Reuters thắng thể loại ảnh tin tức của Giải báo chí Pulitzer
Các phóng viên ảnh Reuters đã giành thắng lợi ở thể loại Ảnh tin tức của Giải báo chí danh tiếng Pulitzer 2020.
Đây là lần thứ 8, hãng tin hàng đầu của Anh đoạt giải thưởng Pulitzer kể từ năm 2008 và đã là lần thứ 5 trong vòng 3 năm qua. Bức ảnh đoạt giải năm 2020 của Reuters mô tả cuộc biểu tình của người dân Hong Kong (Trung Quốc) hồi năm 2019.
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer của Reuters.
Trong khi đó, ở thể loại báo chí Phục vụ cộng đồng, tờ Anchorage Daily News của Alaska và ProPublica – tổ chức phi chính phủ chuyên đào tạo các nhà báo điều tra – đã giành chiến thắng với loạt bài về thực trạng 1/3 các ngôi làng ở Alaska không có c ảnh sát bảo vệ. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều người dân bản địa đã bị xâm hại tình dục trong khi các cơ quan thực thi pháp luật tại đây “gần như không tồn tại”.
Tờ Courier-Journal ở Louisville, Kentucky giành giải thưởng ở thể loại Tin nóng về việc Thống đốc Matt Bevin công bố lệnh ân xá cho hàng trăm người trước khi từ chức.
Trong khi đó, tờ New York Times giành thắng lợi ở hạng mục Điều tra với thông tin phơi bày cuộc đời của nhiều tài xế taxi ở New York bị hủy hoại khi trở thành nạn nhân của nạn cho vay nặng lãi.
Video đang HOT
Tờ New York Times còn đạt thêm 2 giải thưởng nữa trong đó có giải thưởng trong hạng mục Bình luận cho bài viết của Nikole Hannah-Jones về Dự án 1619 trong đó “nêu bật nỗ lực chấm dứt tình trạng nô lệ người châu Phi trong đời sống nước Mỹ”.
Ở hạng mục Tin tức trong nước, tờ Seattle Times đoạt giải với loạt bài phơi bày lỗi thiết kế của chiếc máy bay Boeing 737 Max dẫn đến 2 vụ rơi máy bay khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Tờ Washington Post giành giải Báo chí diễn giải cho loạt bài tư liệu về hàng loạt các địa điểm trên thế giới có nhiệt độ tăng thêm 2 độ C do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – mức tăng được coi là có thể gây thảm họa nếu xảy ra trên toàn cầu.
Ban Giám khảo Pulitzer cũng dành sự tôn vinh đặc biệt cho Ida B. Wells, nữ nhà báo điều tra và nhà hoạt động xã hội châu Phi. Bà từng sinh ra trong một gia đình nô lệ tại Mississippi vào năm 1862 trước khi đi xuống phía Nam để viết những bài báo lên án việc đàn áp người da màu tại Mỹ.
2020 là lần đầu tiên, Ban Giám khảo Pulitzer trao giải “Thông tin phát thanh” cho chương trình phát thanh This American Life và các phóng viên của Los Angeles Times và Vice News cho phóng sự truyền thanh lý giải chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với người tỵ nạn Mexico khiến hàng nghìn người trong số này đang bị kẹt lại tại khu vực phía Nam biên giới Mỹ-Mexico.
Thông thường, giải Pulitzer sẽ được công bố tại Đại học Columbia ở New York. Tuy nhiên, năm nay, do đại dịch Covid-19, việc công bố các giải thưởng được tiến hành trực tuyến.
Bà Dana Canedy, người đại diện công bố giải Pulitzer nhấn mạnh: “Thật trùng lặp, giải thưởng Pulitzer đầu tiên được công bố vào tháng 6/1917- chưa đầy một năm trước đại dịch Cúm Tây Ban Nha. Trong mùa dịch chưa từng có tiền lệ về những điều đầy bất trắc, có một điều chúng tôi có thể chắc chắn đó là báo chí sẽ không bao giờ ngừng lại”.
Chiếm hạm Nga mang theo S-300 áp sát căn cứ Anh, tiêm kích F-35 "đứng hình"
Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Nguyên soái Ustinov của Nga đã xuất hiện gần khu vực căn cứ không quân của Anh trên đảo Síp và khiến các tiêm kích F-35 của Anh không dám cất cánh.
Theo trang tin Avia.pro, một trong những căn cứ không quân lớn nhất của nước Anh nằm trên Địa Trung Hải đã rơi vào tầm ngắm của tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Nguyên soái Ustinov thuộc Hạm đội phương Bắc của hải quân Nga.
Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Nguyên soái Ustinov của hải quân Nga áp sát căn cứ không quân Hoàng gia Anh trên đảo Síp.
Tàu Ustinov của Nga được trang bị 16 tên lửa chống hạm Vulkan cùng 64 tên lửa phục vụ hoạt động của hệ thống phòng không S-300. Trong đó, tàu tuần dương Ustinov được xác định hoạt động chỉ cách căn cứ không quân Hoàng gia Anh ở phía nam đảo Síp khoảng 6 km.
Đáng nói, căn cứ trên đảo Síp là nơi hoạt động của các tiêm kích F-35 nằm trong biên chế không quân Anh. Sự xuất hiện của hệ thống phòng không S-300 trên tàu Ustinov khiến Anh buộc phải cho dừng hoạt động của dàn tiêm kích F-35 trên đảo Síp. Bởi lâu nay, Anh xem S-300 Nga là mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm. Sau đó, tàu chiến Nga đã di chuyển tới cảng Limassol.
Theo giới chuyên gia, các hệ thống trinh sát điện tử và chiến tranh điện tử hoạt động trên tàu tuần dương Ustinov của Nga cũng chính là mối đe dọa lớn đối với dàn tiêm kích F-35 của Anh.
Hiện mục đích thực sự khi tàu Ustinov tiến lại gần căn cứ không quân Anh trên đảo Síp là gì vẫn chưa được công bố. Song giới chuyên gia nhận định, đây có thể là lời cảnh báo của Moscow về việc Địa Trung Hải không phải chỉ là nơi hoạt động của các thành viên thuộc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Không ít chuyên gia lại cho rằng, việc tàu Ustinov của Nga lại gần căn cứ không quân Anh là do đang tham gia vào một cuộc tập trận ở ngoài khơi Syria hoặc có thể là đảm bảo an toàn cho chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Israel trong những ngày tới. Nhưng cho tới nay, chưa có thông báo chính thức nào từ phía Hạm đội phương Bắc của Nga về hoạt động của tàu tuần dương Ustinov.
Bên cạnh đó, một nguồn tin cho rằng các hệ thống phòng không S-300 của Nga trên tàu Ustinov đang muốn thăm dò khả năng hoạt động của chiến đấu cơ F-35 thuộc không quân Hoàng gia Anh.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Chuyên gia: Sẽ quá muộn nếu châu Âu vẫn trì hoãn giải quyết vấn đề Iran Nếu không có thay đổi, những người ủng hộ chính sách cứng rắn có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới ở Iran, và sau đó tình hình sẽ trở nên phức tạp. Iran ngày càng tức giận vì châu Âu không thể đi đến những nhượng bộ, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang có những hành vi gay...