Rất cần những “nhà nông học của làng”
Khi những thế hệ các “ lão nông tri điền” cùng những kinh nghiệm “chân ruộng” đã ra đi, bây giờ nếu muốn “trí thức hóa nông dân” thì không thể làm đồng loạt ngay được, mà rất cần có những “ nhà nông học của làng”.
Trong thời đại 4.0, thành phần “nông học” ấy hầu hết là những người trẻ, những “ thanh nông tri điền”.
Bởi những người trẻ có học, có chí lập nghiệp với nông thôn và nông nghiệp, thì hầu hết là những người muốn đưa công nghệ nông nghiệp mới về với làng quê. Tự họ làm trước, khi thành công, họ sẽ là những người dẫn dắt nông dân ở quê làm theo. Với nông dân, “trăm nghe không bằng một thấy”, họ phải thấy có người làm “nông nghiệp mới”, là “nông nghiệp xanh, sạch” mà thành công, có sản phẩm đạt chất lượng không chỉ vào được các siêu thị trong nước, mà còn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nhất là xuất khẩu tới những thị trường khó tính trên thế giới, thì mỗi lời nói, mỗi sự dẫn dắt, mỗi “kinh nghiệm làm ruộng” của những “thanh nông tri điền” ấy có sức thu hút và thuyết phục rất lớn với nông dân trong làng xã.
Nông dân đưa cơ giới hóa vào thu hoạch lúa. Ảnh: PV
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, ngày còn làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ông đã chủ trương thành lập một tổ chức giản dị gọi là “Hội quán”, để nông dân trao đổi kinh nghiệm làm nông, giúp nhau làm nông đạt hiệu quả cao. Người đứng đầu những “Hội quán” ấy hầu hết là những nông dân đã thành công khi trồng lúa, trồng cây ăn quả, hay trồng hoa kiểng, nuôi hải sản. Trong đó, nổi lên những người trẻ có học, có chí làm giàu từ nông nghiệp, và có khả năng tiếp thu và đưa công nghệ nông nghiệp mới về làng xã mình.
Những “Hội quán” bây giờ có khác với những “Tổ vần công” ngày trước ở miền Nam, nhưng lại giống nhau ở chỗ đều là tập hợp nông dân giúp nhau làm kinh tế. Hồi trước là vần công, đổi công, bây giờ là trao đổi kinh nghiệm, phổ biến những bí quyết làm nông nghiệp. Đó là một bước phát triển mới, vẫn là giúp nhau làm nông nghiệp, nhưng cách thức giúp nhau phù hợp hơn với thời đại nông nghiệp công nghệ cao.
Khi nào chúng ta có được những “hạt nhân trí tuệ nông nghiệp” như thế ở mỗi làng xã, chúng ta sẽ thu hút nông dân ở những nơi đó, và ước mơ “trí thức hóa nông dân” sẽ có cơ hội thành hiện thực. Việc này chỉ có “nông dân công nghệ cao” truyền đạt tri thức, kỹ năng cho “nông dân truyền thống” để thành phần đông đảo này tham gia làm nông nghiệp theo kiểu mới. Phải có những “nhà nông học của làng” như thế để thành những điểm sáng thu hút làm nông nghiệp thành công, nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp chất lượng cao. Tri thức luôn được lan tỏa một cách hợp lý, tự nguyện như thế, thấy người làm được mình làm theo, rồi mình thủ đắc được “tri thức nông nghiệp”.
Lâu nay, các cuộc tập huấn dù dài ngày hay ngắn ngày do các cơ quan chức năng tổ chức để trao truyền tri thức nông nghiệp cho nông dân chưa mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người nông dân, chính vì lối “giảng dạy kiến thức” kiểu cũ, không phù hợp với nông dân. Ngày xưa, các “lão nông tri điền” cũng không hề mở lớp giảng dạy nghề làm ruộng, nông dân tự tìm hiểu, rồi hỏi han, học trực tiếp kỹ năng từ các “bậc thầy của làng” mình. Nghề nông ngày xưa phát triển chính từ lối “cầm tay chỉ việc” trực tiếp như thế.
Có nhiều cách học, tự học hay học từ những người giỏi hơn mình để trở thành những nhà nông thành đạt. Bây giờ còn có Internet, có Google để tìm hiểu mọi kiến thức về nông học, cứ lên mạng là có thầy chỉ dạy rồi. Từ đó trở thành “trí thức nông dân” chứ đâu!
Hà Nội khuyến khích đầu tư vào cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
Để khuyến khích người dân đầu tư vào cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thành phố Hà Nội có nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ đối với các tổ chức, gia đình, cá nhân khi mua các loại máy, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí, tăng năng suất lao động theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Ảnh: TTXVN
Cụ thể, Hà Nội sẽ xem xét hỗ trợ 100% phí quản lý cho đối tượng mua (vay vốn của Quỹ Khuyến nông thành phố), 100% lãi suất theo mức lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh thành phố Hà Nội tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng vay vốn với thời hạn vay tối đa là 3 năm, mức vay được hỗ trợ tối đa 100% giá trị sản phẩm.
Với mục tiêu đến năm 2025, những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung cơ bản được cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ, Hà Nội sẽ tạo nguồn kinh phí gần 1.800 tỷ đồng để hỗ trợ cho việc cơ giới hóa.
Theo đó, mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 đối với các cây chủ lực sẽ đạt 15 - 98%. Các ngành hàng nông sản được cơ giới hóa đồng bộ gắn với các vùng nguyên liệu tập trung, cụ thể: Khâu làm đất là 98%, gieo cấy 15%, chăm sóc 60%, thu hoạch (lúa) 95%.../.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện toàn thành phố Hà Nội có 5.676 máy làm đất, 990 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 877 máy gặt đập liên hợp... Đến nay, cơ giới hóa trong khâu làm đất của Hà Nội đạt 100% diện tích đất nông nghiệp và diện tích lúa được thu hoạch bằng máy đạt 90%.
Trong đó, huyện Phú Xuyên của Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác cơ giới hóa nông nghiệp, nhờ đó giải phóng được sức lao động, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất, góp phần phát triển nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.
Đến nay, hơn 1.000 ha lúa của huyện Phú Xuyên đã sử dụng phương thức mạ khay, cấy máy. Nhiều địa phương có tới hơn 90% diện tích áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch...
Huyện Quốc Oai người dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp cũng tăng từ 10% lên 80% và việc áp dụng cơ giới hóa trong gieo cấy đã mang lại hiệu quả tích cực. Trạm Khuyến nông huyện Quốc Oai cũng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy cơ giới hóa khâu gieo trồng thông qua việc thực nghiệm cấy lúa bằng mạ khay và đã nhân rộng tới 14 xã, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn.
Đường thành sân phơi thóc, khói rơm rạ bay mù trời ngày mùa ở ngoại thành Các huyện ngoại thành Hà Nội đang vào thời kỳ thu hoạch lúa vụ Xuân Hè, rơm rạ nông dân thu gom và đốt ngay tại đồng ruộng, gây ô nhiễm không khí. Nhiều tuyến đường lớn bị bến thành sân phơi thóc di động, mất an toàn giao thông. Thời gian qua, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người...