Rau dấp cá chữa đau răng cực tốt
Dấp cá là cây gia vị được nhiều người yêu thích. Rau dấp cá có mùi vị hơi tanh, có tác dụng tiêu ung thũng, lợi tiểu, chống viêm, được coi như một kháng sinh thực vật.
Ảnh minh họa: Internet
Là cây gia vị được nhiều người yêu thích. Rau dấp cá có mùi vị hơi tanh, có tác dụng tiêu ung thũng, lợi tiểu, chống viêm, được coi như một kháng sinh thực vật. Nhân dân dùng rau dấp cá chữa các bệnh chốc đầu ghẻ lở, trĩ, đau răng, sốt rét, đái buốt, trẻ em sốt cao co giật, phụ nữ bị đau vú tắc sữa, rắn cắn, sởi, thủy đậu, ho, viêm họng… Liều dùng: 2 – 12g/ngày (loại khô), 20 – 40g/ngày (loại tươi).
Rau dấp cá được dùng làm thuốc chữa các bệnh:
Đau nhức răng: rau dấp cá 30g, thương nhĩ 20g, kinh giới 20g, vỏ cây gạo 20g. Đổ bát nước, nấu sôi kỹ. Dùng nước thuốc này ngậm nhiều lần trong ngày.
Đái buốt đái dắt: rau dấp cá 20g, lá tre 20g, đinh lăng 20g, mã đề thảo 20g, râu ngô 10g, hương nhu 16g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát nấu sôi 10 phút, chia uống 2 – 3 lần trong ngày.
Video đang HOT
Bệnh trĩ: rau dấp cá 30g, nhân hạt gấc 2 cái. Cách làm: Nhân hạt gấc sao vàng cùng với rau dấp cá giã nhỏ mịn, đem đắp vào nơi trĩ, băng lại. Nên thực hiện vào buổi tối lúc đi ngủ. Làm như vậy từ 2 – 3 đêm liền cho kết quả tốt.
Trẻ em sốt cao co giật: rau dấp cá 30g, lá hương nhu 30g. Hai thứ rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước cốt cho trẻ uống 1 chén, cơn sốt thuyên giảm ngay.
Chữa viêm đại tràng: dấp cá loại khô 20g, tất bát 20g, cao lương khương 12g, sơn thù 10g, hoài sơn 12g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, bạch linh 10g, trần bì 10g, ngũ gia bì 12g. Đổ 1.400ml nước sắc lấy 350ml nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Kiêng chất tanh và chất cay nóng.
Bàng quang bị thấp nhiệt gây tiểu buốt tiểu đỏ: rau dấp cá 30g, đinh lăng 20g, huyền sâm 12g, hoàng kì 12g, bạch mao căn 16g, chi tử 10g, hoàng đằng 10g, cát căn 16g, xa tiền 10g, thương nhĩ 16g, rễ bí đỏ 16g. Lần 1: Đổ 1.000ml nước, sắc lấy 200ml. Lần 2: Đổ 800ml nước, sắc lấy 200ml. Chung 2 lần nước lại hâm sôi. Chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Phụ nữ đau vú tắc tia sữa: rau dấp cá 20g, đinh lăng 20g, xương bồ 16g, kim ngân 16g, bồ công anh 16g. Đổ 800ml sắc còn 350ml nước. Chia 2 lần uống trong ngày. Uống khi nước thuốc còn đang nóng.
Lương y Trịnh Văn Sỹ
Sức khỏe & Đời sống
Rau diếp cá trị mụn cực hiệu quả
Diếp cá là một loai rau rất tốt cho hệ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng. Đặc biệt, diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và sát trùng. Vì vậy, ngoài công dụng chữa một số bệnh, diếp cá còn có thể ứng dụng trong làm đẹp, giảm mụn rất hiệu quả.
Ảnh minh họa: Internet
Diếp cá, dầu ô liu và cám gạo
Loại mặt nạ này rất hiệu quả trong việc loại trừ các vết mụn và vết thâm do mụn để lại. Kiên trì đắp mặt nạ diếp cá, đầu ô liu và cám gạo 2 lần một tuần bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Cách làm: lá diếp cá nghiền nhuyễn cho ra nước, lọc lấy mình nước rồi đem trộn cùng cám gao, thêm chút dầu ô liu tạo thành một hỗn hợp sánh, mịn. Đắp hỗn hợp này lên vùng da có mụn và vết thâm để khoảng 15 phút rửa lại bằng nước sạch.
Mặt nạ diếp cá, muối
Giã nát rau diếp cá, cho thêm chút muối hạt vào trộn đều cho tan muối rồi bôi lên mặt. Muối làm da săn chắc hơn, điều tiết chất nhờn đặc biệt là vùng chữ T. Ngoài ra, muối và nước rau diếp cá đều có tính sát khuẩn, giúp da thài độc tố, ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả.
Nước diếp cá nguyên chất
Lá diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn, lấy nước, rồi vỗ lên mặt, lên cổ, lên tay. Để 15 phút rồi rửa lại. Lúc đó da rất sạch, mịn và mát. Để mặt nạ lá diếp cá phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng trước khi đi ngủ vì lúc đó làn da đã được nghỉ ngơi và có thể hấp thụ dưỡng chất nhiều nhất.
Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng việc đắp mặt nạ, tốt nhất là sử dụng -3 lần/tuần, trong khoảng 15-20 phút. Khi đắp mặt nên tránh các vùng da nhạy cảm như mắt, lông mày, khóe miệng.
Diếp cá, lô hội
Theo thông tin trên Tạp chí làm đẹp, với tính kháng khuẩn cao, diếp cá sẽ làm các nốt mụn giảm sưng tấy và khô xẹp lại. Bên cạnh đó gel nha đam lành tính đối với mọi loại da sẽ giúp làm se lỗ chân lông, mờ vết thâm do mụn để lại. Kết hợp lá diếp cá và nha đam bạn sẽ được loại mặt nạ trị mụn tự nhiên hữu hiệu không hề thua kém các loại thuốc đắt tiền.
Theo SKGD
Lá lốt làm thuốc: 7 cách bà mẹ nào cũng cần phải biết Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) là một loại cây thảo sống dai thường mọc nơi ẩm ướt ở trung du, miền núi có chiều cao 30 - 40cm, mọc bò, thân cành có phủ ít lông và phồng...