Rau đắng có tác dụng gì?
Rau đắng đất là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi và là một loại thực phẩm được sử dụng trong các món ăn thường ngày. Ngoài ra rau đắng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.
Rau đắng còn được gọi là rau xương cá, rau đắng đất là loại cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao khoảng 10cm, thân và cành nhẵn, màu đỏ tím, mọc tỏa tròn. Lá rau đắng nhỏ, mọc so le, hình mác hẹp. Hoa rau đắng có màu hồng tím. Loại cây này mọc dại ở nhiều nơi, từ đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp. Chúng thường mọc thành đám tại các ruộng đồng hoa màu, bãi sông,…
Rau đắng có tác dụng gì?
Các thành phần có trong rau đắng là tinh dầu, tanin, axit silicic, oxalic, cafeic, galic; các glycosid: avicularosid, kaempferitrosid; các dẫn chất polyphenol: quercetin, kaemferol, quercitrin, esculetin, avicularin,…; dẫn chất anthranoid: emodin; các axit amin: methionin, prolin, serin, treonin, tyrosin, phenylalanin; các loại đường, chất nhầy… Vậy rau đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Rau đắng chứa nhiều chất xơ và các loại dinh dưỡng khác nên rất tốt cho chế độ ăn giảm béo, ngăn ngừa rối loạn mỡ máu, phù hợp với các đối tượng đang mắc bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường. Với những người mong muốn giảm cân, rau đắng là một loại thực phẩm tốt để thêm vào chế độ ăn kiêng.
Trong dân gian, rau đắng có khả năng cầm máu vì ethanol trong nước sắc và cao chiết có tác dụng làm tăng khả năng đông máu. Rau đắng có tác dụng hạ huyết áp, lợi mật, lợi tiểu và giúp hạ sốt. Một số bài thuốc từ rau đắng có tác dụng tẩy giun. Ngoài ra, rau đắng có thể ức chế sự phát triển của liên cầu khuẩn, lỵ trực khuẩn, trực khuẩn mủ xanh và nấm ngoài da.
Trong đời sống hằng ngày, rau đắng được dùng làm thuốc hạ sốt, chữa bệnh về gan, vàng da… Ở Ấn Độ, chúng còn được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng và điều trị ứ sản dịch. Bạn có thể giã nát rau đắng rồi trộn với dầu castor, đắp nóng để chữa đau tai. Dịch chiết từ loại cây này còn dùng trị ngứa và bệnh ngoài da.
Video đang HOT
Theo y học cổ truyền, rau đắng có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giải độc, trị ngứa, lợi tiểu. Rau đắng cũng có tác dụng tốt trong điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, kiết lỵ, hoặc những bệnh lý về đường tiết niệu như đi tiểu buốt, tiểu rắt, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, phù nề,…
Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, rau đắng thường được sử dụng làm nguyên liệu trong những bữa ăn. Phần sử dụng được là lá và thân. Rau đắng thường được nấu cùng với cháo cá lóc, cá kèo,…
Một số lưu ý khi sử dụng rau đắng
Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi sử dụng rau đắng. Một số thí nghiệm trên chuột cho thấy, các chất trong rau đắng có thể gây co bóp tử cung, tăng thời gian đông máu làm tăng nguy cơ xuất huyết, sảy thai.
Rau đắng rất tốt với người bị táo bón nhưng ngược lại, với người không có vấn đề gì về tiêu hóa hoặc bụng dạ yếu sẽ dễ bị tiêu chảy khi ăn rau đắng.
Ăn cây rau đắng có giảm cân không là câu hỏi nhiều chị em đặt ra. Câu trả lời là có, nhưng bạn cần phải kết hợp rau đắng với chế độ ăn kiêng hợp lý. Ăn rau đắng quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đầy bụng, tức bụng. Chị em cần lưu ý kết hợp rau đắng với những thực phẩm lành mạnh khác và một chế độ luyện tập thể dục cân đối để có hiệu quả giảm cân tốt nhất.
