Ráy tai có thể tiết lộ thiên hướng tình dục
Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Monell (Mỹ) phát hiện, mùi ráy tai có thể tiết lộ các thông tin nhận dạng, thậm chí cả thiên hướng tình dục và sức khỏe của chúng ta.
Tiến sĩ George Preti, nhà hóa học hữu cơ đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Nghiên cứu trước đây của chúng tôi từng cho thấy, mùi nách có thể truyền tải một lượng lớn thông tin về một cá nhân, kể cả nhận dạng cá nhân, giới tính, thiên hướng tình dục và tình trạng sức khỏe. Chúng tôi cho rằng, ráy tai có thể chứa đựng những thông tin tương tự”.
Ráy tai là một hỗn hợp gồm sản phẩm bài tiết từ các tuyến mồ hôi chuyên biệt với các chất béo từ những tuyến bã nhờn. Ráy tai được chia làm 2 loại: một loại khô, màu trắng và một loại ướt, màu nâu vàng.
Nhà nghiên cứu Preti bắt đầu hướng sự quan tâm tới ráy tai sau khám phá rằng, một thay đổi nhỏ ở gen ABCC11 có liên quan đến cả sự sản sinh mùi nách và việc một người sẽ có ráy tai khô hay ướt.
Người dân ở Đông Á (chẳng hạn như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) cũng như hậu duệ của thổ dân châu Mỹ sở hữu một dạng gen ABCC11 mã hóa việc có ráy tai khô cũng như ít mùi ở nách hơn so với những người thuộc các chủng tộc khác.
Theo các nhà nghiên cứu, ráy tai là một nguồn thông tin chưa được khai thác, có khả năng tiết lộ nhận dạng và thậm chí cả thiên hướng tình dục của chủ nhân. Ảnh: Getty Images
Video đang HOT
Để xem liệu ráy tai có mùi đặc trưng hay không, ông Preti và các cộng sự đã thu thập ráy tai của 16 người khỏe mạnh, 8 người là hậu duệ của chủng tộc da trắng Cáp-ca và 8 người thuộc chủng tộc ở Đông Á. Mỗi mẫu được đặt trong một cái lọ nhỏ và được hun nóng trong 30 phút để giải phóng các phân tử khí là những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Nhiều hợp chất VOC này có mùi.
Kết quả phân tích cho thấy, 12 hợp chất VOC thu được luôn tồn tại trong ráy tai của các đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, lượng VOC thay đổi theo chủng tộc của đối tượng, với người Cáp-ca sở hữu số lượng của 11 trong 12 hợp chất VOC nhiều hơn người Đông Á.
Nhóm nghiên cứu kết luận, về cơ bản, chúng ta có thể thu được thông tin về chủng tộc của một người đơn giản chỉ bằng cách xem xét tai của người đó. Họ nghi ngờ, bản chất chứa chất béo của ráy tai khiến nó trở thành kho chứa tiềm năng đối với các chất tỏa mùi, hòa tan lipid do một số căn bệnh và môi trường sản sinh ra.
Nhà nghiên cứu Katharine Prokop-Prigge chỉ ra rằng, ít nhất 2 căn bệnh chuyển hóa sản sinh ra mùi (bệnh tiểu xiro và bệnh alkaptonuria) có thể được phát hiện ở ráy tai trước khi chúng được chẩn đoán bằng các kỹ thuật truyền thống như xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu.
“Mùi trong ráy tai có thể tiết lộ cho chúng ta biết một người đã ăn gì và người đó đã ở đâu. Ráy tai là một sản phẩm bài tiết của cơ thể người đã bị sao lãng, nhưng thực sự có tiềm năng là một nguồn thông tin vẫn chưa được khai thác”, ông Preti nhấn mạnh.
Theo VNE
Bị bệnh do... lấy
Nhiều người thích lấy các loại ráy như ráy tai, lấy ghèn. Tuy mang lại cảm giác thoải mái, nhưng việc chọc ngoáy để lấy ráy tai có thể gây nhiều bệnh về tai, mũi, họng...
Không phù hợp với sinh lý cơ thể
BS CKII Nguyễn Thành Lợi - Trưởng khoa Tai, BV Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết: mũi, họng là cửa ngõ chính của cơ thể vì tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Để bảo vệ cơ thể, vùng cửa mũi có lông, trong hốc mũi có lớp niêm mạc tiết ra dịch nhầy. Khi hít không khí vào, bụi và vi khuẩn trong không khí bị cản lại bởi lông mũi, một số dính vào chất nhầy chỗ niêm mạc. Một phần bụi bặm, vi trùng bị chất nhầy cuốn xuống vùng họng theo thức ăn và được tống ra ngoài theo đường tiêu hóa, phần còn lại được thải ra ngoài.
Ở vòm mũi họng có lỗ thông qua hai bên tai gọi là lỗ vòi nhĩ nên không khí mà mũi hít vào có một phần qua tai giữa. Tai ngoài và tai giữa được ngăn cách bởi một cái màng gọi là màng nhĩ, có nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh vào để nghe và ngăn chặn không cho không khí, vật lạ đi vào tai giữa. Ở 1/3 ngoài của ống tai ngoài có lông và các tuyến tiết chất ráy tai (có màu vàng, có thể lỏng, sệt hoặc khô) có nhiệm vụ bảo vệ ống tai ngoài tránh tổn thương, nhiễm trùng. Bụi bẩn, vi trùng từ bên ngoài vào một phần dính vào lông, một phần dính vào ráy tai.
