Rào cản liên quan vaccine ngừa COVID-19 trong quan hệ châu Âu và châu Phi
Hội nghị thượng đỉnh giữ Liên minh châu Phi (AU) và Liên minh châu Âu (EU) dự kiến diễn ra trong ngày 17-18/2 tại Brussels, Bỉ.
Một trong những vấn đề nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị được cho là về cung cấp vaccine cho Lục địa Đen.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một nhân viên y tế tại Khartoum, Sudan ngày 9/3/2021. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo báo cáo của Liên minh vaccine cho người dân được công bố ngày 15/2, đến cuối tháng này, EU sẽ phải vứt bỏ 55 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 hết hạn sử dụng. Trong khi đó, lượng vaccine mà khối này viện trợ cho châu Phi kể từ đầu năm 2022 đến nay mới là 30 triệu liều. Báo cáo nêu rõ, EU- nhà xuất khẩu vaccine lớn nhất thế giới mới bán 8% lượng vaccine xuất khẩu của mình sang châu Phi. Đáng chú ý, số vaccine được xuất sang châu Phi chỉ chiếm 1% lượng vaccine xuất khẩu của hãng dược Đức BioNTech, đối tác của Pfizer trong phát triển một trong các loại vaccine được sử dụng phổ biến hiện nay.
Trong khi đó, các nước thành viên EU, đi đầu là Đức, là những nước cản trở nhiều nhất các đề xuất do Nam Phi cùng Ấn Độ và hơn 100 nước khác đưa ra về việc miễn áp dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine, các biện pháp xét nghiệm và điều trị COVID-19.
Theo Giám đốc chính sách y tế của Tổ chức Oxfam, Anna Marriott, châu Âu phải ngừng việc ngăn chặn các nhà sản xuất châu Phi tự bào chế vaccine ngừa COVID-19, đặt lợi ích của người châu Phi lên trên các hãng dược phẩm. Bà nhấn mạnh: “Vaccine được sản xuất nhờ các quỹ công, do đó công thức bào chế nên được chia sẻ với thế giới để tất cả các nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn đều có thể tham gia”.
Video đang HOT
Toàn thế giới đã vượt 274 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 18/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 274.092.007 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.363.888 người tử vong.
Số bệnh nhân bình phục hiện là 246.074.141 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho em nhỏ 10 tuổi ở Hanover, Đức ngày 17/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 vẫn đang hoành hành trên toàn cầu, biến thể Omicron mới được phát hiện tháng 11 vừa qua đang lây lan nhanh. Ai Cập và Ukraine là những nước mới nhất ghi nhận các ca đầu tiên nhiễm biến thể mới này.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết biến thể Omicron đã xuất hiện tại 89 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời cho rằng biến thể này đang lây lan nhanh tại các khu vực lây nhiễm cộng đồng.
Theo báo cáo cập nhật của WHO công bố ngày 18/12, số ca nhiễm biến thể Omicron tăng gấp đôi trong vòng từ 1,5 đến 3 ngày tại các khu vực lây nhiễm trong cộng đồng. Báo cáo cho biết Omicron đang lây lan nhanh ở những nước có tỷ lệ miễn dịch cộng đồng cao. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nguyên nhân do biến thể này có khả năng "né" miễn dịch hay do tính chất siêu lây nhiễm vốn có của biến thể này, hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên.
Lo ngại biến thể Omicron lây lan mạnh, nhiều nước châu Âu đã tăng cường các biện pháp hạn chế.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết biến thể Omicron hiện được cho là chiếm tới 10% số ca mắc mới COVID-19 tại nước này, và đây là lý do chính khiến Pháp phải thắt chặt quy định ra vào một số địa điểm. Theo đó, từ đầu năm 2022, Pháp sẽ áp dụng thẻ vaccine mới, trong đó yêu cầu người dân phải xuất trình chứng nhận tiêm chủng khi vào nhà hàng và lên các phương tiện giao thông công cộng đường dài. Thủ đô Paris đã hủy chương trình bắn pháo hoa và các lễ hội trên đại lộ Champs Elysees đã được lên kế hoạch tổ chức vào đêm Giao thừa đón Năm mới sắp tới. Pháp cũng sẽ bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em ở nhóm tuổi từ 5-11 vào ngày 22/12 tới.
Đức đã đưa Pháp và Đan Mạch vào danh sách các nước có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, theo đó sẽ tái áp dụng các biện pháp hạn chế đối với người nhập cảnh từ hai nước này, trong bối cảnh Đức đang trải qua làn sóng dịch thứ 4 và có nguy cơ bùng phát làn sóng dịch thứ 5 do biến thể Omicron.
