Rất ít học sinh báo cáo với giáo viên hay hiệu trưởng khi bị quấy rối, xâm hại tình dục
Rất ít học sinh báo cáo với giáo viên hay hiệu trưởng khi bị quấy rối, xâm hại tình dục, còn số học sinh báo với bố mẹ chỉ chiếm 16%.
Đây là thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Hội nghị quốc gia về tình dục, sức khỏe và xã hội lần thứ tư, với chủ đề “Kết nối để xóa khoảng trống trong phòng, chống bạo lực tình dục (BLTD)” vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Xâm hại và BLTD trong không gian ảo được đánh giá là có thể len lỏi vào bất kỳ đâu, không có giới hạn, thường gây ám ảnh nặng nề về cảm xúc, tâm lý, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe thể chất, tinh thần cho nạn nhân.
Bà Phí Mai Chi, Bộ LĐ-TB&XH cho hay, Việt Nam có khoảng 62 triệu người dùng internet, trong đó 1/3 là trẻ em và trẻ em dùng hơn 65 tiếng mỗi tháng để truy cập internet.
Hiện, không có số liệu về trẻ em bị quấy rối xâm hại tình dục trên môi trường mạng. Kết quả khảo sát cho biết có 57% trẻ chia sẻ thông tin cá nhân; 49% tiếp xúc nội dung khiêu dâm; dưới 20% gặp bạo lực trên mạng…
Các đại biểu thảo luận về khoảng trống pháp luật về bạo lực tình dục. Ảnh: P.Thảo
Đáng nói, hiện khung pháp lý chưa đầy đủ, cũng như thiếu công cụ, dịch vụ hỗ trợ phù hợp cho trẻ khi tham gia truy cập mạng, qui trình can thiệp, giúp trẻ bị xâm hại trên mạng. Nhiều vụ việc quấy rối/xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng không được phát hiện và khai báo, trong khi tỷ lệ truy cập mạng của trẻ em tăng cả về số lượng và thời gian, cho thấy nguy cơ trẻ em bị quấy rối/xâm hại tình dục trên môi trường mạng có xu hướng gia tăng.
Hiện nay, chương trình giáo dục giới tính tại trường học chủ yếu tập trung vào sự khác biệt về sinh lý giữa hai giới và phòng ngừa các hậu quả tiêu cực liên quan đến quan hệ tình dục. Các thông tin này có thể không đủ để giúp trẻ có thái độ lành mạnh về giới tính.
Trình bày khảo sát Mô hình ứng phó xâm hại tình dục trẻ em qua môi trường mạng tại Đà Nẵng, bà Nguyễn Lê Hồng Phúc, quản lý Dự án World Vision Việt Nam cho biết, có 68% trẻ em tự học cách dùng internet; có 10,4% trẻ em có kiến thức cơ bản về xâm hại tình dục qua mạng; 8,6% cha mẹ có kiến thức cơ bản về xâm hại tình dục qua mạng…
Các hình thức trẻ bị xâm hại trên mạng phổ biến là nhắn tin có nội dung liên quan đến tình dục cho trẻ; sử dụng hình ảnh khỏa thân của trẻ để sản xuất các ấn phẩm khiêu dâm; lôi kéo, dụ dỗ trẻ chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm trên mạng; ép trẻ cởi quần áo để khỏa thân hoặc ăn mặc hở hang cho mình xem…
Bà Khuất Thu Hồng, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội GBVNet nhấn mạnh, BLTD là vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng và quyền con người, gây hậu quả trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe thể chất, tinh thần, tình dục và sinh sản của phụ nữ và trẻ em gái. Cho dù BLTD xảy ra trong mối quan hệ riêng tư, trong gia đình hay cộng đồng, nó đều vi phạm quyền và gây tổn thương sâu sắc cho nạn nhân.
