Reuters: Việt Nam có nhiều khả năng trở thành cơ sở sản xuất chính cho các sản phẩm của Apple trong tương lai
70% các công ty Trung Quốc rời đi cho biết Việt Nam là điểm đến ưa thích của họ, 30% còn lại chọn Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Mexico, Serbia và Thái Lan.
“Để giảm bớt tác động của thuế quan bổ sung của Hoa Kỳ, Foxconn có thể xem xét chuyển một phần dây chuyền sản xuất của mình cho Apple sang Việt Nam và Ấn Độ”, chuyên gia phân tích kinh tế Đài Loan Arthur Liao tại Fubon Research tại Đài Bắc nói. “Chúng tôi cho rằng Việt Nam có nhiều khả năng sẽ trở thành cơ sở sản xuất chính cho các sản phẩm của Apple trong tương lai, vì nhiều bộ phận có thể được vận chuyển trực tiếp bằng tàu hỏa từ Trung Quốc, tiết kiệm chi phí thông quan và vận chuyển hàng không”.
Foxconn (Đài Loan), công ty sản xuất điện thoại thông minh cho Apple và các thương hiệu khác, đã báo cáo lợi nhuận quý II/2019 giảm 2,5% vào ngày 13/8/2019. Tuy thế, mức giảm này vẫn khả quan hơn một chút so với dự đoán của các nhà phân tích.
Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử hợp đồng lớn nhất thế giới – được biết đến với tên chính thức là Hon Hai Precision Industry Co Ltd, đã báo cáo lợi nhuận ròng là 17,05 tỷ TWD (542 triệu USD) trong quý 4 tháng 6, so với dự báo trung bình là 16,01 tỷ TWD mà 14 nhà phân tích của Refinitiv ước tính.
Công ty đã không giải thích chi tiết về nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận từ 17,49 tỷ TWD một năm trước đó.
Video đang HOT
Foxconn có trụ sở tại Đài Bắc, nơi sản xuất số lượng lớn iPhone của Apple tại Trung Quốc để bán sang thị trường Hoa Kỳ. Công ty này hiện phải đối mặt với nhiều quý khó khăn hơn trước khi Washington có kế hoạch áp thuế bổ sung đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, bao gồm cả điện thoại thông minh từ ngày 1/9.
Foxconn đã trải qua một giai đoạn chật vật khi nhu cầu thị trường đối với các thiết bị điện tử sụt giảm. Điều này đã buộc hãng phải xem xét bán nhà máy sản xuất bảng hiển thị trị giá 8,8 tỷ USD tại Trung Quốc, Reuters đưa tin tuần trước.
Không chỉ có Foxconn, nhiều nhà sản xuất khác, thậm chí là các nhà sản xuất Trung Quốc cũng chọn Việt Nam làm điểm đến mới.
Kể từ tháng 6 năm ngoái, 33 công ty niêm yết đã thông báo cho hai sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc về kế hoạch thiết lập hoặc mở rộng sản xuất ra nước ngoài, theo dữ liệu được tổng hợp bởi Nikkei Asian Review. Cũng như các nhà sản xuất nước ngoài, nhiều đợt áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump, kết hợp với tăng lương và các chi phí khác, đang khiến các công ty Trung Quốc rời khỏi đất nước.
Gần 70% trong số 33 công ty nói Việt Nam là điểm đến ưa thích của họ, 30% còn lại chọn Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Mexico, Serbia và Thái Lan.
Trong số các công ty đó có Kim Hoa Chunguang, một nhà sản xuất sản phẩm cao su, đã công bố vào ngày 19/7 khoản đầu tư 4,35 triệu USD để thành lập một cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Công ty có trụ sở tại tỉnh Chiết Giang gần Thượng Hải, cho biết khoản đầu tư này là một phản ứng đối với “những thay đổi trong môi trường quốc tế”, cũng như một phần của kế hoạch mở rộng toàn cầu.
Theo GenK
Lần đầu tiên, Việt Nam có ngân hàng dữ liệu hơn 10.000 loại thuốc
Drugbank.vn có kho dữ liệu chứa thông tin của hơn 10.000 đầu thuốc đang lưu hành, gần 41.000 cơ sở sản xuất.
Phân phối thuốc và dược sĩ đã được cấp chứng hành nghề; đồng thời cung cấp cho người dùng một nền tảng tra cứu toàn diện, thuận tiện mọi lúc, mọi nơi thông qua website hoặc ngay trên ứng dụng di động.
Chiều 12-8, tại Hà Nội, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ra mắt Ngân hàng dữ liệu ngành Dược - Drugbank.vn. Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, đây là lần đầu tiên, ngành dược có một cơ sở dữ liệu chính thống, không chỉ là bước đi góp phần thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử mà quan trọng hơn là giúp cho việc quản lý, sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn hơn.
Ngân hàng dữ liệu ngành dược ra đời giúp cơ quan quản lý dược dễ dàng theo dõi được lịch sử thay đổi của thuốc và hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian, nhanh chóng tương tác hai chiều để cập nhật thông tin, giúp kiểm soát chất lượng thuốc, tình trạng phân phối và lưu hành thuốc, hỗ trợ quản lý giá thuốc một cách nhanh nhất và hiệu quả.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường phát biểu tại lễ ra mắt Ngân hàng dữ liệu ngành dược
Đối với y bác sĩ, ngân hàng giúp truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ nhất về tất cả các thuốc đang lưu hành tại Việt Nam từ kênh chính thống của cơ quan quản lý nhà nước.
Người dân cũng có thể dễ dàng truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ nhất về tất cả các thuốc đang lưu hành, hỗ trợ kiến thức sử dụng thuốc an toàn - hiệu quả - kinh tế, tra cứu thông tin chính xác về nguồn gốc của thuốc, tra cứu giá thuốc, tra cứu hệ thống nhà thuốc đạt chuẩn GPP.
Lãnh đạo Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược bấm nút khai trương Drugbank.vn
Theo ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Drugbank.vn có kho dữ liệu chứa thông tin của hơn 10.000 đầu thuốc đang lưu hành, gần 41.000 cơ sở sản xuất, phân phối thuốc và dược sĩ đã được cấp chứng hành nghề, đồng thời cung cấp cho người dùng một nền tảng tra cứu toàn diện, thuận tiện mọi lúc, mọi nơi thông qua website hoặc ngay trên ứng dụng di động.
"Cùng với Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Bộ Y tế Canada, Tổ chức kiểm soát tiêu chuẩn thuốc Trung ương (CDSCO) của Ấn Độ, Cục Quản lý Dược Việt Nam trở thành một trong số ít những cơ quan quản lý cấp quốc gia xây dựng hệ thống dữ liệu về thuốc và cung cấp công cụ tra cứu cho cộng đồng", ông Vũ Tuấn Cường nêu rõ.
Theo Sài Gòn Giải Phóng
Trung Quốc cảnh báo hậu quả Ấn Độ phải gánh nếu theo Mỹ cấm Huawei Nguồn tin của Reuters tiết lộ Trung Quốc đã cảnh báo Ấn Độ về các hậu quả nếu cấm Huawei kinh doanh tại nước này. Ấn Độ chuẩn bị thử nghiệm 5G trong vài tháng tới nhưng theo Bộ trưởng Viễn thông Ravi Shankar Prasad, họ vẫn chưa quyết định có mời Huawei tham gia hay không. Huawei là nhà sản xuất thiết...