Rào cản lớn nhất khiến bitcoin, tiền mã hóa khó được đón nhận
Rào cản lớn nhất khiến các hãng tài chính lớn Phố Wall khó triển khai nhiều doanh nghiệp tiền mã hóa có thể đến từ khách hàng, chứ không phải từ giới quản lý.
Ông Nikolay Storonsky
ẢNH: AFP/GETTY IMAGES
Theo Bloomberg, tại hội nghị Web Summit 2018 diễn ra ở Lisbon (Bồ Đào Nha), cựu nhà giao dịch ngân hàng Credit Suisse Nikolay Storonsky, người nay đã là doanh nhân công nghệ tài chính, cho hay các tổ chức tài chính lớn hiện không mặn mà đầu tư vào tài sản kỹ thuật số.
Ông Storonsky có startup ngân hàng ở London tên Revolut, cho phép người dùng nhỏ lẻ đầu cơ tiền mã hóa, trong đó có bitcoin và ethereum. Revolut có giá hơn 1 tỉ USD. Nhận định của ông tương tự với những gì CEO BlackRock Larry Fink nói hồi đầu năm nay, rằng khách hàng của BlackRock không quan tâm đến tiền mã hóa.
Điều này sẽ làm khó nỗ lực của các ngân hàng lớn Phố Wall đã và đang cố phát triển các sản phẩm phái sinh phức tạp gắn liền với tài sản tiền mã hóa hoặc xem xét cung cấp dịch vụ giao dịch, lưu ký tiền mã hóa.
“Trừ khi các nhà đầu tư tổ chức lớn và quỹ phòng hộ dịch chuyển mạnh mẽ vào thế giới tiền mã hóa, tôi không nghĩ rằng các ngân hàng sẽ tham gia vì họ chỉ đơn giản là cố gắng kiếm tiền từ khách hàng của họ. Hiện không có sự quan tâm từ các nhà đầu tư tổ chức lớn”, ông Storonsky nói.
Video đang HOT
Morgan Stanley đang chuẩn bị cung cấp giao dịch hoán đổi liên quan đến hợp đồng kỳ hạn bitcoin, song nhà băng sẽ chỉ bắt đầu giao dịch khi nhận thấy có nhu cầu hợp đồng kỳ hạn từ khách hàng tổ chức. Goldman Sachs và Citigroup cũng đang phát triển các sản phẩm gắn liền với bitcoin.
Với hầu hết doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong thị trường tiền mã hóa, cả lớn lẫn nhỏ, đợt giảm giá tài sản kỹ thuật số trong năm nay để lại thiệt hại lớn. Bitcoin mất hơn nửa giá trị, trong khi các đồng mã hóa khác thì mất giá đậm hơn. Khối lượng giao dịch tiền mã hóa của Revolut có lúc rớt xuống chỉ bằng 20% so với hồi tháng 12.2017, khi giá bitcoin lên cao kỷ lục, ông Storonsky chia sẻ.
Dù vậy, sếp Revolut cho rằng năm 2019 rất có thể là năm cải thiện tình hình thị trường tiền mã hóa. Phố Wall sẽ không phải là bên hưởng nhiều lợi ích. “Công nghệ tài chính sẽ rất lớn trong mảng tiền mã hóa trong tương lai gần. Tôi không nghĩ rằng giới ngân hàng sẽ bắt kịp”, ông Storonsky cho hay.
Theo Thanhnien.vn
Xu hướng hợp tác giữa các ngân hàng và công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn cần phải đổi mới để có thể duy trì và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đối với các sản phẩm tài chính trước sự xuất hiện của các công ty cung cấp các sản phẩm công nghệ tài chính (gọi tắt là Fintech). Những thách thức đó vừa thúc đẩy cạnh tranh để cùng phát triển, đồng thời vừa gợi ý cho mô hình hợp tác giữa khu vực Fintech và ngân hàng trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính mới.