Đáng quan tâm, trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị bạo lực và lạm dụng tình dục nhiều hơn 4 đến 5 lần so với trẻ em không khuyết tật và cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì có 4 người trải qua BLTD. Với nhóm chị em bán dâm, có gần 30% cho biết đã từng bị BLTD, 22% bị cưỡng bức phải tiếp khách. Khảo sát với nhóm LGBT cho kết quả 41% thanh thiếu niên LGBT bị kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành, kể cả bạo hành tình dục; Phụ nữ nhiễm HIV cũng bị BLTD giống như những phụ nữ không nhiễm HIV…
Video đang HOT
Thế nhưng, phần lớn nạn nhân im lặng vì sợ bị kỳ thị, sợ đổ vỡ cuộc sống, sợ bị trả thù, sợ không được tin tưởng, thậm chí tin rằng mình đáng bị như thế …
Kết quả khảo sát về BLTD với trẻ em gái trong trường học cho biết nhiều học sinh nữ đã từng bị xâm hại tình dục nhưng không dám chia sẻ với ai (ngay cả với cha mẹ, người thân). Các em cảm thấy xấu hổ với mọi người, tội lỗi, nhục nhã, chán chường, sợ bị coi thường, miệt thị, định kiến và không tin rằng việc chia sẻ có thể giúp các em giải quyết được vấn đề và hậu quả của nó. Đáng quan tâm, rất ít học sinh báo cáo với giáo viên hay hiệu trưởng khi bị QRXHTD còn số học sinh báo với bố mẹ khi bị QRXHTD chỉ chiếm 16%.
Th.s Lê Thị Lan Anh cho biết, quấy rối tình dục với trẻ em có thể để lại tác động nặng nề về tâm lý và thể chất cho nạn nhân/nhân chứng, người thân, gia đình của họ tại thời điểm xảy ra vụ việc và trong tương lai.
Đáng chú ý, không ai trong số các sinh viên nam nghĩ rằng “cho xem phim/ hình khiêu dâm khi bản thân không muốn” là quấy rối tình dục và có 3 sinh viên nữ nói rằng đây là quấy rối tình dục; 55,6% sinh viên không biết bất kỳ quy tắc an toàn nào để ngăn chặn quấy rối tình dục; 15,8% học sinh im lặng, không làm gì cả và chịu đựng khi trải qua hành vi quấy rối; 47,6% học sinh biết người cụ thể để báo cáo, 25,5% biết số điện thoại và 43,6% học sinh không biết một nguồn nào để báo cáo tình trạng quấy rối tình dục.
Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, cần hình thành mạng lưới dịch vụ trợ giúp trẻ bị xâm hại; biên soạn tài liệu giáo dục trẻ em an toàn trên môi trường mạng. Đồng thời, thực hiện các chiến dịch truyền thông, nghiên cứu đưa ra cảnh báo dịch vụ, sản phẩm không phù hợp trẻ em.
Phương Thảo
Theo PLXH
Chỉ kiểm điểm và rút kinh nghiệm đối với 2 Hiệu trưởng ở Mèo Vạc
Theo chánh thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang, Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị để xảy ra sai phạm.
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, ngành giáo dục huyện Mèo Vạc thời gian qua đã gặp nhiều vấn đề trong công tác sáp nhập trường học, quản lý học sinh bán trú... những vấn đề này đã gây bức xúc trong dư luận.
Sau khi tiến hành thanh tra chuyên ngành giáo dục tại huyện Mèo Vạc , Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã phát hiện ra hàng loạt các vấn đề sai phạm trong ngành giáo dục huyện này, đặc biệt là tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Giàng Chu Phìn và trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học, Trung học cơ sở Lũng Pù.
Trong đó, tại Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Giàng Chu Phìn, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Hiệu trưởng nhà trường đã để xảy ra tình trạng có sai phạm liên quan đến chế độ chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số.
Đặc biệt là trong việc cấp phát gạo ăn cho học sinh dân tộc được hưởng chính sách của nhà nước.
Đối với trường trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học, Trung học cơ sở Lũng Pù, ông Nguyễn Thanh Xuân, Hiệu trưởng nhà trường thậm chí còn quán triệt và chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh một số nội dung trả lời với mục đích đối phó với hoạt động của Đoàn Thanh tra nhằm bao che sai phạm.
Các chế độ chính sách cho học sinh bán trú tại trường có rất nhiều khuất tất lên đến hàng ngàn kilogam gạo.
Tuy vậy, trong kết luận thanh tra, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã không nêu đích danh hai vị hiệu trưởng này.
Lý giải về việc này, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lê Xuân Chung, Chánh thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang cho biết:
"Những cá nhân để xảy ra sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu. Ngành Giáo dục cũng đã có đề xuất Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc chỉ đạo ngành giáo dục tiến hành xử lý kỷ luật các cán bộ quản lý, những người đứng đầu để xảy ra sai phạm. Quan điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang là không bao che cho sai phạm, ai sai đến đâu, ở cấp nào xử lý sẽ phải xử lý".
