Rau chân vịt là rau gì? Người nào không nên ăn loại rau này?
Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi, Đông y thường dùng để phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh như đái tháo đường, lở môi miệng, bệnh trĩ… và khoa học chứng minh đây là loại rau tốt cho sức khỏe, vì vậy loại rau này được nhiều người sử dụng thường xuyên trong bữa ăn gia đình.
Hình ảnh cây rau chân vịt
Theo Wikipedia, rau chân vịt còn gọi là cải bó xôi, rau pố xôi, bố xôi, bắp xôi, ngoài ra còn có những tên gọi khác như rau bina hay rau nhà chùa… là một loài thực vật có hoa thuộc họ Dền (Amaranthaceae), có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á.
Cây rau chân vịt trong dân gian là 1 vị thuốc thường dùng để chữa bệnh.
Theo đông y dân gian thì rau chân vịt được sử dụng trong việc bổ sung chức năng mắt, nhờ vào khả năng thanh nhiệt giải độc… dùng để phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh như đái tháo đường, lở môi miệng, viêm bao tinh hoàn hay bệnh trĩ…
Ngoài ra, thì rau chân vịt còn có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như hạn chế béo phì, bảo vệ mắt, bảo vệ tim mạch, tăng cường xương chắc khỏe…
Với nhiều lợi ích như vậy, không khó hiểu khi rau chân vịt được sử dụng nhiều trong thực đơn các bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình người Việt.
Theo khoa học chứng minh đây là loại rau tốt cho sức khỏe. Vì trong rau chân vịt có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, K, và các khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe như folate, magie, axit béo thực vật và omega 3. Đây là những chất dinh dưỡng có lợi cho tim mạch.
Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy rau chân vịt sở hữu 10 hợp chất flavonoid khác nhau, những chất này cho khả năng phòng chống ung thư tuyến tiền liệt cực tốt.
Tuy vậy trong rau chân vịt có một chất là axit Oxalic không tốt cho thận nên nếu ai bị sỏi thận thì nên tránh ăn loại rau này.
Theo ìnonet
Chống ung thư, tiểu đường, loãng xương cực tốt nhờ rau chân vịt
Rau chân vịt tốt cho người thiếu máu, thiếu sắt, tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn rau chân vịt thường xuyên làm giảm biến chứng đái tháo đường, ung thư tuyến tiền liệt, hạn chế béo phì, bảo vệ tim mạch và phòng chống các bệnh về mắt.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ: Internet
Tốt cho não
Rau chân vịt được coi là một thực phẩm thiết yếu cho não. Nó chứa các khoáng chất như axit folic, vitamin A, vitamin B6, vitamin C và các chất chống oxy hoá khác. Những điều này giúp ngăn ngừa sự suy giảm chức năng thần kinh và nhận thức.
Giàu vitamin và khoáng chất
Ăn rau chân vịt mỗi ngày sẽ giúp đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Còn rau cải bó xôi lại rất giàu folate, vitamin C, vitamin A, canxi, sắt,... Những chất này sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi những bệnh nghiêm trọng như bệnh tiểu đường, sỏi thận, ung thư, đau tim và đột quỵ.
Chống loãng xương
Rau chân vịt là một nguồn vitamin K tuyệt vời, giúp cho xương khỏe mạnh. Nó có khả năng điều trị và ngăn ngừa loãng xương. Vì vậy, ăn rau chân vịt mỗi ngày sẽ giúp chống lại chứng loãng xương.
Uống nước cà rốt hay nước rau chân vịt đều có tác dụng chữa một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể. Ảnh minh hoạ: Internet
Chống sưng, viêm
Nước ép rau chân vịt có tác dụng chống sưng, viêm, tốt cho những người mắc bệnh như viêm khớp hay loãng xương
Tốt cho hệ tiêu hóa
Rau chân vịt giàu chất xơ, giúp làm sạch hệ tiêu hóa, tốt cho người bị táo bón.
Tốt cho mắt
Uống nước cà rốt hay nước rau chân vịt đều có tác dụng chữa một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.
Tốt cho răng lợi
Rau chân vịt có tác dụng chữa một số bệnh về răng lợi như xuất huyết lợi. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung rau chân vịt đẻ bù đắp lương vitamin C thiếu hụt.
Ăn một chén rau chân vịt mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm cân nhanh chóng. Theo các nghiên cứu, một chế độ ăn uống chứa 1200 đến 1600 calo sẽ có hiệu quả giảm cân. Và rau chân vịt có trong chế độ ăn uống sẽ giúp quá trình giảm cân nhanh hơn. Ảnh minh hoạ: Internet
Ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư
Rau chân vịt có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhờ chất carotene và chlorophyll. Những tác nhân chống ung thư trong rau chân vịt đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển ung thư.
Điều hòa lượng glucose
Rau chân vịt cũng chứa kẽm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất insulin trong cơ thể, trực tiếp điều hòa lượng glucose. Kẽm cũng có tác dụng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
Dưỡng huyết, nhuận phế, hạ huyết áp: Rau chân vịt tươi 200g, hành tây vài lát, gừng tươi, tỏi, gia vị vừa đủ. Gừng thái chỉ, tỏi giã nhỏ, rau chân vịt rửa sạch, chần qua, thêm dầu vừng, gia vị trộn đều. Ngày ăn 2 lần. Ảnh minh hoạ: Internet
Tốt cho phụ nữ mang thai
Rau chân vịt rất tốt cho cả phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú, nhờ hàm lượng sắt và folate trong thực phẩm này.
Chữa mắt quáng gà, khô mắt
Rau chân vịt tươi 500g, rửa sạch để ráo nước, cho vào máy xay sinh tố hoặc ép lấy nước uống.
Chữa bệnh trĩ, táo bón ở người cao tuổi
Gạo tẻ nấu thành cháo, cháo chín cho rau chân vịt vào, thêm gia vị, ăn nóng.
Phòng ngừa tăng huyết áp, đau tức ngực, đại tiện táo kết
Rau chân vịt tươi 200g, rau cần ta 200g, rửa sạch để cho ráo nước, chần qua nước nóng, trộn với gia vị, dầu vừng. Ngày ăn 2 lần.
Trị tiểu đường
Rễ rau chân vịt 120g, kê nội kim 15g, thêm nước, sắc uống, ngày 2 - 3 lần.
Tốt cho giảm cân
Ăn một chén rau chân vịt mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm cân nhanh chóng. Theo các nghiên cứu, một chế độ ăn uống chứa 1200 đến 1600 calo sẽ có hiệu quả giảm cân. Và rau chân vịt có trong chế độ ăn uống sẽ giúp quá trình giảm cân nhanh hơn.
HOÀ THUẬN
Theo Tiền Phong
Tóc Tiên tiết lộ bí quyết dưỡng da, giữ dáng gợi cảm Mới đây, nữ ca sĩ Tóc Tiên không ngại ngần chia sẻ công thức sinh tố xanh gồm dứa, chuối, cần tây và rau chân vịt thường được cô áp dụng nhằm giữ dáng, dưỡng da. Tóc Tiên là một trong nữ ca sĩ sở hữu khá nhiều bài hát vào hàng top hit và được rất nhiều bạn trẻ yêu mến. Ngoài...