Rau sắn, cà dại trộn tương má thố nàu – cũng ăn được ư?
Cái tên rau sắn, cà dại khiến người nghe liên tưởng ngay đây là món ăn của con nhà nghèo. Nhưng đừng vì thế mà vội vàng cho rằng nó là một món ăn dở, cứ thử ăn xem, thật sự ngon miệng đấy!
Món rau sắn, cà dại trộn cùng tương má thố nàu
Rau sắn, cà dại trộn cùng với tương má thố nàu là một món ăn vô cùng quen thuộc của người Thái nơi mường bản.
Cái tên rau sắn, cà dại khiến người nghe liên tưởng ngay đây là món ăn của con nhà nghèo. Đúng vậy, đây là món ăn xoàng xĩnh của con nhà nghèo, nhưng đừng vì thế mà vội vàng cho rằng nó là một món ăn dở, không đáng ăn.
Cứ thử ăn xem, thật sự ngon miệng đấy. Ngay cả những người lần đầu được thưởng nếm món ăn thường ngày nơi bản Thái này cũng sẽ nhấm nhai nó một cách thích thú và ồ à ngạc nhiên.
Quả cà dại xấu xí tưởng vứt đi lại có thể ăn được ư? Xin đừng ngạc nhiên nữa, hãy gắp và thư giãn thưởng thức món dân dã miền rừng này đi. Có thể chỉ ăn một lần thôi nhưng về sau vẫn nhớ.
Nên biết rằng người Thái còn có hẳn một câu ngạn ngữ để khen món này ăn ngon miệng, ngay cả người già ốm yếu rồi, kém ăn vậy mà cũng vẫn thèm muốn ăn nó:
Phắc tủn khạ má hèng
Hẹng thảu cọ chaư kin.
Có nghĩa là:
Rau sắn trộn cà dại
Già yếu vẫn thèm ăn.
Nguyên liệu để làm món rau sắn trộn cà dại
Ở nơi bản Thái, rau sắn, cà dại rất dễ kiếm. Cây sắn được trồng trên nương, cây sắn được cắm ngay bờ rào, lá sắn lại hầu như xanh um bốn mùa nên muốn hái lúc nào cũng có.
Video đang HOT
Còn cà dại thì chỉ việc rảo nhanh bước chân ra chỗ bãi hoang cạnh rìa bản là vặt được ngay. Vẻ ngoài quả cà dại nhìn xù xì không bóng bẩy, nhưng để làm món trộn này đâu có thể thiếu được nó.
Người Thái đã rất khéo léo chế biến rau sắn kết hợp cùng cà dại thành món ăn độc đáo, không chỉ kết hợp làm món trộn mà còn được đem xào với nhau nữa. Song, hôm này chỉ nói về món rau sắn, cà dại trộn má thố nàu mà thôi.
Rau sắn, cà dại sau khi nhặt, rửa sạch thì được bỏ vào nồi luộc thật kỹ cho hết hăng, hết chát. Nếu luộc dối thì sẽ vẫn còn hăng, khó ăn.
Gần giống như làm nộm, món rau trộn này cũng cần phải có vừng rang trộn cùng, vừa để cho thơm, vừa để tăng thêm độ ngon bùi cho món. Nếu không có vừng rang thì dùng lạc rang giã dập thay thế cũng được.
Chế biến món ăn này nhất thiết phải có tương má thố nàu. Ở bản Thái hầu như nhà nào cũng có tương má thố nàu, đó là một thức chấm phổ biến của người Thái, cũng giống nước mắm là thức chấm phổ biến của người Kinh vậy.
Rau sắn, cà dại đã được luộc kỹ
Nếu như không có má thố nàu thì dùng tạm đậu phụ nhự để thay thế. Đậu phụ nhự cũng là một thức chấm thông dụng của người Thái. Có điều, dùng má thố nàu trộn cùng thì món mới thực sự đúng cách, đúng kiểu.
Món rau sắn trộn cà dại này còn hay được dân bản Thái biến tấu bằng cách trộn thêm hoa đu đủ đực. Hoa đu đủ đực cũng được đem luộc kỹ như rau sắn, cà dại.
Tuy nhiên, sẽ có những người nhăn mặt khi ăn, bởi sẽ thấy có vị nhằn nhặn đắng của hoa đu đủ. Nhưng đối với những ai vốn đã quen ăn măng đắng, rau đắng, nặm pịa (dưỡng chấp trong ruột non của dê, bò, ngựa) thì lại cảm thấy ngon miệng hơn, thích ăn hơn.
Rau sắn trộn cà dại không phải là món cao sang, lại dễ chế biến, nhưng vẫn đủ sức khiến ai đó khi xa quê phải nôn nao nhớ về.
Chả vậy mà, có những người con sống xa quê bản, lâu ngày mới có dịp về thăm quê bản, trong bữa cơm tụ mặt đã không hề đòi hỏi cầu kỳ thịt, cá mà chỉ muốn được ăn món rau sắn trộn cà dại với tương má thố nàu cho thỏa cơn thèm.
HÀ MẠNH PHONG
Điểm danh những món đặc sản khó quên khi đến Phú Thọ
nhắc đến Phú Thọ, bạn có thể nghĩ ngay tới bưởi Đoan Hùng, quả cọ, rau sắn nhưng vùng đất này còn có nhiều món ngon khác cũng cuốn hút không kém.
