Rau rút: Tốt và độc, biết mà tránh kẻo mang họa vào thân
Theo Đông y, rau rút có công dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, có tác dụng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn… làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt, chữa mất ngủ, hỗ trợ điều trị bướu cổ…
Ảnh minh họa: Internet
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong rau rút chứa hàm lượng cao các vitamin và nhiều amine cần thiết như vitamin B12 hay amin leucin, methionin, threonin… Đặc biệt, rau rút có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như xà lách, mồng tơi, rau muống.
Rau rút cũng công năng dưỡng vị âm, sinh tân dịch, tiêu viêm, nhuận tràng, giải nhiệt, mát gan, an thần, gây ngủ, khoẻ gân cốt, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện. Do đó, loại rau này có thể sử dụng rất phù hợp cho những người âm vị bất túc, trị cảm sốt, bướu cổ, chữa tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, trị lỵ, con trùng cắn đốt…
Công dụng chữa bệnh của rau rút:
Chữa cảm sốt cao: Rau rút (tươi) 30g rửa sạch, giã vắt lấy nước cho bệnh nhân uống, ngày uống 3 lần, cần uống 2 ngày liền. Uống thuốc trước khi ăn. Hoặc rau rút (khô) 20g, kinh giới 10g, sắn dây (củ) 8g. Sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống lúc còn nóng. Ngày uống 1 thang, cần uống 3 ngày liền.
Ảnh minh họa: Internet
Chữa táo bón, khó tiểu: Rau rút khô, sắc với 400ml nước còn 200ml, uống thay nước uống trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn (hái lấy ngọn non, nhặt bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá, như các loại rau tươi khác).
Điều trị chứng mất ngủ: Rau rút 300g, khoai sọ 25g, lá sen 10g, tất cả rửa sạch đem ninh nhừ với nước, cho gia vị vừa đủ, ăn cả bã lẫn nước. Tuần ăn 3-5 lần, nên ăn khi còn ấm, tốt nhất ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.
Hỗ trợ điều trị bướu cổ: Rau rút 300g, cá rô 200g, gia vị vừa đủ. Cá làm sạch chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương cá giã nhỏ vắt lọc lấy nước thêm nước cho đủ khoảng 500 ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (làm sạch thái đoạn ngắn) và cá nạc vào nước đang sôi, quấy đều, chờ sôi lại, nhắc ra ăn nóng với cơm. Ngày một lần, dùng liền 5 ngày. Hoặc rau rút 30g, cải trời 20g, mạch môn 15g, sinh địa 15g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8g. Đổ 800ml nước sắc còn 250ml nước. Chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Chữa ra máu cam, mụn nhọt do trong người nóng (nội nhiệt): Lấy rau rút 300g, đổ 800ml nước sắc uống thay trà hằng ngày. Đồng thời kết hợp ăn các món nấu từ rau rút, không ăn các chất cay nóng, kích thích.
- Chữa nóng khát táo bón, tiểu tiện đỏ sẻn: Rau rút khô, sắc với 400ml nước còn 200ml, uống thay nước uống trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn (hái lấy ngọn non, nhặt bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá, như các loại rau tươi khác).
Chữa rắn biến cắn: Rau rút 20 g, giã nát với ít muối vắt lấy nước uống. Nếu độc chạy vào trong gây tình trạng buồn ngủ lấy ngay 15 g rau rút, ít bèo cái, một miếng bầu đốt lấy khói xông mũi cho tỉnh.
Những người không nên ăn rau rút
Người thể trạng yếu, trẻ nhỏ
Rau rút thường có tính lạnh cho nên với những người bị yếu bụng, thể hàn và người dễ bị tiêu chảy, trẻ nhỏ không nên ăn loại rau này vì có thể làm cho bệnh nặng hơn.
Bà bầu
Rau rút tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng với bà bầu thì tuyệt đối không được ăn tái hoặc sống, bởi rau mọc dưới nước ở các hồ ao, ruộng nước, nên rau dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh nguy hiểm có thể mắc phải khi ăn rau rút
Nhiễm sán lá gan
Rau rút là loại rau sống trên mặt của các ao hồ, vì vậy ăn rau rút dễ bị nhiễm sán lá gan. Khi mắc sán, bệnh nhân sẽ có biểu hiện như mệt mỏi, thiếu máu nhẹ, sức khoẻ bị giảm sút…
Khi phát bệnh, người bệnh bị đau bụng kèm theo tiêu chảy, phân lỏng, không có máu, nhưng nhày và có lẫn nhiều thức ăn không tiêu.
Đau bụng ở vùng hạ vị
Bệnh nhân khi ăn phải rau rút không sạch thường đau bụng ở vùng hạ vị, đau kèm theo tiêu chảy và có thể xảy ra những cơn đau dữ dội.
Nếu người bệnh có nhiều sán và không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng, có thể bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng và chết trong tình trạng suy kiệt.
