Rao bán tiền giả có thể bị truy tố tội gì?
Hành vi rao bán tiền giả có thể bị xem xét truy tố với nhiều tội danh khác nhau, tùy thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan chức năng.
Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn Luật sư Hà Nội), hành vi rao bán tiền giả trên các trang mạng xã hội có thể bị truy tố và xử lý theo quy định pháp luật. Trách nhiệm pháp lý của các đối tượng rao bán tiền giả sẽ tùy thuộc vào kết luận điều tra của các cơ quan chức năng.
Theo đó, trong trường hợp việc mua bán tiền giả là có thật, người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo Điều 180 BLHS.
Mua bán tiền giả trên facebook. Ảnh: Internet.
Ngoài ra, theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đối với tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả:
- Nếu tiền giả có trị giá tương ứng dưới 10 triệu đồng tiền Việt Nam thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 180 BLHS, phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
- Nếu tiền giả có trị giá tương ứng từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng tiền Việt Nam thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 180 BLHS, phạt tù từ năm năm đến 12 năm.
Video đang HOT
- Nếu tiền giả có trị giá tương ứng từ 100 triệu đồng tiền Việt Nam trở lên thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 180 BLHS, phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Đối với trường hợp việc rao bán tiền giả là không có thật, các đối tượng chỉ đưa thông tin sai sự thật nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị truy tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Điều 139 BLHS.
Còn trong trường hợp các đối tượng này chỉ đăng thông tin với mục đích câu view, câu like hoặc tương tự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc.
Ngoài ra, căn cứ vào mức độ lỗi, thiệt hại và tính chất nghiêm trọng của sự việc, các đối tượng còn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, theo Điều 226 BLHS.
Trước đó, trao đổi về vấn đề gần đây trên các trang mạng xã hội đang nở rộ dịch vụ đổi tiền thật lấy tiền giả, một lãnh đạo Phòng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm công nghệ cao (PC50 – Công an TP Hà Nội) cho biết thực chất các tài khoản cá nhân, hội nhóm trên không hề có tiền giả. Đây chỉ là những chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Các đối tượng sẽ đánh lừa người dùng bằng chiêu thức rao bán tiền giả với mức giá hấp dẫn. Khi nhận được tiền từ khách hàng chuyển tiền bằng thẻ điện thoại hoặc qua tài khoản ngân hàng, các đối tượng này sẽ lập tức “cao chạy xa bay”, cắt đứt liên lạc với nạn nhân. Hiện tại, Phòng PC50 cũng đang điều tra một số vụ việc về loại hình lừa đảo này.
Theo Danviet
Lừa bán tiền giả qua mạng xã hội
Chiều 27.1, lãnh đạo của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) - Bộ Công an, cho biết vừa phát hiện một vụ mua bán tiền giả trên mạng xã hội.
Các lời rao ngang nhiên xuất hiện trên mạng xã hội
Nghi phạm này ở Hà Nội, tuổi đời còn rất trẻ, thường rao trên Facebook là bỏ tiền thật ra để mua tiền giả nhưng thực chất không có tiền giả như rao bán.
Khi nạn nhân hỏi mua, người này nói đủ mọi cách để nạn nhân gửi tiền đặt cọc qua tài khoản hoặc nạp card. Tuy nhiên, khi nạn nhân gửi tiền hoặc thẻ cào xong thì nghi phạm này cắt đứt liên lạc với nạn nhân để chiếm đoạt toàn bộ tiền.
Tính đến thời điểm nghi phạm này bị mời lên làm việc, đã lừa đảo tổng cộng 50 triệu đồng và xác định với cơ quan chức năng có rất nhiều nạn nhân mắc bẫy.
Trong khi đó, những ngày cận tết, mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin chào mời mua bán tiền giả. Một tài khoản Facebook có tên "Mua bán..." đăng tải hình ảnh nhiều cọc tiền mệnh giá từ 100.000 - 500.000 đồng với lời mời gọi: "Cận tết anh em tranh thủ lấy sớm giùm hàng 100 (mệnh giá 100.000 đồng - NV) mới về, 500 (mệnh giá 500.000 đồng - NV) còn rất nhiều. Vì lý do gần tết mình rất bận, mong anh em mua từ 2 triệu trở lên mình mới ship (giao hàng) được nha. Mong anh em thông cảm gọi trực tiếp cho mình 0125... và 0123...".
Chúng tôi gọi vào số điện thoại 0123... thì bên kia đầu dây giọng một nam thanh niên trả lời: "Thường thì 1 triệu thật đổi 4 triệu giả nhưng dịp tết hàng về nhiều nên em khuyến mãi thêm 500.000 đồng (1 triệu thật đổi 4,5 triệu giả - NV)".
Người này bảo: "Nếu mua 2 triệu thì em cho người ship (giao hàng) đến đúng địa chỉ. Nhưng phải gửi trước 50% (1 triệu đồng). Khi nào người mang tiền giả đến thì nhận 1 triệu còn lại. Còn muốn gặp trực tiếp thì phải mua 200 triệu trở lên".
Sau khi ngắt máy chừng 2 phút, chúng tôi nhận được tin nhắn từ số điện thoại 0125... với nội dung: "Huynh Anh Thu số tài khoản 970... ngân hàng chi nhánh V. Cà Mau".
Ngoài ra còn hàng loạt tài khoản khác trên mạng xã hội cũng rao mua bán tiền giả: "K.N (mua bán tiền giả)" "B.N (mua bán tiền giả), "Mua bán tiền giả uy tín toàn quốc", "Mua bán tiền giả - Giá rẻ uy tín", "Mua bán tiền giả không đặt cọc"...
Nhiều trang cá nhân còn đăng tải "hướng dẫn sử dụng" và những "nguyên tắc" trong quá trình giao dịch tiền giả. Ngoài ra, nhiều tài khoản đăng tải hình ảnh tiền giả được quấn trong phong bì, có dán tem bưu điện để chứng minh nhiều "giao dịch" thành công nhằm mời gọi những người khác mua tiền giả.
Trong khi đó, một lãnh đạo của Cục Cảnh sát hình sự (C45) - Bộ Công an cho biết sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo C45 đã chỉ đạo xác minh truy tìm ra các đối tượng rao bán tiền giả và nguồn gốc tiền giả nhằm xử lý đến cùng.
Mặt khác, vị này cũng cảnh báo khả năng những người ham lợi nên mua tiền giả dễ bị lừa, khi phải chuyển tiền thanh toán trước cho các nhóm rao bán. Tiền nhận xong, bên mua sẽ đóng tài khoản mạng xã hội, cắt liên lạc và có khi chỉ gửi... tiền âm phủ.
Đáng lưu ý, không chỉ bị lừa mà theo quy định của pháp luật, hành vi mua bán tiền giả, không phân biệt giá trị lớn nhỏ đều có thể bị xử lý hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả.
Đ.Tiến - N.Lê - Đ.Huy
Theo Thanhnien
Lật tẩy chiêu đổi tiền thật lấy tiền giả ăn chênh trên facebook Chiêu đổi tiền thật lấy tiền giả ăn chênh công khai xuất hiện trên trang mạng xã hội facebook. Với hình thức 1 triệu thật lấy 5 triệu tiền giả... Đổi tiền thật lấy giả 1 ăn 5 công khai trên mạng xã hội facebook Hiện nay, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện một số địa chỉ facebook đăng tải công...