Xu hướng hợp tác giữa ngân hàng và công ty Fintech tại Việt Nam
Fintech (công nghệ tài chính) có thể mô tả đơn giản là việc sử dụng các công nghệ để làm thay đổi các sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, xu hướng phát triển của các Fintech không chỉ tập trung cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính mà đang có chiều hướng ngày càng đa dạng hơn.
Theo nghiên cứu khảo sát của các tổ chức quốc tế, các Fintech hiện đang tập trung mạnh vào 3 phân khúc dịch vụ tài chính, đó là thanh toán, cung cấp tín dụng và cung cấp tài chính cá nhân.
Những phân khúc thị trường này hiện là "miếng bánh ngon" trong thu phí và cũng là những hoạt động thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, trong đó nổi bật gồm có thanh toán hàng ngang (PPP); Trí tuệ nhân tạo (AI); Công nghệ MTT (Công nghệ cho phép người sử dụng có thể quản lý tốt hơn dòng tiền của mình); Tư vấn tự động (RA). Có thể nói, sự xuất hiện của Fintech đã làm thay đổi cục diện của ngành công nghiệp dịch vụ tài chính toàn cầu.
...
Lợi ích và rủi ro của Fintech đối với hệ thống ngân hàng
Sự phát triển của các Fintech hiện nay là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Fintech mang đến cả lợi ích lẫn rủi ro, thách thức cho hệ thống ngân hàng.
Về lợi ích:
- Fintech làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống qua xu thế phát triển mạnh của các kênh giao dịch trực tuyến như: Internet banking, mobile banking, mạng xã hội, ngân hàng không giấy tờ... Các ứng dụng của Fintech đang tác động đến hầu hết hoạt động của ngân hàng như tiền gửi, thanh toán, tín dụng... cũng tác động đến cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, chiến lược phát triển ngân hàng.
- Fintech có lợi thế hơn so với các ngân hàng truyền thống trong việc phát triển sản phẩm có tính sáng tạo cao, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị, tiện ích và quan trọng hơn cả đó là mở rộng cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng tới các đối tượng khách hàng chưa từng là khách hàng của ngân hàng hoặc nhóm khách hàng dưới chuẩn của ngân hàng nhờ khẩu vị rủi ro ở mức độ cao hơn của các công ty Fintech.
Fintech giúp tăng cường tiếp cận tài chính, mang dịch vụ tài chính đến gần hơn các DN siêu nhỏ, DNNVV thường bị các ngân hàng bỏ qua hoặc những khách hàng ở vùng sâu, vùng xa - nơi mà tài chính truyền thống chưa có khả năng tiếp cận.
...
Một số kiến nghị
Nhằm hoàn thiện hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam, bảo đảm sự phát triển lành mạnh, hài hòa của hệ thông ngân hàng, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho các Công ty Fintech, phù hợp với chủ trương và định hướng của Chính phủ, trong thời gian tới cần chú trọng một số vấn đề sau:
Đối với cơ quan quản lý:
- Tiếp tục chủ động tiếp cận các vấn đề liên quan đến Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Cần khuyến khích thí điểm các thành tựu ứng dụng Fintech có lợi trên thế giới tại Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính ngân hàng.
- Sớm nghiên cứu ban hành hành lang pháp lý thử nghiệm cho mô hình Fintech và phát triển trong tương lai gần. Xây dựng hệ thống quy định quản lý tổng thể về Fintech với sự tham gia của không chỉ NHNN mà liên Bộ như Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công an, Khoa học và Công nghệ cùng tham gia xây dựng hệ thống này.
...
Bài viết chi tiết mời độc giả xem trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 7/2018.
Theo tapchitaichinh.vn
Ngân hàng nỗ lực thay đổi để không 'tuyệt chủng' vì công nghệ Chuyện các ngân hàng toàn cầu đứng vững nhiều thế hệ có thể sẽ không còn đúng nữa nếu họ không thích nghi mạnh mẽ với công nghệ tài chính mới. Ảnh: AFP Theo CNBC, đây là thực tế từ lâu, song tốc độ đổi mới hiện nay còn đồng nghĩa với việc các hãng tài chính có khả năng đối mặt với...