Bưởi Đoan Hùng
Ở Đoan Hùng, bưởi của xã Chí Đám và Bằng Luân là ngon nhất. Chỉ một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngất ngây khiến ta tưởng chừng như vị bưởi như đang tan vào tận ruột gan.
Thịt chua
Thịt chua là một đăc sản của người Mường vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thịt để làm món này ngon nhất là loại lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng. Nếu ai từng thưởng thức chắc hẳn sẽ không quên hương vị đặc thù của nó.
Cơm nắm lá cọ
Phù Ninh là vùng quê lừng danh với cây cọ. ngay cạnh nón lá cọ, mành cọ, ở đây còn có một đặc sản là cơm nắm lá cọ. Để có nắm cơm lá cọ, phải tìm những lá cọ non của những cây cọ mới mọc thấp ngang thắt lưng. Cơm nấu chín, xới ra, dùng khăn ướt hoặc tay nhúng nước lạnh nắm tròn lại, lăn cho kỹ, cho nhuyễn, tùy khẩu phần ăn cho một hay nhiều người mà chia thành nắm to, nắm nhỏ. Sau đó cho vào tàu cọ, túm lại buộc một đầu, lăn qua lần nữa cho chặt. Cơm nắm lá cọ chấm với muối vừng, muối sả hay sườn lợn rang muối đều rất ngon.
Rau sắn
Mọi người thường quen ăn củ sắn nhưng không mấy ai từng thưởng thức món rau rắn. Búp sắn non được ngâm nước cho bớt nhựa rồi vò nát, trộn thêm chút muối rồi đem bỏ vào vại ủ chua khoảng 4-5 ngày. Rau sắn muối được dùng kèm với các món khác, đem xào hoặc nấu cá đều rất ngon. Đặc biệt món cá đồng nấu với rau sắn cực ngon vì cá và rau sắn đều nhừ nhưng không bị nát, khi ấy vị ngọt cả cá, của rau, lại thêm vị chua hòa lẫn đạt đến độ tinh tế, ăn rất thanh mát.
Bánh tai
Bánh tai là một đặc sản mà hầu như làng quê Phú Thọ nào cũng có, đặc biệt là thị xã Phú Thọ. Sở dĩ có tên là bánh tai vì hình dạng chiếc bánh khi hoàn thành rất giống với tai. Nguyên liệu để làm món bánh tai rất giản đơn, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và gia vị là có thể làm được.
Tằm cọ
Nếu như xôi cọ là món ẩm thực ngộp ngào hương đồi, hương rừng thì món tằm cọ lại lôi cuốn người thưởng thức bởi chất men say đậm đà của hương rừng, hương đất. Để thực hiện món tằm cọ thì đồ dùng đầu tiên cần có là lò đất nung chứa than hoa đốt từ thân cây cọ già, nhìn lớp than hồng rực đượm màu lửa cũng đủ gợi lên những thu hút, mời chào.
Trám om kho cá
Trám om kho cá là đặc sản có mùi vị rất đặc biệt của Phú Thọ. Cuối tháng năm, sáu âm lịch là thời khắc thu hoạch trám. Món trám om cá có vị chua giôn giốt của trám ngấm vào làm cá mềm nục, có vị ngọt của tương, miếng trám có vị chua ngọt, béo bùi.
Xôi nếp gà gáy
Nếp gà gáy thân dài, hạt to, khi đem đồ xôi chín nhanh, dẻo thơm, chấm với muối vừng hoặc ăn kèm gà đồi nướng.
Cọ ỏm
Cọ ỏm là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức khi đến Phú Thọ. Chỉ với một nồi nước đun liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đun nhỏ lửa từ 5 đến 10 phút rồi đổ ra rổ đến khi ráo nước là có thể ăn. Người khéo léo sẽ cho mẻ cọ có màu nâu sậm, sau khi ỏm xong, nồi cọ có một lớp váng giống như váng mỡ nổi quanh nồi.
Rêu đá
Rêu được lấy về, làm sạch rồi đem trộn với tỏi thái mỏng, muối, mì chính, hành và chút mỡ lợn rồi đem gói trong nhiều lớp lá đu đủ. Bọc rêu được đem vần than nóng cho tới khi lá đu đủ cháy đen, khi đó hương vị rêu hòa với tỏi và các gia vị tạo ra một vị ngon đặc biệt.
Xáo chuối Lâm Thao
Nếu như hồi trước, xáo chuối là món ăn sang, chỉ được nấu trong những dịp có công to việc lớn của người Lâm Thao, thì nay nó lại là món ăn rất quen thuộc được dùng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với người Lâm Thao từ xưa cho đến tận giờ đây, món xáo chuối vẫn là một món ăn bản sắc, có trong những ngày quan trọng như đám cưới, đám hỏi hay thậm chí đám hiếu... mà khó có thể thay thế được.
Theo Internet
Những món món ăn dân dã, đượm tình đất Tổ Ở Đoan Hùng, bưởi của xã Chí Đám và Bằng Luân là ngon nhất. Chỉ một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngây ngất khiến ta tưởng chừng vị bưởi như đang tan vào tận ruột gan. Thịt chua Thịt chua là một đặc sản của người Mường vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ....