đây là game hành động (không được quyền ám sát bọn này luôn). Cuối cùng thế giới mở đã làm mất chất vô cùng nhiều cái seri này, không biết là trong tương lai Assassin's Creed sẽ còn phát triển "lệch đường" tới đâu nữa nếu cứ đi theo con đường hiện tại.
God of War cũng là một nạn nhân của việc lạm dụng thế giới mở không cần thiết, như Mọt Game đã nói ở các bài đánh giá khi game vừa ra, God of War mới này đi theo phong cách "thế giới mở một nửa" - tức là cho người chơi tự do di chuyển nhưng có giới hạn theo cốt truyện, trái ngược hoàn toàn kiểu đi cảnh một lèo của seri cũ. Cải tiến này khiến God of War đi theo đúng như mục tiêu mà Sony đề ra, đó là giúp game thủ trải nghiệm cốt truyện nhiều hơn với các đoạn hội thoại trên đường đi của cha con Kratos - nó thực sự là rất tốt.
Nhưng điểm bất lợi của kiểu chơi thế giới mở một nửa này nằm ở khâu nhất quán, nếu như các bản God of War cũ mọi người luôn trải nghiệm các trận đánh trùm hoành tráng, thì bản mới này lại không được như vậy. Trong God of War mới thiếu đi những trận tay đôi gay cấn liên tục, xuyên suốt cả game theo cốt truyện chính thì chỉ có mỗi một trận quẩy với hai anh em Magni và Modi là có lực một chút. Còn đâu thì số còn lại hầu hết là đi theo tiến trình hoặc chỉ dẫn của cốt truyện, phải đến tận cuối game thì chúng ta mới được đụng mặt đám xịn hơn là các nữ thần Valkyries.
Nguyên nhân cho điều này vì thế giới mở đã vô tình kéo dài thời gian chơi của God of War ra, qua đó khiến những trận đấu boss phải được tính toán làm sao cho người chơi còn có cái để khám phá vào cuối game (Valkyries). Theo cá nhân người viết thì nó không đã tay như các phần trước, hoặc vốn với một game thuần tuyến tính như God of War thì việc cho yếu tố thế giới mở vào cũng chả cần thiết cho lắm.
Không phủ nhận thế giới mở vẫn luôn là chất xúc tác quan trọng của làng game, nhưng việc lạm dụng nó mọi lúc mọi nơi và các nhà phát hành cứ cố tình nhét chúng vào sản phẩm của họ thì không tốt chút nào. Nếu bạn không để ý thì các tựa game nhập vai dạng tuyến tính đang ngày càng ít dần đi, nó rõ ràng chả phải dấu hiệu tốt đẹp gì đâu.
Theo Motgame
Hậu duệ Yakuza tung trailer hấp dẫn, ấn định ra mắt trong năm 2019 Project Judge - tựa game tiếp theo của Ryu Ga Gotoku Studio (nhà phát triển đứng sau series game đình đám Yakuza) sắp được ra mắt ở phương Tây với tên gọi mới là "Judgement" và sẽ được phát hành vào mùa hè năm sau. Project Judge - tựa game tiếp theo của Ryu Ga Gotoku Studio (nhà phát triển đứng sau series...