Reuters: Kiev đang mất quyền kiểm soát các tiểu đoàn tình nguyện
Phần lớn trong số 40 tiểu đoàn tình nguyện ở Ukraine được hình thành trên cơ sở những người tham gia cuộc biểu tình lật đổ chính phủ năm ngoái.
Kiev đang mất quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang tình nguyện giúp đỡ chính phủ Ukraine chống lại lực lượng ly khai ở miền đông đất nước, Reuters ngày 29/7 đưa tin cho biết.
Những tiểu đoàn tình nguyện này vốn được xem như những người hùng ở Ukraine khi họ giúp đỡ quân đội chủ lực yếu kém chiến đấu chống lại lực lượng ly khai ở miền đông.
Đội quân tình nguyện chiến đấu chống lại lực lượng ly khai ở Ukraine. Ảnh Rian.
Do đó, những nhóm này đã nhận được sự hỗ trợ của một số bộ phận dân cư Ukraine. Tuy nhiên, theo quan điểm của chính phủ Kiev, một số tiểu đoàn tình nguyện đang trở thành một mối đe dọa đối với sự ổn định của hệ thống chính trị tại quốc gia này.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, Dmytro Korchynsky – một chỉ huy tiểu đoàn tình nguyện Ukraine thừa nhận rằng, ông muốn tiểu đoàn của mình tiếp tục hoạt động độc lập với cơ cấu chính phủ, theo phương pháp riêng của mình nếu Bộ Nội vụ ra lệnh chấm dứt hoạt động.
Những sự kiện gần đây ở Ukraine như tổ chức Right Sector từ chối nghe lệnh của chính phủ sau cuộc đọ súng giữa thành viên của nhóm với cảnh sát, tiểu đoàn tình nguyện Tornando đóng gần Kiev kiên quyết không giải giáp theo lệnh được Bộ Nội vụ ban hành hơn 2 tháng trước đã làm dấy lên các quan ngại rằng các nhóm này có thể tuột ra ngoài sự kiểm soát của chính phủ.
Tổng thống Petro Poroshenko đã nhận thức được vụ việc và đã ra lệnh yêu cầu giải giáp tất cả các nhóm vũ trang hình thành bất hợp pháp vì nó có thể đe dọa làm cho Ukraine càng không ổn định.
Ông Poroshenko cảnh báo có thể ban hành luật cho phép có quyền tiến hành hoạt động khẩn cấp để đối phó với các nhóm vũ trang tự do mà ông phân loại vào nhóm khủng bố.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov nói với Reuters rằng, Ukraine đang “khởi động lại” tất cả các cấu trúc quyền lực của mình để bắt đầu làm sạch cơ cấu và đồng thời cố gắng nhổ tận gốc các yếu tố hình sự trong các tiểu đoàn tình nguyện.
Tuy nhiên theo Reuters, mục tiêu này của ông Poroshenko rất khó có thể đạt được. Các cuộc phỏng vấn giữa phóng viên Reuters với các thành viên các tiểu đoàn tình nguyện và các quan chức Ukraine cho thấy ông Poroshenko sẽ không dễ áp đặt được ý muốn của mình.
Nguyên do là một số tiểu đoàn tình nguyện bề ngoài là hoạt động dưới sự kiểm soát của chính phủ, nhưng thực tế lại giống như của riêng một số chính trị gia. Serhiy Melnychuk, người đã thành lập Tiểu đoàn Aidar ở miền đông Ukraine hiện là một thành viên của Quốc hội.
Phần lớn trong số 40 tiểu đoàn tình nguyện ở Ukraine được hình thành trên cơ sở những người tham gia cuộc biểu tình lật đổ chính phủ năm ngoái.
Nhiều lữ đoàn và tiểu đoàn tình nguyện đã được hình thành khá tùy tiện do chính phủ Kiev mới quá cấp thiết huy động lực lượng chống lại lực lượng thân Nga ở miền đông, Reuters cho biết. Bất cứ ai sẵn sàng chiến đấu cũng được chấp thuận tham gia.
Tuy nhiên, các tiểu đoàn tình nguyện trên danh nghĩa làm việc cho chính phủ, nhưng thực tế lại hoạt động khá độc lập với chính phủ. Họ chủ yếu tồn tại nhờ tài trợ của các nhà tài phiệt giàu có tại Ukraine, chứ không phải từ sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng. Vũ khí và quân trang của họ do các nhà tài phiệt cung cấp. Họ chiến đấu mà không cần được Bộ Quốc phòng huấn luyện quân sự.
Các tiểu đoàn tình nguyện này từng bị tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc vi phạm các tội ác chiến tranh, bắt cóc, tống tiền, đánh đập dân thường trong thời gian hoạt động tại Donbass và đang đối mặt với các cuộc điều tra hình sự của chính quyền Kiev.