Hội đồng Liên bang Đức (Thượng viện) đã thông qua đề xuất của chính phủ cấm đốt pháo hoa đêm Giao thừa. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Đức cấm bắn pháo hoa vào thời khắc đón Năm mới do dịch COVID-19.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc hội Luxembourg đã thông qua các biện pháp mới phòng chống dịch bệnh COVID-19. Theo đó, kể từ ngày 15/1/2022, các nhân viên, công chức, viên chức và người lao động tự do phải chứng minh đã tiêm phòng, khỏi bệnh hoặc xuất trình xét nghiệm âm tính bằng mã vạch mới được vào nơi làm việc. Những người đã tiêm phòng đầy đủ cần đăng ký danh sách để không phải quét mã QR mỗi ngày, trong khi những người còn lại phải xét nghiệm định kỳ 2 ngày/lần mới được đến nơi làm việc. Luxembourg cũng quyết định rút ngắn thời gian hiệu lực của xét nghiệm PCR từ 72 giờ xuống còn 48 giờ và xét nghiệm nhanh từ 48 giờ xuống còn 24 giờ để thúc đẩy những người chưa tiêm phòng đi tiêm chủng.
Bồ Đào Nha đã bắt đầu tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Ước tính, tại Bồ Đào Nha có hơn 60.000 trẻ em ở độ tuổi này. Bồ Đào Nha là một trong những nước có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cao nhất thế giới, với 88,9% dân số đã tiêm chủng. Hội đồng Y tế Cấp cao (CSS) của Bỉ đã đồng ý tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Tuy nhiên, CSS khuyến nghị chủ yếu tiêm phòng cho trẻ em mắc bệnh nền hoặc tiếp xúc gần với những người có nguy cơ. Với những trẻ em còn lại, việc tiêm chủng phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện của bản thân và sự đồng ý của cha mẹ.
Tại châu Á, Malaysia xác nhận có thêm 11 ca nhiễm biến thể Omircon, trong đó 6 người đã được cách ly tại các trung tâm cách ly tập trung và 5 người khác được cách ly tại nhà. Tính đến nay, Malaysia đã phát hiện tổng cộng 13 ca nhiễm biến thể Omicron và đều là các trường hợp nhập cảnh.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 15/12/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Trong khi đó, Hàn Quốc bắt đầu tái áp dụng các biện pháp phòng dịch COVID-19 nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm trong dịp Giáng sinh và Năm mới. Quy định phòng dịch mới được cập nhật và có hiệu lực đến ngày 2/1/2022, theo đó chỉ cho phép tối đa 4 người tham gia các buổi tụ tập cá nhân, thay vì 6 người tại thủ đô và 8 người ở các địa phương khác như quy định trước. Quy định này có hiệu lực tại tất cả địa phương trên cả nước. Các cở sở kinh doanh sẽ phải đóng cửa vào lúc 21h hoặc 22h hằng ngày tùy mặt hàng, dịch vụ kinh doanh cụ thể. Chỉ những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine được tới nhà hàng, quán cà phê cùng người khác, trong khi những người chưa tiêm chủng chỉ được phục vụ một mình hoặc mua hàng mang đi, hoặc giao hàng tại nhà.
Tại châu Mỹ, Thủ tướng Canada Justin Trudeau bày tỏ quan ngại về tình trạng số ca nhiễm biến thể Omicron tăng mạnh, trong khi một quan chức y tế cấp cao của nước này cảnh báo hệ thống y tế sẽ quá tải. Từ tuần trước, số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày tại Canada liên tục tăng cao, một phần do sự lây lan của biến thể Omicron. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Canada quyết định sẽ yêu cầu toàn bộ người nhập cảnh phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19. Quy định này có hiệu lực từ ngày 21/12. Đến nay, Canada đã ghi nhận tổng cộng 1,86 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 30.032 ca tử vong.
Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky cho rằng Omicron sẽ trở thành biến thể phổ biến nhất tại Mỹ trong vài tuần tới. Theo bà Walensky, các ca nhiễm biến thể Omicron đã được ghi nhận tại ít nhất 39 bang của Mỹ, kể cả ở những người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc tiêm mũi tăng cường, nhưng chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ. Điều này buộc Mỹ phải triển khai chiến lược chống dịch đa tầng, trong đó quy định đeo khẩu trang, đảm bảo giãn cách xã hội, tuân thủ các biện pháp vệ sinh, tăng cường tiêm chủng trong nước và đẩy mạnh tài trợ vaccine cho các nước trên thế giới.
Ấn Độ cam kết cung cấp 5 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 cho thế giới Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn báo The Economic Times cho biết, Chính phủ Ấn Độ cam kết cung cấp 5 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 cho thế giới vào năm 2022. Nhân viên đóng gói vaccine Covishield, một phiên bản của AstraZeneca tại nhà máy của SII. Ảnh: AP Tuyên bố này do Thủ tướng Narendra Modi đưa ra ngày 18/11...