Reface – ứng dụng hoán đổi khuôn mặt ‘gây bão’ toàn cầu
Reface hoạt động tương tự Deepfake, dùng AI để đổi khuôn mặt người dùng với những nhân vật nổi tiếng.
Video chuyển đổi khuôn mặt đang tràn ngập các mạng xã hội. Khác ứng dụng FaceApp một thời “gây bão”, Reface chuyển đổi khuôn mặt trong video, tương tự Deepfake.
Theo The Independent, ngay khi ứng dụng này ra mắt, nó đã đứng thứ ba trên Google Play Store và thứ 28 trên App Store. Ứng dụng do công ty Neocortex, có trụ sở ở Califonia phát triển. Theo hồ sơ trên Dnb, công ty có 35 nhân viên, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, doanh thu khoảng 2,49 triệu USD mỗi năm.
Reface miễn phí và hoạt động đơn giản hơn FaceApp. Người dùng selfie một tấm hình và chọn video muốn chuyển đổi khuôn mặt. Chỉ vài giây sau, ứng dụng sẽ trả về video mới với khả năng ghép mặt chính xác đến kinh ngạc. Người dùng có thể lưu về máy dưới dạng ảnh gif hoặc video. Kho video gốc của ứng dụng cũng vô cùng phong phú và được phân loại theo từng nhóm chủ đề, như Siêu anh hùng Marvel, DC, Netflix, Game of Thrones, Silicon Valley…
Để tránh những rắc rối liên quan đến quyền riêng tư và dữ liệu người dùng như FaceApp, ứng dụng của Mỹ chỉ dùng một tấm ảnh selfie để hoán đổi khuôn mặt. Trong chính sách bảo mật, Reface nói họ “có thể thu thập ảnh của người dùng khi sử dụng ứng dụng”. Ngoài ra, họ cũng thu thập “dữ liệu đặc điểm khuôn mặt riêng biệt” để cung cấp dịch vụ cốt lõi của ứng dụng. Reface cam kết “không sử dụng ảnh và các đặc điểm khuôn mặt của người dùng trong bất kỳ trường hợp nào trừ hoán đổi khuôn mặt trong ứng dụng”.
Ảnh được lưu lại trong 24 giờ kể từ khi chỉnh sửa, sau đó sẽ tự động xoá. Dữ liệu về đặc điểm khuôn mặt được “lưu trên máy chủ Reface khoảng 30 ngày kể từ lần chỉnh sửa cuối cùng”. Đáng lưu ý, ứng dụng này nói họ thu thập các dữ liệu về đặc điểm khuôn mặt, chứ không phải dữ liệu trắc sinh học. Ngoài ra, trong khi các ứng dụng khác yêu cầu mô hình ba chiều của khuôn mặt, Reface chỉ dùng ảnh selfie.
Giao diện Reface khá trực quan, các video được chia thành chủ đề riêng biệt.
Video đang HOT
Reface kiếm tiền từ quảng cáo. Người dùng được sử dụng miễn phí vài lần hoán đổi, sau đó phải xem quảng cáo nếu muốn dùng tiếp. Reface nói với The Independent rằng doanh thu quảng cáo chưa đến 10% tổng doanh thu. Họ cung cấp các gói dịch vụ cho phép người dùng đổi mặt không giới hạn theo tuần (59.000 đồng), theo tháng (89.000 đồng) và theo năm (579.000 đồng).
Trên kho ứng dụng của Apple, Reface đang được đánh giá “4,9 sao” và nhận được nhiều phản hồi tốt của người dùng. “Tuyệt vời, trước đây tôi phải trả phí khá cao để ghép mặt vào các video vui nhộn. Giờ thì miễn phí. Sẽ tốt hơn nếu các bạn mở miễn phí cho tất cả video”, HungDinh nhận xét. Một số người đề xuất ứng dụng kéo dài thời gian video, cho gắn thêm nhạc.
Mặc dù có chính sách rõ ràng trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng, Reface vẫn bị một số người dùng hoài nghi. Hiện chưa có nghiên cứu nào chỉ ra những nguy cơ của nó, nhưng một số chuyên gia công nghệ vẫn khuyên thận trọng với những ứng dụng chuyển đổi khuôn mặt như Reface.
3 điều ít ai biết về Windows Task Manager, ứng dụng "thần thành" của người dùng máy tính
Task Manager là một trong những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trên Windows và dù đã trải qua rất nhiều thay đổi trên các phiên bản Windows.
Task Manager là một trong những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trên Windows và dù đã trải qua rất nhiều thay đổi trên các phiên bản Windows từ cũ đến mới, công cụ này vẫn không thay đổi mục đích ban đầu từ khi ra mắt.
Windows Task Manager là một trong những công cụ phổ biến với hầu hết người dùng Windows. Với các chuyên gia công nghệ, đây còn là công cụ giúp họ có thể theo dõi mọi hoạt động của máy tính, tắt các tiến trình và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên mà không cần phần mềm bên thứ ba.
Qua từng bản cập nhật Windows 10, Task Manager ngày càng hoàn thiện cả về tính năng lẫn thiết kế. Công cụ này hiện đang cung cấp nhiều dữ liệu cho người dùng nhưng vẫn dữ cách tiếp cận quen thuộc.
