Realme bắt chước y hệt ý tưởng của Huawei, lập tức bị…Xiaomi đăng đàn ‘bóc phốt’
Realme vừa bị các trang tin công nghệ tố bắt chước y hệt ý tưởng của Huawei, vừa bị chính kỳ phùng địch thủ Xiaomi ‘ bóc phốt đạo nhái’ ngay trên Twitter
Realme mới đây công bố một chiến lược ra mắt sản phẩm mới của hãng tại thị trường Ấn Độ trong năm 2020. Tuy nhiên, một số người dùng công nghệ nhanh chóng nhận ra tên của chiến lược này hoàn toàn giống hệt với tên chiến lược sản phẩm của Huawei.
Theo Android Authority, Realme gọi chiến lược ra mắt sản phẩm mới này của mình là “1 4 N”, vốn tượng trưng cho 1 mẫu smartphone, 4 dòng sản phẩm IoT ( Smart TV, Smart Earphone, Smart Watch và Smart Speaker), cùng một loạt các sản phẩm phục vụ cuộc sống và AIoT (kết hợp giữa AI và IoT) mới sắp ra mắt. Theo giải thích của Realme, chữ “N” ở đây là viết tắt của “New”.
Slide chiến lược sản phẩm của Realme
Tuy nhiên, tên gọi của chiến lược này của Realme khá tương đồng, nếu không muốn nói là ‘đạo nhái’ hoàn toàn tên chiến lược sản phẩm mới được Huawei công bố vào cuối năm ngoái.
Điểm khác biệt rõ nét nhất giữa Huawei và Realme nằm ở chỗ, hệ thống sinh thái của nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc được gọi là “1 8 N”, bao gồm 1 mẫu smartphone, 8 thiết bị IoT, và chữ “N” tượng trưng cho một hệ sinh thái mới dành cho các sản phẩm IoT của bên thứ ba.
Vào cuối năm ngoái, Huawei đã công bố hệ thống sinh thái “1 8 N”, tập trung vào sự kết hợp giữa smartphone và các sản phẩm IoT
Mặc dù có một số khác biệt nhỏ, đơn cử như ý nghĩa của chữ “N”, có thể thấy rõ Realme (không biết vô tình hay cố ý) đã ‘mượn tạm’ ý tưởng đặt tên chiến lược sản phẩm của Huawei. Thậm chí, hình ảnh minh họa trong slide thuyết trình chiến lược của hãng này cũng gần giống với của Huawei.
Hài hước hơn, trong khi Huawei vẫn chưa lên tiếng về vụ việc, Xiaomi – một thương hiệu điện thoại Trung Quốc khác vốn tưởng chừng không hề liên quan, đã bất ngờ đăng đàn công kích Realme về hành vi ‘đạo nhái’ (?).
Cụ thể, trong một bài viết trên Twitter, đại diện của Xiaomi đã bóng gió gọi Realme là ‘thương hiệu chuyên sao chép’ (copycat), đồng thời cáo buộc thương hiệu điện thoại của tập đoàn BKK đã mượn tạm hình ảnh minh họa chiến lược sản phẩm mới trong slide của Xiaomi rồi chỉnh sửa lại đôi chút để thuyết trình.
Đại diện Xiaomi tố Realme đã đạo nhái hình ảnh minh họa trong slide của hãng này
Không phải lần đầu tiên Xiaomi và Realme khẩu chiến
Về cơ bản, sự tương đồng trong chiến lược sản phẩm giữa các hãng công nghệ là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh Realme và Huawei, một số hãng công nghệ khác như Samsung, OnePlus và cả Apple cũng đang áp dụng chiến lược sản phẩm theo phong cách hệ sinh thái.
Tuy nhiên, việc bắt chước nguyên xi cả cách đặt tên chiến lược sản phẩm của đối thủ thực sự là một hành động thể hiện sự…lười biếng và thiếu sáng tạo từ bộ phận marketing của Realme, đặc biệt là khi cách đặt tên này của Huawei cũng không thực sự bắt tai và dễ nhớ là mấy, theo nhận định của BTV trang Android Authority.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bản thân Realme cũng là hãng điện thoại đã từng có nhiều…’tiền sử’ sao chép và bắt chước các đối thủ cạnh tranh. Cách đây vài tháng, chính Xiaomi và Realme đã có một màn khẩu chiến dữ dội trên Twitter, mở màn bằng việc Xiaomi nêu đích danh Realme là một hãng chuyên sao chép toàn bộ chiến lược sản phẩm, marketing và giá cả từ Xiaomi. Thậm chí cách đặt tên smartphone thuộc nhãn hiệu con Redmi của Xiaomi cũng bị Realme tìm cách nhại theo.
Nói cách khác, rõ ràng nhãn hiệu mới nổi của Oppo đang dõi theo các thiết bị Mi của Xiaomi và hệ sinh thái đang ngày một mở rộng của họ để hình thành nên chiến lược và các thiết bị của riêng mình.