Sán lá kí sinh trong ruột
Rau rút là nơi trú ẩn lý tưởng cho ấu trùng sán lá ruột. Đây là một loại sán lá thường ký sinh trong ruột người hay trong một số loại gia súc, đặc biệt là loài lợn.
Khi ăn phải rau rút chứa ấu trùng sán, chúng sẽ thâm nhập vào một số cơ quan nội tạng và làm tổ trong đó.
Khoảng thời gian từ khi ăn phải ấu trùng cho đến khi sán trưởng thành là 5-6 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, ngoài phổi ra, sán có thể kí sinh ở bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể người như tủy sống, màng não, cơ ngực hoặc tim.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Chữa cảm sốt với cây thục quỳ
Cây thục qùy có nguồn gốc từ nước ngoài, được du nhập và trồng làm cảnh vào dịp Tết nguyên đán ở nước ta vì có hoa rất đẹp. Là loại cây sống lưu niên, thân thẳng, có lông cao 2 - 3m.
Ảnh minh họa
Lá thục qùy mọc so le, dạng tim, chia thùy, rộng tới 30cm. Hoa có cuống ngắn, ở ngọn thân, to, màu trắng, hồng, đỏ, thường xếp từng đôi. Quả nằm trong đài, các phần quả không mở. Mùa ra hoa hoa tháng 7 - 9. Tuy nhiên, hiện nay cây đã được lai tạo nên cây lùn, hoa ra từ mùa đông - xuân có màu sắc khác nhau từ màu trắng đến đỏ đậm, cánh hoa đơn hay kép. Toàn cây từ hoa, rễ, lá đến hạt đều có tác dụng làm thuốc.
Để làm thuốc, thu hái hoa vào cuối vụ khi hoa đã nở to, phơi khô trong râm. Hạt thu hái vào mùa hè, phơi khô. Rễ thu hái vào mùa thu - đông, rửa sạch, phơi khô.
Theo y học cổ truyền, hoa có vị ngọt, mặn, tính hàn; có tác dụng lợi niệu nhuận táo, hoạt huyết điều kinh, tán ung thũng, giải độc. Hạt có vị ngọt, tính hàn; có tác dụng lợi niệu thông lãm, thông đại tiện; còn có tác dụng hạ nhiệt. Rễ có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ lỵ, lợi niệu.
Một số bài thuốc thường dùng
Bài 1: Chữa táo bón do nóng trong, ít vận động: Hạt thục qùy 12g, rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. 5 ngày một liệu trình kết hợp với vận động, ăn thức ăn thanh mát dễ tiêu hóa.
Bài 2: Chữa viêm họng sưng đau: Rễ thục qùy 12g hãm thay trà ngậm nuốt dần dần, uống trong ngày khi thuốc còn ấm.
Nếu hắt hơi, sổ mũi, đau nhức xương khớp có thể dùng bài thuốc sau: Lá thục quỳ 20g, hoa cao ích mẫu 20g, hạt lanh 40g. Tất cả rửa sạch đổ 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày có thể thêm chút mật ong cho dễ uống, uống thuốc lúc còn nóng.
Bài 3: Chữa kinh nguyệt không đều: Rễ thục qùy 12g, cho vào ấm đổ 6 bát nước, sắc nhỏ lửa còn 3 bát, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước chu kỳ kinh nguyệt 15 ngày. Dùng liền 7 ngày.
Bài 4: Tiểu tiện sẻn đỏ do nóng: Hạt thục qùy 5g; râu ngô, rễ cỏ tranh, bông mã đề, mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ ngập vị thuốc sắc nhỏ lửa, uống trong ngày. 5 ngày một liệu trình.
Bài 5: Chữa cảm sốt: Hạt thục qùy 12g, bưởi bung 20g, đổ 6 bát nước, sắc còn 3 bát, chia 3 lần uống lúc còn nóng. Uống liền 3 ngày.
Bài 6: Chữa bỏng lửa, vết thương nông, hẹp: Lá thục qùy một nắm, rửa sạch để ráo nước giã nát đắp vào vết thương, 2 giờ thay băng một lần. Ngày 2 lần.
Để bài thuốc hiệu quả khi áp dụng cần được các nhà chuyên môn bắt mạch kê đơn.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tú
Theo SK&ĐS
Bấy lâu nay chúng ta đã ăn uống nhiều loại thực phẩm sai cách mà không hề biết, lưu ý ngay để tránh gây hại về lâu dài Toàn là những món phổ biến, nhưng đa phần chúng ta đều có cách ăn hoặc cách chế biến sai. Đời sống xã hội phát triển, con người cũng đã dần chú ý tới sức khoẻ, đề cao chuyện ăn sạch, uống sạch, tập luyện thể dục để rèn luyện bản thân. Ấy vậy, nhiều khi chúng ta vẫn có những nhầm lẫn,...