Bữa ăn lành mạnh của một số quốc gia
Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp phòng tránh được suy dinh dưỡng (bao gồm cả thừa cân, béo phì) và các bệnh không lây nhiễm (đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout...).
Hãy cùng thưởng thức bữa ăn lành mạnh của một số nước trên thế giới...
Bữa ăn chậm ở Pháp
Khi bạn ăn chậm và thưởng thức chúng, giống như nhiều người ở Pháp, điều đó có thể dẫn đến ít calo hơn, đặc biệt là đối với nam giới. Vì vậy, hãy dành thời gian và thưởng thức một bữa ăn ngon, dài với bạn bè.
Ăn các phần nhỏ ở Nhật Bản
Các phần ăn nhỏ thường có nghĩa là ít calo hơn. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn khẩu phần lớn hơn có nhiều khả năng bị thừa cân và kém khỏe mạnh. Món khai vị cùng với nhiều nước sẽ giúp bạn hài lòng. Chế độ ăn uống truyền thống của Nhật Bản không bao gồm nhiều thịt đỏ và nghiên cứu cho thấy điều đó rất tốt cho cơ thể.
Chế độ ăn nhiều thảo mộc tốt cho cơ thể.
Thức ăn chứa nhiều thảo mộc ở Ấn Độ
Thức ăn Ấn Độ chứa nhiều thảo mộc và gia vị như nghệ, cà ri, gừng và nhục đậu khấu. Những thảo mộc này chứa đầy chất chống oxy hóa và có thể làm nóng món ăn, giúp bạn ăn ít hơn.
Chế độ ăn Địa Trung Hải ở Hy Lạp
Có nhiều nền văn hóa và phong tục ăn uống trên khắp Địa Trung Hải, nhưng chế độ ăn truyền thống của Hy Lạp là chế độ ăn được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Chế độ ăn gồm nhiều trái cây và rau, nhiều pho mát hơn sữa, nhiều cá hơn thịt, dầu ô liu và rượu vang.
Uống rượu vang đỏ ở Ý
Các nghiên cứu cho thấy uống rượu vừa phải có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nhưng điều quan trọng là phải điều độ: Phụ nữ 1 ly mỗi ngày, nam giới 2 ly mỗi ngày.
Thức ăn lên men ở Na Uy
Thực phẩm lên men là nguồn probiotics tự nhiên - vi khuẩn tốt ảnh hưởng đến mọi thứ từ tiêu hóa đến tâm trạng. Ở Na Uy, cá hồi để lên men một năm và ăn với rau là thực phẩm được ưa chuộng.
Nhiều món ăn trong một bữa ở Hàn Quốc
Tại đây, một nhà hàng có thể phục vụ bạn rau muối, súp, bánh bao, bắp cải lên men (kim chi), thịt, trứng, cá và thịt lợn - tất cả chỉ trong một bữa ăn! Các loại thực phẩm khác nhau không chỉ tạo thêm hứng thú mà chúng còn giúp bạn có thêm chất dinh dưỡng. Nhưng đa dạng hơn có thể khiến bạn ăn quá nhiều, vì vậy hãy giữ những khẩu phần nhỏ.
Bánh mỳ đen ở Thụy Điển
Bánh mì lúa mạch đen nguyên hạt phổ biến ở Thụy Điển tốt cho sức khỏe hơn. Bánh mì lúa mạch đen nguyên hạt không làm tăng lượng đường trong máu nhiều như bánh mì trắng, đồng thời lại có nhiều chất xơ hơn, tốt tiêu hóa.
"Giá trị xanh" trong bữa ăn hằng ngày Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, ngoài công dụng cung cấp chất xơ, tăng cường tiêu hóa, nhiều loại còn là thảo dược, có lợi sức khỏe. Ảnh minh họa Như mướp đắng, rau đắng đất, rau đắng biển, tuy có những ưu điểm, dược tính riêng nhưng đều rất tốt. Rau đắng đất, mướp đắng...