Rau mồng tơi: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước họa vào người
Rau mồng tơi là loại rau chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe, giúp phòng chống được nhiều bệnh và làm da mịn đẹp. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn ăn đúng cách, ăn điều độ. Với một số người mang bệnh ‘đại kỵ’ với mồng tơi, ăn rau này còn có thể làm bệnh nặng thêm.
Ảnh minh họa: Internet
Những lợi ích của rau mồng tơi đối với sức khỏe
Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón
Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Hoặc rau mồng tơi 500g, cho mắm, muối, tương nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
Rau mồng tơi giàu vitamin A
Hàm lượng tiêu thụ vitamin A khuyến cáo hàng ngày là 2.310 IU cho phụ nữ và 3.000 IU cho nam giới. Vói 510 IU của vitamin A, rau mồng tơi là một trong những cách tốt để đạt mức tiêu thụ mỗi ngày.
Ngoài ra, vitamin A rất tốt cho hệ thống miễn dịch, giúp tạo ra các tế bào bạch cầu để ngăn ngừa vi khuẩn và virus. Hoạt động của hệ thống sinh sản, xương và thị lực cũng dựa vào một lượng vitamin A cần thiết của cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Rau mồng tơi ngăn ngừa loãng xương
Hàm lượng canxi cao trong mồng tơi giúp xương và răng chắc khỏe, cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh và các hormone trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Hầu hết những người trưởng thành cần bổ sung khoảng 1.000-1.200 mg canxi mỗi ngày, trong khi đó mồng tơi có thể cung cấp 55 mg canxi trong một khẩu phần nhỏ.
Rau mồng tơi tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Axit folic là một trong những loại vitamin B quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì nó ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Nó cũng tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư.
Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Một phần mồng tơi nhỏ chứa khoảng 0,98 mg sắt, cung cấp từ 5,4-12% lượng sắt cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
Giảm chất béo, cholesterol
Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Chống ung thư, bảo vệ mắt, chống lão hóa
Lá rau mùng tơi chứa rất nhiều các săc tố carotenoid chống oxy hóa như beta-caroten, zeaxantin và lutein. Những chất chống oxy hóa này có tác dụng trung hòa những gốc tự do nguy hại do cơ thể tạo ra.
Rau mùng tơi rất giàu vitamin A. 100g rau cung cấp khoảng 267% lượng vitamin A khuyến nghị/ngày. Lượng vitamin A trong rau mùng tơi không chỉ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ ung thư phổi và ung thư vòm họng mà còn giúp bảo vệ đôi mắt khỏi bị đục thủy tinh thể hoặc suy giảm thị lực.
Tốt cho tim
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, chất xơ giúp giảm nồng độ cholesterol xấu – thứ gây ra hiện tượng tắc mạch máu, dẫn tới bệnh tim.
Tốt cho người bệnh thiếu máu
Lá mồng tơi có chứa khá nhiều sắt, chiếm 15% mức khuyến nghị mỗi ngày, từ đó khắc phục tình trạng thiếu máu ở người.
Cũng trong 100g lá có 109mg canxi, 65mg magie, chiếm lần lượt 11% và 16% lượng khuyến nghị mỗi ngày. Canxi tốt cho xương, trong khi magie giúp hấp thụ canxi trong cơ thể.
Nâng cao hệ miễn dịch
100g lá mồng tơi có chứa 102mg vitamin C, chiếm 170% lượng khuyến nghị mỗi ngày. Lượng vitamin C này giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, phòng chống bệnh và giảm thời gian mắc bệnh.
Nhiều lợi ích là thế, nhưng theo lương y Bùi Hồng Minh, Hà Nội, với nhiều người nếu ăn rau mùng tơi khi đang mang những bệnh này có thể gây ra tác hại với sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Những người tuyệt đối không nên ăn rau mồng tơi
Người sỏi thận
Rau mồng tơi chứa nhiều purin – hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Người mới lấy cao răng
Rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước. Những người mới lấy cao răng được khuyên là không ăn mồng tơi trong 1-2 tuần.
Người bị đau dạ dày
Hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều. Vì vậy những người bị đau dạ dày không nên ăn rau mồng tơi.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng
Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.
Những lưu ý cần ghi nhớ khi ăn rau mồng tơi
Mặc dù mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng (1/2 chén rau mồng tơi sau khi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần) nhưng không nên lạm dụng. Lương y Minh cho hay, nếu lạm dụng loại rau này sẽ gây những tác hại cụ thể như sau
Hấp thu kém: Ăn quá nhiều rau mồng tơi khiến cơ thể hấp thụ kém vì chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Đây là một loại chất hóa học có khả năng liên kết với canxi, sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Do đó, khi ăn rau mồng tơi nên ăn kèm theo các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, khế.
Rau mồng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh mướt, xanh đậm như các rau phun thuốc hóa học. Lá có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với phần thân. Thân rau giòn, rắn chắc không bóng mượt như các cây rau được phun thuốc kích thích tăng trưởng.
Ảnh minh họa: Internet
Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Không ăn rau mồng tơi sống: Mồng tơi khi ăn sống sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, đó là lý do theo kinh nghiệm dân gian, loại rau có nhiều chất nhầy này cần được nấu chín kỹ. Chưa kể, việc nấu chín kỹ mồng tơi rồi mới ăn cũng giúp bạn tận dụng tối đa những chất dinh dưỡng trong loại rau này. Do đó tuyệt đối không được ăn mồng tơi sống.
Không ăn rau mồng tơi để qua đêm: Nhiều gia đình có thói quen ăn canh rau mồng tơi không hết thường để qua đêm để ăn cho bữa sau. Đây là thói quen cực nguy hiểm nói chung. Nguyên nhân là hàm lượng nitrat trong rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư. Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso. Hợp chất này có thể gây các căn bệnh ung thư như thực quản, dạ dày và bệnh ở hệ tiêu hóa.