Dave Plummet, người phụ trách phát triển Task Manager và tích hợp công cụ này trên Windows mới đây đã có những chia sẻ về Task Manager và những tính năng ngầm của công cụ này mà ít ai biết về chúng. Dưới đây là 3 tính năng ít khi được nhắc đến trên Task Manager đã được Plummet chia sẻ trên mạng Reddit.
Ctrl Shift Esc
Hầu hết mọi người thường bật Task Manager bằng cách nhấp chuột phải vào thanh Taskbar hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl Alt Del. Tuy nhiên có một cách khác để kích hoạt Task Manager đó là tổ hợp phím Ctrl Shift Esc.
Trên hết tổ hợp phím này dễ nhấn hơn nhiều so với tổ hợp phím trên. Bộ phím tắt này cho phép bạn bật Task Manager ngay cả khi hệ thống đang bị treo. Ngoài ra nếu hệ thống gặp trục trặc khiến thanh Taskbar biến mất, đây sẽ là giải pháp thay thế cực hữu ích.
Thậm chí nếu Task Manager (tiến trình TASkmgr.exe) bị treo hoặc gặp sự cố, bạn có thể khởi động một Task Manager khác bằng tổ hợp phím này. Lúc này tiến trình quan trọng Winlogon.exe sẽ cố gắng hồi sinh lại Task Manager trong vòng 10 giây. Trong trường hợp Taskmgr.exe bị treo trước đó không phản hồi, một Taskmgr khác sẽ được kích hoạt ngay lập tức. Theo cách đó, bạn sẽ không cần lo TASkmgr không thể xuất hiện miễn là tài nguyên hệ thống vẫn còn đủ chỗ trống để kích hoạt.
Chế độ rút gọn của Task Manager
Nhiều người hẳn đã biết, khi các ứng dụng bị sập và hệ thống hết tài nguyên, nó có thể dẫn tới nhiều sự cố khác nhau, bao gồm cả việc máy tính không thể bật Task Manager.
Điều này là do máy tính không còn đủ tài nguyên để tải Task Manager. Vì vậy khi Plummet tạo ra công cụ này, anh đã tính đến một phiên bản rút gọn cho Task Manager trong trường hợp máy tính thiếu tài nguyên trầm trọng.
Đây là một chế độ đặc biệt an toàn và bạn có thể khởi chạy và sau đó truy cập thẳng vào tab tiến trình để xem ứng dụng hoặc dịch vụ nào đang ngốn tài nguyên, đồng thời tắt chúng càng sớm càng tốt để hệ thống có thể hoạt động như bình thường.
Tất nhiên bạn vẫn có thể sử dụng tổ hợp phím tắt để mở Task Manager như bình thường. Bởi lẽ một khi đã kích hoạt Task Manager, nó sẽ tự động chuyển sang chế độ rút gọn vì hiểu rằng hệ thống đã hết tài nguyên.
Plummet chia sẻ: "Task Manager sẽ tải trong chế độ rút gọn nếu tài nguyên gần như không đủ. Cụ thể nó chỉ có thể tải trang Tiến trình (Processes) vì thế là đã đủ. Đây là một trong số rất ít các ứng dụng không bao giờ bị "toang" khi xảy ra sự cố".
Reset Task Manager
Trong nhiều trường hợp, ngay cả Task Manager bị lỗi hoặc không thể xử lý tất cả các sự cố trên hệ thống. Vậy nếu Task Manager gặp vấn đề, thứ gì sẽ cứu công cụ này đây? Đừng lo lắng vì Plummet cho biết, bạn có thể dễ dàng reset lại Task Manager và đưa nó hoạt động trở lại bình thường chỉ bằng một thủ thuật nhỏ.
Plummet chia sẻ: "Nếu Task Manager bị hỏng, hãy đóng nó lại. Khởi động lại công cụ này trong khi giữ phím ba phím Ctr, Alt và Shift. Lúc này Task Manager sẽ reset tất cả các cài đặt trong công cụ này. Cách này cũng áp dụng cho tất cả các ứng dụng mà tôi đã viết. Tôi nghĩ vậy".
Nói chung Task Manager là một trong những ứng dụng phức tạp hơn nhiều so với nhiều người nghĩ. Nó được phát triển để giải quyết phần lớn các tình huống mà người dùng có thể gặp phải khi sử dụng máy tính. May mắn thay Microsoft không hề thay đổi mục đích sử dụng ban đầu của Task Manager trong suốt nhiều phiên bản Windows trước đây và giờ là Windows 10.
Với những người chưa biết thì Plummet không chỉ là người tạo ra Task Manager mà còn là người phát triển tính năng ZipFolders (tính năng nén và giải nén file) và tựa game pinball Space Cadet nổi tiếng.
Ứng dụng chỉnh sửa video nổi tiếng VivaVideo bị cáo buộc chứa phần mềm gián điệp Phần mềm gián điệp được nhà phát triển QuVideo Inc cài sẵn trong VivaVideo có khả năng thu thập vị trí, lịch sử tìm kiếm, thông tin cá nhân,... và truy cập từ xa vào thiết bị nạn nhân. VivaVideo là một trong những ứng dụng chỉnh sửa video trên các thiết bị Android và iOS nổi tiếng nhất hiện nay. Với VivaVideo,...