REE của ‘nữ tướng’ Nguyễn Thị Mai Thanh: Lãi giảm sâu, vốn hoá bốc hơi 1.400 tỷ
REE sa sút lợi nhuận 27% trong quý I, không những thế, giá cổ phiếu lao dốc từ đầu năm cũng khiến vốn hoá doanh nghiệp bị “thổi bay” hơn 1.400 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính quý I/2010 của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE) cho thấy thu thuần tăng hơn 9% so cùng kỳ nhờ sự đóng góp của mảng bất động sản và hạ tầng điện, nước.
Lợi nhuận ròng của REE lại sụt giảm trên 27%, chỉ đạt gần 266 tỷ đồng.
Tuy nhiên lợi nhuận ròng của REE lại sụt giảm trên 27%, chỉ đạt gần 266 tỷ đồng do lợi nhuận từ liên doanh, liên kết và nguồn doanh thu tài chính giảm lần lượt 30% và 58%, ghi nhận con số 117 tỷ đồng và 66 tỷ đồng.
Trong báo cáo giải trình, REE cho biết lợi nhuận mảng hạ tầng điện sụt giảm do tình hình thủy văn không thuận lợi, cũng như dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện. Thêm vào đó, trong cùng kỳ năm trước doanh nghiệp có ghi nhận thu nhập từ việc chyển nhượng khoản đầu tư tại Công ty cổ phần Nhiệt Điện Vũng Áng.
Vẫn theo báo cáo, dòng tiền của REE âm gần 157 tỷ đồng trong quý I trong khi cùng kỳ năm trước âm đến 578 tỷ đồng.
REE hiện có lượng tiền và tiền gửi lên đến 2.645 tỷ đồng, tương ứng 13,5% tổng tài sản.
Doanh nghiệp hiện gánh tổng nợ vay là 5.662 tỷ đồng, trong đó gần 84% là nợ dài hạn.
Video đang HOT
Trên thị trường, chốt phiên 29/4, mã REE đứng mức 30.000 đồng/cổ phiếu, giảm 350 đồng so phiên liền trước. Tính từ đầu năm, mã này giảm 13,2%, tương đương mất 4.597 đồng mỗi cổ phiếu. Với hơn 310 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hoá REE bị thổi bay trên 1.400 tỷ đồng.
REE được thành lập từ 1977, ban đầu hoạt động chính trong ngành cơ điện lạnh. Sau đó, công ty lấn sân sang bất động sản với các tòa nhà văn phòng cho thuê và sắp tới là dự án nhà ở, căn hộ chung cư.
Doanh nghiệp bắt đầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng tiện ích như năng lượng và nước sạch khoảng vài năm trở lại đây. Hồi đầu năm, ban lãnh đạo công ty cho biết sẽ cơ cấu lại các khoản đầu tư nhằm thoái vốn hiệu quả và tập trung hoạt động vào những dự án quan trọng.
Quá trình phát triển của REE gắn liền tên tuổi “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh – một trong ít nữ doanh nhân được Forbes vinh danh. Bà Thanh đã gắn bó với REE gần 40 năm, khi công ty còn là một xí nghiệp kinh doanh thiết bị lạnh so với một công ty cổ phần với tổng tài sản 15.500 tỷ đồng như hôm nay.
Hiện bà Thanh là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc REE.
Năm 2019, nhom cong ty REE đat kêt qua thâp hon so vơi nam 2018, cụ thể doanh thu thuân giam 4,1% xuông 4.890 ty, lơi nhuạn sau thuê giam 8,8% về 1.719 ty đông, lơi nhuạn co thê phan phôi thuọc vê cac cô đong giam 8,1%, đat 1.639 ty đông, lai co ban tren môi cô phiêu giam 8,1% đat 5.286 đông.
Nguyên nhân, thu nhạp tư hoat đọng M&E tang nhe trong khi hoat đọng kinh doanh may điêu hoa khong khi Reetech tiêp tuc đi xuông. Đay la nam đâu tien Reetech ghi nhạn kêt qua lô khi doanh sô ban hang cua khôi thuong mai tiêp tuc giam.
Mục tiêu cho năm 2020, REE dự doanh thu 5.965 tỷ đồng, tăng 22%, ngược lại lợi nhuận sau thuế là 1.620 tỷ đồng, giảm 6% so với 2019.
Sau kiểm toán, PVX lỗ nặng hơn, có vấn đề liên quan dự án PetroVietnam Landmark, Dophin Plaza, Khách sạn Lam Kinh
Đơn vị kiểm toán đã từ chối đưa ra ý kiến cho báo cáo kiểm toán của PVX do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho loạt vấn đề trọng yếu liên quan đến các công ty con và các khoản mục đầu tư khác.
Thứ nhất, tại thời điểm cuối năm 2019, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (HNX: PVX) có lỗ luỹ kế 3.898 tỷ đồng, nợ phải trả ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn khoảng 563 tỷ đồng.
PVX đang thiếu hụt vốn lưu động để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các khoản nợ quá hạn thanh toán tới 1.011 tỷ đồng chủ yếu là số dư gốc vay.
