Reuters: EU ký với Việt Nam thỏa thuận mang tính bước ngoặt
Thỏa thuận đồng ý cắt 99% thuế quan lần đầu tiên được EU ký với một quốc gia đang phát triển ở châu Á, nhanh chóng theo sau bằng thỏa thuận với khối Nam Mỹ.
Liên minh châu Âu (EU) đã ký một thỏa thuận thương mại tự do mang tính bước ngoặt với Việt Nam, theo Reuters. Đây là lần đầu tiên thỏa thuận loại hình này được ký với một quốc gia đang phát triển ở châu Á, mở đường cho việc cắt giảm thuế đối với hầu hết tất cả hàng hóa.
EU đã mô tả đây là “thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất từng được ký kết với một quốc gia đang phát triển”.
(Ảnh: Kham/Reuters)
Thỏa thuận được ký kết tại Hà Nội, ba năm rưỡi sau khi các cuộc đàm phán thương mại kết thúc vào tháng 12/2015.
Hiệp định thương mại tự do cuối cùng sẽ loại bỏ 99% thuế quan, với một số mặt hàng được cắt giảm trong thời gian 10 năm và các hàng hóa khác, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, bị giới hạn bởi hạn ngạch.
Nó cũng dự kiến sẽ mở ra thị trường mua sắm và dịch vụ công cộng, chẳng hạn như cho các lĩnh vực bưu chính, ngân hàng và hàng hải.
Thỏa thuận này vẫn cần sự chấp thuận của nghị viện châu Âu.
Video đang HOT
Theo Reuters, Việt Nam có một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, được hỗ trợ bởi xuất khẩu mạnh mẽ và đầu tư nước ngoài.
“Họ đã ký kết khoảng một chục hiệp định thương mại tự do, bao gồm một thỏa thuận 11 quốc gia để cắt giảm thuế quan trên phần lớn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, được gọi là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương”.
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ, với các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm hàng may mặc và giày dép.
Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 42,5 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ sang EU, với số hàng hóa trị giá 13,8 tỷ USD theo cách khác, dữ liệu chính thức cho thấy.
Hôm 28/6, khối thương mại EU và Nam Mỹ Mercosur đã đồng ý một hiệp ước thương mại tự do sau hai thập kỷ đàm phán. Tại châu Á, EU hiện có các thỏa thuận với Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore, đã bắt đầu đàm phán với Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Thỏa thuận Singapore sẽ có hiệu lực trong năm nay.
Ngoài Reuters, một loạt các tờ báo quốc tế khác cũng đưa tin về sự kiện Việt Nam-EU ký Hiệp định mang tính bước ngoặt này.
Tờ tin tức Châu Âu (Euronews) và Tờ Bưu điện Tài chính (Financial Post) của Canada nhấn mạnh, Liên minh châu Âu coi Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam là thỏa thuận thương mại tự do “tham vọng nhất” từng được ký kết với một quốc gia đang phát triển.
Tờ tin tức châu Âu cho biết thêm, thỏa thuận vẫn cần sự thông qua của Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu để có hiệu lực.
Nhật báo Tài chính (Het Financieele Dagblad) của Hà Lan cũng nhanh chóng thông tin về sự kiện đáng chú ý này. Trong khi đó, báo Thương mại (Handelsblatt) của Đức đưa tin, với thỏa thuận đạt được, Việt Nam và EU sẽ dỡ bỏ hầu hết hàng rào thuế quan, trong đó sẽ có khoảng 2/3 số hàng hóa lập tức không còn thuế quan khi thỏa thuận có hiệu lực.
Theo bài báo, kể từ khi mở cửa kinh tế, quốc gia Đông Nam Á với 95 triệu dân trong nhiều năm luôn đạt tỷ lệ tăng trưởng cao. Sau Singapore, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong khu vực.
Kênh tin tức châu Á của Singapore (CNA) đánh giá, thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và EU là một thỏa thuận “có chất lượng cao”, vì nó cũng bao gồm các điều khoản quy định về các quyền lao động và bảo vệ sở hữu trí tuệ và môi trường.
(Nguồn: Reuters, CNA, Euronews, FP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Mỹ yêu cầu Campuchia điều tra hành động trốn thuế tại các đặc khu kinh tế
Dẫn nguồn tin của hãng tin Reuters, Mỹ đã kêu gọi Campuchia điều tra một đặc khu kinh tế đặc biệt thuộc sở hữu của Trung Quốc sau khi phát hiện ra những nỗ lực trốn thuế đối với các sản phẩm được xuất khẩu sang Mỹ của các công ty hoạt động tại đây.
Đặc khu kinh tế Sihanoukville (SSEZ), phía tây thủ đô Phnom Penh của Campuchia, đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng họ cho phép các công ty trung chuyển hàng hóa qua khu vực này, đồng thời cho biết không tìm thấy bất cứ hoạt động vi phạm nào trong các cuộc điều tra nội bộ trước đấy.
Đặc khu kinh tế Sihanoukville, Campuchia
Phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh Emily Zeeberg trong một tuyến bố gửi qua email tới hãng tin Reuters cho biết: "Mỹ sẽ ráo riết theo đuổi các cáo buộc trốn thuế và sử dụng tất cả các công cụ pháp lý sẵn có để ngăn chặn những hành vi vi phạm luật hải quan và thương mại của Mỹ".
"Những công cụ pháp lý có thể bao gồm các hình phạt dân sự và hình sự hoặc các hành động thực thi khác" và "Chúng tôi kêu gọi các cơ quan chính quyền Campuchia xem xét kỹ các vấn đề về quản trị và tuân thủ pháp luật tại khu vực SEZ của Sihanoukville", bà Zeeberg nói thêm.
Hiện đại diện phía SSEZ chưa có động thái trả trả lời yêu cầu bình luận của hãng tin Reuters.
Người phát ngôn Bộ thương mại Campuchia, ông Seng Thai đã từ chối bình luận, nhưng đã đề cập đến một tuyên bố của chính phủ ngày 23 tháng 6 bác bỏ các cáo buộc trên của phía Mỹ, đồng thời cho rằng những cáo buộc đó là "vô căn cứ", và nói thêm rằng quy trình vận hành ở những khu vực này là rõ ràng.
Kể từ năm 2017, đã có hai trường hợp các công ty hoạt động tại SSEZ bị phát hiện nhập khẩu hàng hóa trung chuyển, chẳng hạn các mặt hàng như chất hóa học glycine và phụ kiện ống thép, và áp mức thuế chống bán phá giá.
"Trong cả hai trường hợp, các quan chức Mỹ đã kiểm tra tại chỗ ở và xác định rằng, mặc dù được đại diện là người Campuchia, nhưng hàng hóa đều có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc khi nhập khẩu vào Mỹ", đại diện Đại sứ quán Mỹ thông tin thêm.
Mới đây, Hải quan Việt Nam cho biết cũng đã tìm thấy nhiều trường hợp các nhà xuất khẩu dán nhãn "Made in Vietnam" trái phép lên hàng hóa Trung Quốc để tránh mức thuế quan áp đặt trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Theo ANTD
Iran phủ nhận việc Tổng thống Trump 'phím trước' kế hoạch tấn công Tehran Giới chức Iran phủ nhận thông tin nói rằng Tổng thống Trump nhờ Oman báo với Iran về khả năng Washington tấn công Tehran để đáp trả vụ máy bay bị bắn hạ. "Mỹ không hề gửi bất cứ tin nhắn nào. Thông tin này không chính xác", ông Key Keyvan Khosravi, phát ngôn viên của Hội đồng an ninh Quốc gia Iran...