Tại các tiệm hớt tóc, còn có cả dịch vụ se, ngoáy lỗ ghèn (điểm lệ) để làm sạch đồng thời tạo cảm giác "đã" cho khách hàng. Vật dụng để se thường là sợi tóc hoặc một số sợi nhỏ như sợi tóc. BS Vũ Anh Lê - Trưởng khoa Chấn thương, BV Mắt TP.HCM cho biết, ở mí mắt trên và dưới có hai điểm lệ (lỗ ghèn) trên và dưới. Ban ngày, khi thức, tuyến lệ tiết ra nước mắt làm nhiệm vụ bôi trơn, làm sạch giác mạc (tròng đen) và kết mạc (tròng trắng).
Nước mắt này sẽ đổ về hồ lệ qua hai điểm lệ nối với hai tiểu lệ quản trên và dưới xuống túi lệ và ống lệ mũi. Nước mắt dư thừa sẽ được thoát ra ở khe mũi dưới - họng. Khi ngủ, nhắm mắt liên tục trong thời gian dài, phần nước mắt còn thừa lại hòa lẫn với chất tiết của tuyến bờ mi dần tập trung vào khóe mắt tạo thành ghèn. Dùng sợi tóc hay bất cứ vật gì ngoáy vào lỗ điểm lệ để lấy ghèn và tạo cảm giác "đã" là việc làm sai.
Ảnh minh họa: Internet
Nguy hiểm khó lường
BS Vũ Anh Lê khuyến cáo, việc chọc ngoáy vào điểm lệ và lệ quản có nguy cơ gây trầy xước, có thể đưa đến viêm và nhiễm trùng điểm lệ, lệ quản, dần dần dẫn đến tắc lệ đạo gây chảy nước mắt sống, làm nhòe và mờ mắt. Việc dùng vật lạ chọc, ngoáy vào lệ quản với lý do lấy ghèn để vệ sinh mắt hay tạo khoái cảm đều là thói quen xấu cần phải loại bỏ vì có thể gây những hậu quả nghiêm trọng. Chưa kể, các dụng cụ tại các tiệm hớt tóc thường không vô trùng, vì vậy chúng có thể truyền bệnh từ người này sang người khác, phổ biến nhất là bệnh về nấm.
Theo BS Nguyễn Thành Lợi, mọi người thường thích ngoáy tai cho đã ngứa. Nhưng thực tế khi ngoáy sẽ kích thích tai ngứa nhiều hơn và làm ống tai bị tổn thương. Những bụi bẩn, vi trùng thay vì được thải ra ngoài, khi ngoáy sẽ đẩy vi trùng vào sâu bên trong, cộng với sự tổn thương sẽ làm vi trùng dễ xâm nhập.
Tổn thương do lấy ráy tai có nhiều dạng như làm mất cấu trúc sinh lý bình thường là bảo vệ ống tai ngoài, rụng lông, trầy xước, da bị nhiễm trùng. Thậm chí có những vật nhọn làm thủng màng nhĩ, vi trùng xâm nhập gây viêm tai giữa, chảy mủ tai suốt đời để lại di chứng điếc, lâu ngày ảnh hưởng đến viêm tai xương chũm, gây biến chứng liệt thần kinh mặt, viêm màng não, não... thậm chí tử vong.
Phần đầu lông mũi rất mềm có chức năng ngăn bụi. Khi bị cắt, nhổ chức năng ngăn bụi không còn mà phần chân cứng của lông có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Với những trường hợp bị bệnh, việc dùng kéo cắt chung có thể lây bệnh thông qua chất nhầy bên trong mũi. Chưa kể, bên ngoài vùng tiền đình mũi là cả một ổ vi trùng. Nếu vùng tiền đình mũi bị nhiễm trùng có thể gây viêm cấp tĩnh mạch xoang hang, dẫn đến nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Các bác sĩ khuyến cáo, để vệ sinh tai và mũi, khi rửa mặt chỉ cần dùng khăn lau ướt ngoáy bên ngoài cửa tai hoặc mũi là đủ. Trường hợp ráy bít lỗ tai thì có thể lấy ráy tai với dụng cụ thích hợp, đảm bảo vệ sinh. Việc lấy ráy thậm chí cần phải nhờ đến các bác sĩ.
Theo TNO
Điều cần biết khi lấy ráy tai Cách lấy ráy tai an toàn nhất là mua thuốc nhỏ tai về, nhỏ vài giọt vào tai, nằm ghé sang một bên sao cho thuốc nhỏ ngấm vào tai trong vài phút. Sau đó xoay nghiêng đầu bạn để thuốc cùng ráy tai chảy ra ngoài. Tại sao cần lấy ráy tai? Theo Bodyandsoul, tiết ra ráy tai là cách vệ sinh...