Lý giải về việc không nêu đích danh cán bộ để xảy ra sai phạm, ông Chung cho biết: "đã có quy định về trách nhiệm người đứng đầu rồi nên không nhất thiết phải nêu trong kết luận mà Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo Mèo Vạc, các trường được thanh tra và các cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện; có kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế và báo cáo kết quả về Sở Giáo dục và Đào tạo qua thanh tra Sở rất cụ thể.
Trước ngày 25/12/2019 các đơn vị phải hoàn thành việc này".
Mập mờ gạo ăn của học sinh, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Giàng Chu Phìn bị tổ chức kiểm điểm và nghiêm túc rút kinh nghiệm. (Trường Giảng Chu Phìn chưa có biển hiệu) Ảnh: LC
Theo văn bản số 1220 /KL-SGDĐT, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã đề xuất Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc:
Chỉ đạo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm điểm và nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với cán bộ quản lý tại 02 đơn vị (Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Giàng Chu Phìn và Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học, Trung học cơ sở Lũng Pù) còn để Nhà trường có nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý các hoạt động bán trú và chế độ chính sách đối với học sinh.
Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc nghiêm túc rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề án sáp nhập, sắp xếp lại các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn của huyện nói chung và tại xã Lũng Phù nói riêng sao cho đảm bảo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi tổ chức sáp nhập các cơ sở giáo dục để bảo đảm tuân thủ quy định, hạn chế các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục sau sáp nhập; bảo dảm nguyên tắc hài hòa, cơ sở giáo dục sau sáp nhập phải tốt hơn trước khi sáp nhập.
Đồng thời, Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc phải chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo , các trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học, Trung học cơ sở thực hiện nghiêm túc việc xét duyệt đối với học sinh bán trú. Yêu cầu các trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học, Trung học cơ sở phải đảm bảo các điều kiện ăn, ở và học 2 buổi/ngày mới tổ chức bán trú cho học sinh.
Không thực hiện việc sáp nhập các trường liên cấp có quy mô mỗi cấp lớn hơn 10 lớp trên cùng một địa bàn.
Bảo đảm nguyên tắc kế thừa trong điều động, bổ nhiệm cán bộ quản lý tại các trường học. Ưu tiên bố trí vị trí việc làm đối với giáo viên dạy tiếng Anh, Tin học cho các trường tiểu học khi được giao biên chế chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phòng Giáo dục huyện Mèo Vạc được yêu cầu tăng cường công tác quản lý giáo dục trên địa bàn. Ảnh: LC
Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã yêu cầu và kiến nghị đơn vị này tăng cường công tác kiểm tra đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; có biện pháp khắc phục nhanh chóng những hạn chế ở trên, đồng thời có văn bản chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch khắc phục những tồn tại đã nêu.
Đồng thời chỉ đạo các trường trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm túc ban hành quyết định thành lập các tổ chuyên môn, bổ nhiệm tổ trưởng/tổ phó chuyên môn, thời gian hưởng phụ cấp trách nhiệm theo đúng quy định, đảm bảo các chế độ chính sách cho cán bộ và giáo viên, tránh đơn thư tố cáo xảy ra.
Tiếp tục bám sát vào các văn bản chỉ đạo của ngành, của Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo các trường thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 theo đúng kế hoạch.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hệ thống các trường Phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn.
Kiểm tra thường xuyên công tác bán trú và xử lý kịp thời đối với các trường chưa thực hiện đúng công tác quản lý tài chính, bữa ăn của học sinh.
Thực hiện việc đánh giá xếp loại Chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trên cơ sở chất lượng dạy và học, công tác quản lý chỉ đạo tại trường, xây dựng cảnh quan sư phạm.
Kiểm tra việc thực hiện việc giảng dạy của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng. Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các phòng chức năng thu hồi phụ cấp đứng lớp đối với Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nếu không dạy học theo quy định.
Tiếp tục phối hợp với các phòng chức năng của huyện để tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện về việc luân chuyển cán bộ quản lý hợp lý; sắp xếp các cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên Tin học, Ngoại ngữ để chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang cũng yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc tích cực tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện để xây dựng hoàn thiện các hạng mục cho trường đặc biệt là các trường trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Đắk Nông: Hiệu trưởng "ở nhà đẹp, có xe sang" vẫn nhận tiền hỗ trợ công đoàn viên khó khăn Dù là lãnh đạo của một trường mầm non ngay trung tâm huyện, điều kiện kinh tế khá giả nhưng nữ hiệu trưởng vẫn được nhận tiền hỗ trợ "Mái ấm công đoàn". Trong khi đó, nhiều công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, đang phải đi ở nhờ thì lại không có cơ hội được nhận sự hỗ trợ này. Theo...