Các yếu tố này dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động của PVX. Khả năng hoạt động liên tục của PVX phụ thuộc vào kế hoạch thu hồi các khoản công nợ, tái cơ cấu các khoản đầu tư, hoàn thành và quyết toán các công trình đang dở dang để thu hồi tiền, hỗ trợ tài chính từ cổ đông và các chủ nợ.
Đơn vị kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các kế hoạch hoạch động này. Do đó không thể xác định liệu báo cáo này được lập với giả định PVX sẽ tiếp tục hoạt động liên tục có phù hợp hay không.
Thứ hai, báo cáo tài chính chưa kiểm toán của công ty con là CTCP Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC Land) có tổng tài sản 1.124 tỷ, nợ phải trả 1.110 tỷ, lỗ ròng gần 7 tỷ. Liên quan đến vấn đề này, tại báo cáo tài chính năm 2018 của PVX, đơn vị kiểm toán ngoại trừ vấn đề vốn hoá chi phí lãi vay cho PVC Land trong các giai đoạn dự án PetroVietnam Landmark tạm dừng thi công trong các năm trước.
Tuy nhiên, đơn vị kiểm toán không thể thu thập được bằng chứng cũng như các số liệu ảnh hưởng tới các vấn đề ngoại trừ năm trước lên báo cáo hợp nhất năm nay của PVX.
Thứ ba, tương tự, báo cáo chưa kiểm toán của công ty con là CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland) có tổng tài sản 1.206 tỷ, nợ phải trả 403 tỷ, lãi sau thuế vỏn vẹn 704 triệu đồng. Tại báo cáo kiểm toán 2018, đơn vị kiểm toán cũng có ý kiến ngoại trừ về việc không phân bổ giá trị tầng hầm để xe Chung cư Phú Mỹ vào giá vốn đã bán trong các năm trước. Đơn vị kiểm toán cũng không thể thu thập được các bằng chứng cho các số liệu này.
Thứ tư, PVX có số dư cho CTCP Khách sạn Lam Kinh vay để hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh số tiền 200 tỷ đồng, và dự phòng trích lập 124 tỷ. Vậy nhưng kiểm toán không thể thu thập được bằng chứng về giá trị có thể thu hồi của khoản cho vay này.
Thứ năm, cũng liên quan đến công ty con là CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC MS), đã trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi từ Ban quản lý dự án công trình DK1 số tiền gần 105 tỷ đồng là chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nếu hạch toán đúng quy định, lỗ lũy kế đến cuối năm trước sẽ tăng lên tương ứng gần 105 tỷ đồng.
Thứ sáu, số dư hàng hoá bất động sản của PVX gồm chung cư thuộc dự án Dầu khí Thái Bình với giá trị 38 tỷ đồng, PVX chưa đánh giá được sự suy giảm giá trị cũng như chưa ước tính được giá trị thuần có thể thực hiện được.
Thứ bảy, số dư chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của dự án nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và Quảng Trạch 1 có giá gốc lần lượt là 240,5 tỷ và 25,8 tỷ. Tại ngày lập báo cáo này, PVX đang làm việc với các cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá trị phát sinh chưa lường hết của dự án nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và để nghiệm thu, quyết toán chi phí của PVX thực hiện tại dự án nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1.
Thứ tám, số dư chi phí xây dựng cơ bản dở dang gồm các dự án đã tạm ngừng thi công từ các năm trước là dự án Khu đô thị Đại học Dầu khí và dự án Khu công nghiệp Dầu khí Tiền Giang với số tiền gần 6 tỷ. Đơn vị kiểm toán cũng không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến khả năng mang lại lợi ích kinh tế thu thập trong tương lai của dự án này.
Thứ chín, số dư khoản đầu tư góp vốn của CTCP Dầu khí Đông Đô vào dự án Dophin Plaza là 37 tỷ nhưng đơn vị kiểm toán không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá liệu có phải trích lập dự phòng hay không do dự án này chưa bán được hết các căn hộ và chưa được quyết toán để phân chia kết quả đầu tư theo hợp đồng.
Thứ mười, PVX đã hoàn nhập dự phòng nghĩa vụ nợ phải trả liên quan đến thư bảo lãnh cho CTCP Xây lắp Dầu khí Sài Gòn (PVC SG) vay vốn tại một tổ chức tín dụng số tiền gần 100 tỷ đồng năm 2016. Hiện, PVX vẫn đang làm việc với PVC SG và tổ chức tín dụng để giải toả nghĩa vụ bảo lãnh.
Ngoài ra, sau kiểm toán, PVX báo lỗ ròng 213,5 tỷ, trong khi báo cáo tự lập chỉ 198 tỷ đồng, tức tăng lỗ thêm 15,5 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ năm thứ 3 liên tiếp của PVX.
Minh An
Cổ phiếu REE giảm sâu, sếp lớn vung tiền mua 'đỡ' giá Bà Nguyễn Thị Mai Thanh vừa chi khoảng 420 tỷ đồng để mua 15 triệu cổ phiếu REE trong bối cảnh mã này giảm từ đầu năm. Theo tin từ HoSE, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã REE) vừa hoàn tất việc mua vào 15...