Rau ngót – ‘thần dược’ trị nhiều bệnh không phải ai cũng biết
Rau ngót vừa tăng sức đề kháng của cơ thể vừa chống lại nguyên nhân bệnh từ bên ngoài xâm hại cơ thể.
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót.
Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao.
Chữa sót nhau thai: Bà mẹ sau sinh hoặc nạo phá thai, có khả năng nhau thai còn sót lại trong tử cung gây nhiễm khuẩn, sốt cao. Uống nước lá rau ngót 7-10 ngày, nhau thai còn sót ở tử cung sẽ bị tống ra ngoài và giảm nhiễm khuẩn. Cách làm: 50 g lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, đổ nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước 100-200 ml, ngày uống 2-3 lần.
Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc, giò sống, trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả, ăn hàng ngày.
Nhức xương: Rau ngót nấu với xương lợn, ăn nhiều lần trong ngày sẽ chữa nhức xương hiệu quả.
Video đang HOT
Chảy máu cam: Giã nhuyễn rau ngót rồi cho thêm nước, ít đường để uống. Bã rau ngót gói vào vải và đặt lên mũi, chữa chứng chảy máu cam hiệu quả.
Chữa nám da: Đắp rau ngót đã giã nhuyễn lên vùng bị nám, sau 20-30 phút rửa lại với nước lạnh, thực hiện hàng ngày.
Chữa chậm kinh: giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống, bã đắp vào gan bàn chân.
Chữa tưa lưỡi: rau ngót tươi giã nát độ 5 – 15g, vắt lấy nước uống. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được.
Giải độc rượu, rượu có thuốc trừ sâu, rượu ngâm mã tiền, dị ứng cá biển: uống nước rau ngót sống.
Rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật vi lượng đạm thực vật cao
Chữa hóc: giã cây tươi rồi vắt lấy nước ngậm.
Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
Giảm cân: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz – huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
Theo tienphong.vn
Tại sao các mẹ sau sinh đều phải ăn rau ngót?
Vốn là loại rau chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, rau ngót thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của bà đẻ như là &"thần dược" nhằm giảm tiết dịch, tăng sức đề kháng, tăng tiết sữa ...
1. Giảm nguy cơ viêm nhiễm sau sinh
Cơ thể của sản phụ thường khá yếu và dễ bị viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh em bé. Bởi vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi điều độ là điều cần thiết cho chị em thời điểm này. Rau ngót được ông bà ta từ xưa đến nay vẫn ưu ái dành cho bà đẻ không phải là không có lý do. Loại rau này khá lành tính bởi chúng chứa hàm lượng vitamin C khá lớn nhằm giúp cơ thể tổng hợp và sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, chất điện giải trong cơ thể. Nhờ đó làm tăng sức đề kháng của cơ thể sản phụ nhằm chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Ngoài ra, vitamin có trong rau ngót cũng giúp chị em minh mẫn hơn, chữa lành các vết thương đặc biệt là đối với các mẹ sinh mổ đồng thời cải thiện chức năng não bộ.
2. Làm sạch nhanh sản dịch, trị sót nhau
Khi mẹ sinh em bé xong, niêm mạc tử cung sẽ dần dần bị bong ra lẫn với những cục máu đông và chất nhày thoát ra ngoài tử cung. Đây được gọi là sản dịch, kể cả các mẹ sinh thường hay sinh mổ thì hiện tượng này đều xảy ra. Tuy nhiên, số lượng tiết dịch nhiều hay ít lại tùy thuộc vào cơ địa từng người, có người quá trình này kéo dài từ 2-6 tuần trong khi có người ít hơn.
Để giúp chị em nhanh chóng thoát khỏi tình trạng tiết dịch nhầy này, nhằm kích thích dịch sản tống hết ra khỏi cơ thể thì bạn nên ăn và uống nước rau ngót sau khi sinh. Cách tốt nhất là chị em nên luộc rau ngót hoặc ăn canh rau ngót sau khi sinh. Nếu chị em muốn uống trực tiếp để đạt kết quả tốt nhất, bạn có thể xay nhỏ rau ngót tươi với một chút nước sôi rồi uống mỗi ngày 1 cốc.
Ngoài ra, rau ngót cũng là phương thuốc hữu hiệu để trị sót rau, chống sa dạ con để dạ con sớm trở lại trạng thái ban đầu.
3. Tăng cường ham muốn tình dục sau sinh
Cảm giác sợ hãi khi quan hệ sau sinh hay thờ ơ không ham muốn quan hệ thường trở thành vấn đề khiến các sản phụ lo ngại. Theo các chuyên gia, rau ngót không chỉ có giá trị dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể mà còn hỗ trợ cải thiện chất lượng phòng the cho cả hai vợ chồng. Thực vậy, hợp chất phytochemical có tác dụng tăng cường khả năng nam giới và ham muốn yêu của nữ giới, phòng chống chứng lãnh cảm.
4.Lợi sữa
Điều này không còn bàn cãi thêm nữa, bởi rau ngót vốn được dân gian sử dụng như một bài thuốc lợi sữa cho mẹ sau sinh. Hàm lượng vitamin C có trong rau ngót còn nhiều hơn so với các loại trái cây nên rau ngót được các chị em ưa chuộng dùng để nấu món ăn cho bà đẻ và nấu ăn dặm cho trẻ sơ sinh.
Theo www.phunutoday.vn
Cỏ mực: 'Thần dược' mọc dại ven đường không phải ai cũng biết Là loại thảo mộc mọc dại ven đường, cỏ mực khiến nhiều người bất ngờ vì công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Được gọi là "thuốc cầm máu nổi tiếng", cỏ mực không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, rất hiệu quả tron việc cầm máu cho người bị chảy máu dữ dội. Ngày nay, vị thuốc này được...