Rau rút có tác dụng gì?
Rau rút là một trong những loại rau quen thuộc, vậy rau rút có tác dụng gì?
Rau rút còn có tên gọi khác là rau nhút, đây là loại rau rất thông dụng có thể nấu canh với khoai sọ và riêu cua.
Theo các chuyên gia, rau rút có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như xà lách, mồng tơi, rau muống. Ăn rau nhút tác dụng ngon miệng, mát, bổ, làm cho dễ ngủ.
Rau rút có tác dụng gì?
Bài viết của Lương y Hoài Vũ trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, rau rút, họ đậu Fabaceae, là cây thảo nổi trên mặt nước, quanh thân có phao trắng. Lá cây kép lông chim, rau ăn thông dụng với mùi thơm đặc trưng như mùi nấm hương, thân ăn giòn như ngó sen.
Sách viết: “Dạ dày đã khỏe dùng rau rút càng khỏe hơn, dạ dày yếu gây lạnh bụng trướng đầy thì rau rút lại có tác dụng tiêu thực…”.
Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh còn viết: Rau rút vị ngọt, tính hàn không độc, nhuận tràng, tiêu thũng “Ăn nhiều thì không đói…”.
Theo đông y, rau rút tính hàn, vị ngọt, không độc, tác dụng dưỡng vị âm, sinh tân dịch làm mát gan phổi, an thần chữa chứng tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt, chữa lỵ, bướu cổ, côn trùng cắn.
Video đang HOT
Rau rút rất tốt cho sức khỏe.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau rút
Hỗ trợ điều trị bướu cổ
- Rau rút 300g, cá rô 200g, gia vị vừa đủ. Cá làm sạch chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương cá giã nhỏ vắt lọc lấy nước thêm nước cho đủ khoảng 500 ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (làm sạch thái đoạn ngắn) và cá nạc vào nước đang sôi, quấy đều, chờ sôi lại, nhắc ra ăn nóng với cơm. Ngày một lần, dùng liền 5 ngày.
- Rau rút 30g, cải trời 20g, mạch môn 15g, sinh địa 15g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8g. Đổ 800ml nước sắc còn 250ml nước. Chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
Chữa chảy máu cam, mụn nhọt do trong người nóng (nội nhiệt)
Lấy rau rút 300g, đổ 800ml nước sắc uống thay trà hằng ngày. Đồng thời kết hợp ăn các món nấu từ rau rút, không ăn các chất cay nóng, kích thích.
Chữa nóng khát táo bón, tiểu tiện đỏ sẻn
Rau rút khô, sắc với 400ml nước còn 200ml, uống thay nước uống trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn (hái lấy ngọn non, nhặt bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá, như các loại rau tươi khác).
Chữa chứng mất ngủ
Rau rút 300g, khoai sọ 25g, lá sen 10g tất cả rửa sạch đem ninh nhừ với nước, cho gia vị vừa đủ, ăn cả bã lẫn nước. Tuần ăn 3 – 5 lần, nên ăn khi còn ấm, tốt nhất ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.
Trên đây là một số tác dụng của rau rút đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia, rau rút tính lạnh cho nên người yếu bụng, thể hàn, dễ tiêu chảy và trẻ nhỏ không nên ăn.
Đậu bắp có chữa được thoái hóa khớp?
Nhiều người thấy đậu bắp, mồng tơi có dịch nhờn nên nghĩ là ăn vào sẽ giúp điều trị thoái hóa khớp.
Trên mạng MXH từng chia sẻ "bài thuốc" uống nước đậu bắp luộc 1-2 lần mỗi ngày, trong thời gian 1-2 tháng sẽ thấy khớp không còn cứng, không còn đau nữa.
Theo chia sẻ của BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, BV Y dược TP.HCM, thoái hóa khớp là hiện tượng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo là phản ứng viêm và hiện tượng giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn điểm nối giữa hai đầu xương. Đây là tình trạng lão hóa của khớp. Sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết... dẫn tới đau nhức vùng khớp, khó đi lại.
Khớp hoạt động trơn tru là nhờ cấu trúc lớp sụn khớp khỏe mạnh, trơn láng và lượng dịch khớp do màng hoạt dịch tiết ra đủ chất lượng. Vì vậy quan niệm ăn thực phẩm có chất nhờn như đậu bắp, rau mồng tơi, cà chua giúp cung cấp chất nhờn cho khớp là chưa đúng. Vì chất nhờn từ đậu bắp, mồng tơi... sẽ không đi trực tiếp vào khớp, mà sẽ được hệ tiêu hóa chuyển thành những thành phần nhỏ đưa tới những bộ phận của cơ thể. Hơn nữa, cấu trúc của dịch nhờn trong đậu bắp và dịch khớp khác nhau.
Đậu bắp rất tốt tuy nhiên chớ thần thánh hóa công dụng chữa thoái hóa khớp.
BS Tấn Vũ phân tích đậu bắp, mồng tơi, cà chua chứa hàm lượng lớn canxi, axit folic, chất xơ và các loại vitamin như vitamin A, C, K... giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ, cải thiện tình trạng đau khớp hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng liên tục, hoặc quá nhiều, đều không có lợi cho sức khỏe.
Đậu bắp còn chứa lượng lớn oxalate, việc ăn nhiều thực phẩm giàu oxalat có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận dạng canxi oxalat.
Đậu bắp cũng chứa nhiều chất xơ, nên ăn nhiều dễ bị tiêu chảy... Do vậy, nên kết hợp với những thực phẩm khác trong bữa ăn để có thể cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho một ngày.
Hiện không có thực phẩm nào giúp điều trị bệnh thoái hóa khớp. Để hỗ trợ cải thiện thoái hóa khớp, mọi người cần tăng cường ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin (C, D, K,..), ăn cá và dầu hạt (như óc chó, đay, oliu) có chứa nhiều omega 3 và khoáng chất đặc biệt là canxi (có trong sữa, phô mai, rau trái xanh đậm màu...) để hỗ trợ xương chắc khỏe, góp phần tự sửa chữa tổn thương trong khớp.
Ngoài ra, cần duy trì cân nặng lý tưởng, có chế độ ăn khoa học và tập thể dục hợp lý, tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt hàng ngày như nằm võng, ngồi xổm, ngồi chồm hổm, leo cầu thang, mang vác nặng, đứng lâu, ngồi lâu...
Những tác dụng tuyệt vời từ vỏ dưa hấu có thể khiến bạn kinh ngạc Hầu hết mọi người đều vứt bỏ vỏ dưa hấu ngay sau khi họ ăn trái ngon bên trong, nhưng lợi ích của vỏ dưa hấu là rất đáng ngạc nhiên và bạn có thể muốn giữ lại vỏ và thêm chúng vào chế độ ăn uống của mình. Dưa hấu có nhiều các chất dinh dưỡng lành mạnh, các vitamin và chất...