Không phải Samsung, Oppo đứng đầu top có smartphone sạc nhanh nhất
Sạc nhanh đã trở thành một trong những lĩnh vực thay đổi nhanh nhất trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh trong vài năm qua.
Trong ngành sản xuất smartphone, ngoài dung lượng pin lớn, khả năng sạc pin nhanh cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu hiện nay. Các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc đã đẩy tốc độ sạc ngày càng cao hơn, thậm chí có thể giúp người dùng sạc đầy pin cho điện thoại cao cấp chỉ trong nửa giờ.
Oppo có thể hỗ trợ sạc nhanh 65W.
Điều này giải quyết nhu cầu sử dụng, loại bỏ thói quen sạc thâu đêm. Do đó, tính năng này đã trở thành một tiêu chí quan trọng trong việc chọn điện thoại, đặc biệt là đối với những người dùng khó tính.
Dưới đây là những chiếc điện thoại sạc nhanh nhất cùng với một vài chi tiết về các công nghệ được sử dụng bởi mỗi công ty sản xuất chúng.
1. Công nghệ sạc nhanh cho iPhone
Bắt đầu với iPhone 8 vào cuối năm 2017, Apple đã áp dụng tiêu chuẩn USB Power Delivery và tất cả các iPhone mới được phát hành kể từ đó, bao gồm cả "gia đình" iPhone 11 Pro gần đây, hỗ trợ cùng tốc độ sạc tối đa lên tới 18 watt.
iPhone 11 Pro/ iPhone 11 Pro Max được trang bị khả năng sạc nhanh 18W.
Tuy nhiên, để sử dụng tốc độ tối đa đó, người dùng cần phải có bộ đổi nguồn 18W (bán rời). Chỉ có iPhone 11 Pro Max và iPhone 11 Pro được trang bị sẵn bộ chuyển đổi này.
Vậy người dùng có thể sạc nhanh iPhone bằng bộ sạc khác không? Câu trả lời là: Có. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bộ chuyển đổi đó hỗ trợ tiêu chuẩn USB Power Delivery (USB-PD). Ví dụ, bộ sạc điện thoại Samsung Galaxy S20 tiêu chuẩn cũng hỗ trợ cùng chuẩn USB-PD và cũng sẽ cung cấp mức sạc tối đa 18W cho iPhone.
2. Công ngệ sạc nhanh Samsung Galaxy
Samsung đã từng hỗ trợ các tiêu chuẩn sạc nhanh khác nhau trong quá khứ nhưng cuối cùng cũng đã áp dụng tiêu chuẩn USB Power Delivery rộng rãi với dòng Galaxy S20 và dòng điện thoại Galaxy Note 10.
Galaxy S20 Ultra 5G.
Mặc dù vậy, có một số đặc điểm riêng. Ví dụ: chỉ có Galaxy S20 Ultra và Galaxy Note 10 cao cấp hỗ trợ tốc độ sạc siêu nhanh 45W. Để đạt được các mức sạc đó, người dùng cần mua một bộ chuyển đổi nguồn riêng biệt từ Samsung. Cả Galaxy S20 và Galaxy S20 cũng như Galaxy Note 10 chỉ hỗ trợ tốc độ sạc 25W và đi kèm với bộ sạc 25W trong hộp.
Các điện thoại Samsung trước đây như Samsung Galaxy S10 , Galaxy S10 và Galaxy S10e chỉ hỗ trợ chuẩn Qualcomm QuickCharge 2.0 và có công suất đạt tối đa 15W.
3. Công nghệ sạc nhanh Google Pixel
Google là một trong những công ty sớm nhất áp dụng sạc nhanh thông qua tiêu chuẩn USB Power Delivery và vào cuối năm 2016 khi Google Pixel ban đầu ra mắt, đi kèm với bộ sạc nhanh 18W trong hộp. Đây cũng là một trong những điện thoại đầu tiên sử dụng chuẩn USB-C ở cả hai đầu dây để sạc.
Pixel 4.
Người dùng có thể sử dụng bộ chuyển đổi điện 25W hoặc 45W nhanh hơn để sạc điện thoại Google Pixel nhanh hơn không? Câu trả lời là: Không. Chúng chỉ có cấu hình để nhận mức sạc tối đa 18W.
4. Công nghệ sạc nhanh LG ThinQ
LG hỗ trợ chuẩn sạc nhanh Qualcomm QuickCharge 4.0 với tốc độ sạc tối đa 21 watt trên các điện thoại như LG G8X ThinQ và LG V50 ThinQ nhưng bộ sạc được cung cấp trong hộp chỉ có thể cung cấp tối đa 16 watt.
LG V60 ThinQ.