Tuy nhiên, các chỉ huy của những tiểu đoàn này khẳng định với Reuters rằng họ vẫn trung thành với chính phủ và việc xóa bỏ các lực lượng tình nguyện sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho lực lượng ly khai thân Nga vì chỉ có họ mới chống lại được phe này.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
"Hun Sen muốn giảm căng thẳng với Việt Nam, được Trung Quốc khuyến khích"
Campuchia đã bị (CNRP?) lôi kéo vào căng thẳng biên giới với Việt Nam, và đã được khuyến khích bởi sự hỗ trợ của Trung Quốc.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: Facebook Samdech Hun Sen.
The Cambodia Daily ngày 29/7 đưa tin, trả lời phỏng vấn báo này hôm Chủ Nhật 26/7, lãnh đạo phe đối lập Campuchia Sam Rainsy cho rằng những thay đổi trong lời nói của chính phủ Campuchia dường như là lời cảnh báo cho các nghị sĩ đối lập CNRP ngừng các chuyến đi đến (chống phá) biên giới với Việt Nam.
"Tôi nghĩ rằng sự thay đổi trong ngôn ngữ có thể phản ánh một số căng thẳng đã đi xa hơn những gì chúng ta thấy, và có thể phản ánh một tình huống khó khăn với những căng thẳng có quá nhiều lực lượng khác tham gia", ông Sam Rainsy nói.
Lãnh đạo phe đối lập CNCP Sam Rainsy cho rằng: "Chính phủ Campuchia đã bị (CNRP?) lôi kéo vào căng thẳng biên giới với Việt Nam, và đã được khuyến khích bởi sự hỗ trợ của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng bây giờ chính phủ Hun Sen muốn giảm những căng thẳng với Việt Nam"?!
"Những căng thẳng này đã vượt qua cả CNRP, điều này là lý do tại sao Hun Sen không muốn chúng tôi tới biên giới một lần nữa", Sam Rainsy tuyên bố.
Yếu tố Trung Quốc trên biên giới Tây Nam
Nhận định của ông Sam Rainsy cho thấy rõ ràng có bàn tay tác động của Trung Quốc vào vấn đề biên giới giữa Campuchia và Việt Nam. Mặc dù đường biên giới này đã được xác định bằng Hiệp ước chính thức và hợp pháp, được quốc tế thừa nhận, đồng thời đang trong quá trình hoàn thiện công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa. Chính bản thân Sam Rainsy cũng muốn được Trung Quốc chống lưng - PV.
Một viên Trung tá quân đội Trung Quốc gắn quân hàm cho học viên sĩ quan quân sự Campuchia trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: Reuters.
Tờ International Business Times ngày 22/7 nhận định, hợp tác quân sự giữa Campuchia và Trung Quốc trong tháng này cho thấy các nhà lãnh đạo ở Phnom Penh hiện nay nhiều khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ từ Bắc Kinh hơn là Hoa Kỳ.
Mặc dù mối quan hệ mật thiết giữa Phnom Penh và Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ngoài biên giới với Việt Nam là một mối quan tâm đặc biệt của người Việt, nhưng đồng thời quan hệ Campuchia - Trung Quốc còn là một mối đe dọa đối với ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực, International Business Times nhận định.
"Đây là một khu vực cạnh tranh phức tạp. Trung Quốc muốn dùng Campuchia trong Đông Dương và các nước tiểu vùng sông Mê Kông để tăng cường ảnh hưởng của họ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Chheang Vannarith, một giáo sư đại học Leeds ở Anh nói với đài VOA.
Chính phủ Campuchia vạch trần chiêu bài của CNRP dùng bản đồ chống phá biên giới với Việt Nam
Trước đó ngày 20/7 The Cambodia Daily cho biết, Chính phủ Campuchia đã lên án gay gắt Chủ tịch đảng đối lập CNRP Sam Rainsy đã không tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia với việc chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia bằng một bản đồ mua từ Viện Địa lý quốc gia Pháp với giá 168 USD.
Bản đồ này do thượng nghị sĩ Hong Sok Hour mua từ tháng trước và giao lại cho Sam Rainsy.
Chính phủ Campuchia tuyên bố: "Ông Sam Rainsy cho rằng bản đồ ông ta mua ngoài chợ ở Pháp có giá trị nhiều hơn so với bản đồ chính thức mà chính phủ Campuchia chọn để đàm phán, phân giới cắm mốc với Việt Nam. Phải chăng giá trị chủ quyền của Campuchia và giá trị đảng CNRP trong mắt ngài Sam Rainsy chỉ đáng giá 168 USD?",
Phe đối lập đã sử dụng "bản đồ mua ngoài chợ" để xem xét liệu chính phủ Campuchia đàm phán, phân giới cắm mốc với Việt Nam có chính xác hay không!
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Trung Quốc kéo cả lực lượng vũ khí hạt nhân ra Biển Đông tập trận Trung Quốc đã huy động trên 100 tàu chiến, hàng chục máy bay, thậm chí có sự tham dự của cả lực lượng vũ khí hạt nhân, tác chiến điện tử tham gia. Hình minh họa: South China Morning Post. Reuters ngày 28/7 đưa tin, Trung Quốc tuyên bố họ đã bắt đầu tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật không...