Rào cản cuối cùng với Thủ tướng Hà Lan để trở thành Tổng thư ký NATO tiếp theo
Romania vẫn là quốc gia cuối cùng chưa ủng hộ Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte trở thành tổng thư ký tiếp theo của NATO.
Cờ NATO và quốc kỳ các quốc gia thành viên tại trụ sở ở Brussels, Bỉ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
NATO đang tìm kiếm sự đồng thuận cần thiết giữa 32 thành viên để tìm người kế nhiệm Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khi ông hết nhiệm kỳ vào tháng 10 năm nay.
Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đều cho biết họ sẽ ủng hộ ứng cử viên là ông Rutte. Một trong những nước không ủng hộ là Hungary đã ngừng phản đối vào ngày 18/6. Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết Thủ tướng Hà Lan đã đồng ý tôn trọng thỏa thuận đạt được với ông Stoltenberg rằng sẽ không có binh sĩ Hungary nào tham gia vào các hoạt động của NATO ở Ukraine và sẽ không có quỹ nào của Hungary dùng để hỗ trợ Kiev.
Thủ tướng Orban cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội X: “Hungary sẵn sàng ủng hộ nỗ lực của Thủ tướng Rutte cho vị trí Tổng thư ký NATO”.
Video đang HOT
Về phần mình, ông Stoltenberg phát biểu: “Rõ ràng rằng chúng ta đã tiến rất gần đến một thỏa thuận trong liên minh. Đó là tin tốt và ông Mark Rutte là một ứng cử viên rất nặng ký”.
Cùng ngày, tân Tổng thống Slovakia Peter Pellegrini cho biết nước này sẵn sàng hỗ trợ ông Rutte cho vị trí đứng đầu NATO.
Như vậy, Thủ tướng Hà Lan chỉ cần được Romania ủng hộ cho vị trí Tổng thư ký NATO. Tổng thống Romania Klaus Iohannis cũng đang cạnh tranh vào vị trí này.
Tổng thống Iohannis dự định đưa ra thông báo vào ngày 20/6 về nỗ lực trở thành người đứng đầu NATO, sau khi ứng cử viên đối thủ của ông là Mark Rutte của Hà Lan nhận được sự ủng hộ từ Hungary.
Ông Iohannis, 65 tuổi, đã cam kết sẽ đổi mới quan điểm cho NATO với tư cách là thành viên ở sườn phía Đông NATO.
“Đã đến lúc Romania, quốc gia gia nhập NATO vào năm 2004, phải đảm nhận trách nhiệm thậm chí còn lớn hơn trong vai trò lãnh đạo khu vực châu Âu – Đại Tây Dương”, ông Iohannis nói khi tuyên bố tranh cử vào tháng 3 vừa qua.
Các cường quốc hàng đầu NATO đang thúc ép các bên đạt được thỏa thuận về vị trí tổng thư ký mới của liên minh trước hội nghị thượng đỉnh ở Washington DC. vào tháng tới.
Romania, giáp Ukraine và Biển Đen, đã ngày càng có tầm quan trọng chiến lược kể từ khi xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Nước này có hơn 5.000 binh sĩ nước ngoài đồn trú.
Việc đề cử tổng thư ký NATO mới cần có sự đồng thuận của tất cả 32 thành viên liên minh và hầu hết dường như sẵn sàng ủng hộ ông Rutte. Ông Rutte hiện giữ vai trò thủ tướng Hà Lan tạm thời và sẽ rời vị trí của mình trong vài tuần tới sau khi chính phủ mới của Hà Lan được thành lập.
Nga cảnh báo nguy cơ từ quyết định đưa cơ sở hạ tầng quân sự của NATO đến gần biên giới
Theo hãng tin TASS, ngày 11/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng châu Âu sai lầm khi chưa hiểu những nguy cơ từ quyết định di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến gần biên giới với Nga, vì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột hiện nay.
Các nước NATO chưa đồng thuận về triển vọng gia nhập liên minh của Ukraine NATO đẩy nhanh quy trình Ukraine gia nhập liên minh Hải quân Nga từ bỏ dự án đóng tàu chiến tàng hình tối tân
Người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov phát biểu tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Peskov đưa ra tuyên bố trên sau khi nhật báo The Times của Anh trong tuần này đưa tin Tổng thống Litva Gitanas Nauseda đưa ra đề xuất về việc thành lập các căn cứ thường trực của NATO gần biên giới với Nga và hủy bỏ một thỏa thuận giữa Nga và NATO từ năm 1997, trong đó nêu rõ không triển khai vũ khí hạt nhân và các lực lượng chiến đấu đáng kể thường trực trên lãnh thổ của các nước thành viên mới của liên minh.
Liên quan đến việc Ukraine gia nhập NATO, ông Peskov cảnh báo điều này rất nguy hiểm đối với an ninh châu Âu và tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn. Ngày 7/7 vừa qua, NATO đã quyết định cắt giảm thủ tục gia nhập liên minh của Ukraine trong tương lai bằng cách loại bỏ yêu cầu Kiev phải thực hiện Kế hoạch hành động để có tư cách thành viên (MAP) như một phần trong quy trình gia nhập khối quân sự này. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg giải thích rằng Ukraine không cần MAP nữa vì "nước này đã tiến gần hơn đến liên minh" và giai đoạn này của thủ tục gia nhập sẽ được loại bỏ đối với Kiev.
Người phát ngôn Điện Kremlin cũng cho biết Nga sẽ có các biện pháp đáp trả sau khi Thụy Điển gia nhập NATO và sẽ tương tự như những biện pháp đang được lên kế hoạch liên quan đến việc Phần Lan gia nhập liên minh quân sự này trước đó.
Thụy Điển cùng với Phần Lan đã xúc tiến các thủ tục gia nhập NATO vào năm ngoái, tuy nhiên vấp phải sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ do mẫu thuẫn giữa các bên. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp thuận để Phần Lan trở thành quốc gia thành viên thứ 31 của NATO vào tháng 4 năm nay, trong khi vẫn từ chối Thụy Điển. Tuy nhiên, ngày 10/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với việc Thụy Điển gia nhập NATO sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Recep Tayyip Erdogan với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Litva trong hai ngày 11 - 12/7.
Thổ Nhĩ Kỳ ra quyết định 'lịch sử' ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã từ bỏ quan điểm phản đối đơn xin gia nhập khối quân sự phương Tây của Stockholm ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Litva. Từ trái sang, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson chụp ảnh chung sau cuộc gặp...