Trên thực tế, bộ sạc 16W có tên LG Travel Power Adaptor này tương thích với hầu hết các điện thoại LG như LG G7, LG G6, LG G5, LG V40, LG V30, LG V20 và thậm chí cả điện thoại giá cả phải chăng như LG Stylo 5 và LG Stylo 4. Bộ đổi nguồn này có cổng USB tiêu chuẩn và không phải loại USB-C mới hơn. Với LG V60 ThinQ mới hơn, người dùng sẽ có được bộ sạc USB-C 25W hiện đại hơn với sự hỗ trợ cho chuẩn Qualcomm QuickCharge 4.0 .
5. Công nghệ sạc nhanh OnePlus
Điện thoại OnePlus sử dụng tiêu chuẩn sạc độc quyền với dòng điện cao (nhiều Ampe) hơn là áp suất điện cao (Volts) để cung cấp mức sạc nhanh hơn. Điều này có nghĩa là: Đây là một giải pháp độc quyền, người dùng phải sử dụng bộ sạc OnePlus với cáp OnePlus để sử dụng tốc độ sạc nhanh nhất; các bộ sạc khác như bộ sạc USB Power Delivery sẽ không thể cung cấp công suất sạc tối đa trên điện thoại OnePlus.
OnePlus 8 Pro.
Trên thực tế, bộ sạc OnePlus độc quyền hoạt động rất tốt và một lợi thế của nó so với các công nghệ khác là có thể duy trì tốc độ sạc nhanh ngay cả khi người dùng đang sử dụng điện thoại. Ngược lại, trên các điện thoại khác, tốc độ sạc sẽ giảm đáng kể nếu người dùng sử dụng điện thoại trong khi sạc.
6. Công nghệ sạc nhanh Huawei
Huawei cũng sử dụng một giải pháp sạc nhanh độc quyền có tên Huawei SuperCharge. Bắt đầu với Mate 20 Pro vào cuối năm 2018, Huawei đã trang bị cho các flagship của mình bộ sạc 40W. Trước đó, Huawei P20 Pro đã sử dụng bộ sạc nhanh 22,5W. Và những điện thoại gần đây như Huawei Mate XS có màn hình gập lại đã đi kèm với bộ sạc 65W trong hộp (mặc dù tốc độ sạc tối đa của điện thoại đó bị giới hạn ở mức 55W).
Huawei P40 Pro.
Vậy người dùng có thể sử dụng bộ đổi nguồn của bên thứ ba với điện thoại Huawei không? Câu trả lời là: Có, nhưng chúng sẽ không mang tới tốc độ sạc nhanh tối đa.
7. Công nghệ sạc nhanh của Oppo và Realme
Công ty Oppo của Trung Quốc không phổ biến ở các thị trường phương Tây, nhưng Realme đang phát triển nhanh ở nhiều nơi trên toàn cầu và một trong những tính năng quan trọng là tốc độ sạc siêu nhanh.
Trên thực tế, Oppo Ace Reno là điện thoại thương mại đầu tiên hỗ trợ tốc độ sạc 65W. Điện thoại này có thể sạc 70% chỉ trong 15 phút và sạc đầy trong khoảng nửa giờ. Kết quả này thật sự ấn tượng. Nhưng đây là công nghệ gì?
Oppo Find X2 Pro.
Công nghệ này tương tự như những gì được sử dụng trong điện thoại OnePlus - Super VOOC 2.0 và sử dụng công suất sạc ở mức 10V và 6,5A, và cũng sử dụng công nghệ GaN để đạt được điều đó trong một bộ sạc tương đối nhỏ gọn. Bộ sạc này sẽ chỉ hoạt động với một số điện thoại cụ thể và sẽ sạc các điện thoại khác với tốc độ chỉ 10 watt.
Đối với điện thoại Realme, Realme X50 Pro 5G hỗ trợ sạc 65W thông qua cùng một công nghệ và điện thoại cũng sẽ sạc ở mức 18W với bộ sạc QC / PD và 30W với bộ điều hợp nguồn Flash Charge của công ty.
8. Công nghệ sạc nhanh Xiaomi và Redmi
Xiaomi Mi 10 Pro.
Xiaomi Mi 10 Pro cũng đi kèm với bộ sạc 65W trong hộp nhưng điện thoại bị giới hạn sạc với tốc độ tối đa 50W. Bộ sạc được cung cấp trong hộp cũng hỗ trợ các tiêu chuẩn QC 4.0 và Power Delivery 3.0 nên cũng tương thích về mặt kỹ thuật với nhiều điện thoại khác.
Huawei vẫn mời báo chí đi Tây Ban Nha bất chấp MWC bị hủy Dù nhiều hãng công nghệ tại Việt Nam đã hủy các chuyến đi Tây Ban Nha tham dự MWC, Huawei vẫn tổ chức sự kiện của riêng hãng. Là hội nghị di động quan trọng nhất năm, MWC 2020 đã bị hủy gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất, người dùng và ngành công nghiệp di động. Tại MWC 2020, nhiều công...