Do đó, tốt nhất nếu ăn xong còn thừa rau canh, bạn nên đổ đi để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Gây vàng, ố răng: Chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu lại ở răng vì không hòa tan được trong nước. Từ đó, răng bạn sẽ bị đen, vàng.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Ám ảnh căn bệnh nguy hiểm ẩn nấp trong 13 triệu người Việt
Từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhân tan máu bẩm sinh qua đời ở lứa tuổi từ 6-7, nhiều trường hợp ở độ tuổi 16-17. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh nặng không có cơ hội xây dựng gia đình.
"Tan máu bẩm sinh - từng tiếng, từng chữ cứ như búa giáng thẳng vào đầu làm tôi choáng váng. Tại sao lại là con tôi? Con ơi, con bé bỏng có biết con bị căn bệnh khủng khiếp này không? con tôi vẫn ngô nghê, tròn xoe mắt nhìn mọi thứ. Còn lúc đó, mắt tôi nhòa đi từ bao giờ", chị Kim Anh nhớ lại.
Đến giờ, hình ảnh bà mẹ trẻ với giọng nói nghèn nghẹn khi kể về hành trình 5 năm cùng con chiến đấu với căn bệnh "hoàng gia" vẫn luôn ám ảnh tôi.
Bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh.
Chị Kim Anh kể rằng, khi bé Minh chào đời, ôm con bé bỏng trong tay, nhưng hạnh phúc chưa kịp ngấm đã dường như tuột khỏi tầm tay chị rất nhanh khi cậu con trai liên tục quấy khóc, ốm, mệt. Đưa con đi bệnh viện khám, khi bác sĩ nói con mắc tan máu bẩm sinh, cảm giác như đất dưới chân đang sụt xuống, chị Kim Anh bàng hoàng như đang rơi tõm xuống vực sâu.
Và từ đó là những ngày dài chị cùng con chiến đấu với bệnh tật. Chị bảo rằng, trước khi lấy nhau vợ chồng chị đều khỏe mạnh và chưa từng nghe khái niệm "tan máu bẩm sinh" bao giờ. Thế nhưng đến giờ, con trai chị - bé Minh sẽ phải cả đời gắn liền với kim truyền máu.
Bệnh Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh-TMBS) là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...
TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, biểu hiện của trẻ bị tan máu bẩm sinh chủ yếu là các triệu chứng của thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt, ăn uống kém, ngủ ít, quấy khóc, mệt mỏi... Bên cạnh đó, nếu ở thể nặng có thể xuất hiện triệu chứng vàng da rất rõ, lách to...
Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cũng thông tin, Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Trong đó, người dân miền núi chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 20-40%. Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng.
Tỷ lệ người dân mang gen tan máu bẩm sinh ở vùng miền núi khá cao, đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết.
6 dân tộc chủ yếu ở miền núi phía Bắc như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao và H'Mông thì tỷ lệ mang gen và mắc bệnh khá cao như: 26,1% ở dân tộc Tày; 25,5% ở dân tộc Dao, 24,7% ở dân tộc Nùng... Đặc biệt, tại Sơn La, dân tộc Xinh Mun có tỷ lệ mang gen bệnh rất cao, lên tới hơn 80%.
Tại các địa bàn này, ước tính mỗi năm, khoang 100.000 tre ra đơi thi co khoang 250 trương hơp thai nhi bi phu (không thê sông), khoang 200 tre bi bênh ở mưc đô trung binh đên năng - la nhưng bênh nhân se phai điêu tri ca đơi.
Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực lớn song việc điều trị mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh. Chất lượng sống của các bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh rất thấp, tỷ lệ tử vong lớn.
Qua báo cáo, từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhân tan máu bẩm sinh qua đời ở lứa tuổi từ 6 - 7, nhiều em ở độ tuổi 16 - 17. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh nặng không có cơ hội xây dựng gia đình.
Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho hay, hiện nay, số lượng bệnh nhân tan máu bẩm sinh đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội. Bệnh này gây hậu quả nặng nề không chỉ mặt sức khỏe mà còn cả chi phí điều trị. Ước tính, chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi là khoảng 3 tỷ đồng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm thế giới có khoảng 300.000 - 500.000 trẻ sinh ra bị bệnh và có 50.000 - 100.000 trẻ mắc bệnh thể nặng dẫn đến tử vong. Điều này gây hậu quả nặng nề về kinh tế xã hội và đe dọa giống nòi của các quốc gia khi mất phần lớn dân số là trẻ em.
Theo đánh giá của GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí - nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, một trong những cách quan trọng để phòng bệnh, giảm dần và chấm dứt việc sinh ra những trẻ bị bệnh là cần tiếp cận với những người mang gen, hướng họ tới việc kết hôn, sinh con làm sao để không có những trường hợp cả hai mang gen bệnh.
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, có thể phòng bệnh hiệu quả tới 90-95% bằng các biện pháp như tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân để xác định xem cá nhân có mang gen bệnh hay không; từ đó giúp cho họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai, sinh đẻ nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh tan máu bẩm sinh.
N. Huyền
Thực phẩm không tốt cho người bị cảm nhiều người không ngờ tới Sữa, cà phê, ớt,... là những thực phẩm chúng ta nên tránh khi cảm cúm. Bệnh cảm cúm là căn bệnh thường gặp ở nhiều người, nhất là vào mùa lạnh. Khi cảm cúm, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, đau nhức, khó chịu, thời điểm này nếu dùng những thực phẩm không phù hợp thì bệnh sẽ trở nên tồi tệ...