Reuters xác nhận iPhone 5 có cổng kết nối nhỏ
Hãng tin Reuters xác nhận rằng, iPhone thế hệ thứ 6 của Apple sẽ có cổng kết nối dữ liệu nhỏ hơn cổng của iPhone hiện nay.
Hình ảnh mẫu iPhone thế hệ 6 của Apple rò rỉ trên mạng
Cụ thể, cổng kết nối dữ liệu mới có số chân tiếp xúc là 19 thay vì 30 như ở các iPhone hiện tại, tạo chỗ trống để chuyển giắc cắm tai nghe xuống cạnh dưới của máy.
Điều này cũng có nghĩa là vô số các phụ kiện của các đời iPhone cũng như các sản phẩm iPod, iPad trước đây sẽ không dùng chung được với iPhone 5 trừ khi có thêm một bộ chuyển đổi.
Có thể nhiều người sẽ phàn nàn về điều này nhưng dễ nhận thấy là thay đổi này sẽ giúp cho Apple thiết kế chiếc iPhone mới được gọn nhẹ hơn. Sẽ có thêm không gian để iPhone 5 sở hữu một thỏi pin lớn hơn hoặc chí ít là nó sẽ đạt được vòng eo tốt hơn nhiều. Sự thay đổi này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới tâm lí của các tín đồ Táo khuyết với cảm giác bị bỏ rơi nhưng nó lại tạo ra lợi ích không nhỏ cho các nhà sản xuất phụ kiện. Chắc chắn Apple sẽ phải tính đến phương án có thêm một adaptor để người dùng có thể tận dụng lại những phụ kiện cũ. Người ta cũng thấy rằng, nhiều mẫu vỏ iPhone mới đã xuất hiện ở Trung Quốc với việc để trống vị trí cho giắc cắm tai nghe ở cạnh dưới của máy.
Video đang HOT
Hình ảnh mẫu iPhone thế hệ thứ 6 của Apple có cổng kết nối nhỏ hơn
Dù rằng tin đồn về việc Apple sẽ thu nhỏ kích thước cổng kết nối đã xuất hiện từ đầu năm nay nhưng việc Reuters xác nhận thì tính xác thực đã gần như chắc chắn. Apple vẫn chưa đưa ra bình luận gì về tin này.
Cũng theo tiết lộ mới nhất từ trang Digitimes của Đài Loan thì, hãng Pegatron đặt tại Thượng Hải đã bắt đầu sản xuất mẫu iPhone 5.
Theo vietbao
"Gỡ khó" cho ngân hàng áp dụng chuẩn bảo mật PCI DSS
Việc áp dụng chuẩn bảo mật PCI DSS sẽ hạn chế nguy cơ dữ liệu thẻ bị đánh cắp. Ảnh: Internet
Trước nguy cơ bị tấn công đánh cắp dữ liệu, mất an toàn thông tin, hiện nhiều ngân hàng, tổ chức thẻ trong nước đang đẩy mạnh áp dụng và tuân thủ tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS (Payment Card Indutry Data Security Standard) để hạn chế rủi ro, phát triển kinh doanh.
Tại Hội thảo "Lợi ích, thách thức khi tuân thủ và triển khai tiêu chuẩn PCI DSS" do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và công ty Misoft tổ chức ngày 27/6, ông Phan Thái Dũng - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) nhận định tiêu chuẩn PCI DSS được phát triển nhằm hỗ trợ các tổ chức thanh toán thẻ bảo vệ dữ liệu của khách hàng, hạn chế các lỗ hổng bảo mật, rủi ro bị đánh cắp thông tin.
Trong thực tế, tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS được hình thành cách đây khoảng 6 năm bởi các tổ chức cung cấp thẻ tín dụng quốc tế hàng đầu thế giới như Visa, MasterCard, American Express, JCB International, Discover.
Về tính quan trọng của PCI DSS, tại hội thảo, các chuyên gia lưu ý trong một số trường hợp, nếu các ngân hàng thành viên của các tổ chức cung ứng thẻ thanh toán quốc tế không đáp ứng được tiêu chuẩn PCI DSS, rất có thể họ sẽ không được thực hiện giao dịch thanh toán trên mạng, gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh.
"Với tính cấp thiết của tiêu chuẩn này trong bối cảnh hiện nay, PCI DSS đang thu hút sự quan tâm của các ngân hàng, tổ chức thẻ cũng như các website có hoạt động thanh toán trực tuyến", ông Phan Thái Dũng nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Ngô Việt Khôi - Giám đốc Quốc gia của Trend Micro Việt Nam, việc áp dụng, tuân thủ PCI DSS ra sao thì hiện nay nhiều tổ chức, ngân hàng trong nước vẫn còn lúng túng.
Gợi ý cho các tổ chức, ngân hàng hướng đến áp dụng PCI DSS, tại hội thảo, đại diện Misoft, Trend Micro cho rằng các doanh nghiệp muốn áp dụng tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS phải sẵn sàng đáp ứng 12 yêu cầu dành cho hệ thống liên quan đến chính sách an ninh thông tin, quy trình xử lý dữ liệu, cấu trúc mạng máy tính... nhằm đáp ứng những chuẩn mực về an ninh, đảm bảo an toàn cho dữ liệu thẻ trong suốt quá trình xử lý và lưu trữ tại các ngân hàng hoặc các đơn vị có chức năng thanh toán trực tuyến.
Trao đổi thêm, đại diện các hãng công nghệ như Cyber Ark, Websense, Imperva cho rằng các ngân hàng tại Việt Nam cần xác định chiến lược triển khai, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng giai đoạn thiết lập hệ thống bảo mật cần tiến hành đánh giá môi trường làm việc, xác định việc tuân thủ các quy định về bảo mật...
"Cùng đó, để triển khai thành công tiêu chuẩn PCI DSS thì rất cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cấp lãnh đạo các tổ chức", đại diện Websense nói.
Theo vietbao
Hệ thống Steam sẽ hỗ trợ hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu Công việc mà Valve bắt đầu thực hiện từ năm 2011 này đến nay đã có những kết quả nhất định. Mới đây, hãng đã tiết lộ kế hoạch chuẩn bị tung ra bản client của hệ thống Steam dành cho các máy tính chạy hệ điều hành Ubuntu song song với các phiên bản cho PC và máy Mac thông thường. Steam...