Rao bán cắt lỗ bất động sản nhưng thực chất nhiều nhà đầu tư chỉ đang cắt lãi
Thời gian qua, thị trường địa ốc rầm rộ rao bán cắt lỗ nhưng thực chất nhiều người chỉ đang cố tình theo “trend” cắt lỗ để bán hàng còn giá vẫn trên trời so với giá mặt bằng của thị trường.
Chị Minh Hằng (36 tuổi, Hà Nội) có hơn 5 tỷ đồng tiền nhàn rỗi và đang tìm kiếm cơ hội đầu tư bất động sản trong lúc thị trường xuất hiện cơ hội 10 năm có 1 lần.
Bạn bè chị khuyên rằng, nếu giờ có tiền thì nên đi tìm những sản phẩm hàng ngộp, cắt lỗ sâu và khi thị trường đi lên sẽ có lãi. Tuy nhiên, chị Hằng phải đảm bảo trong thời điểm đầu tư này không sử dụng đòn bẩy tài chính, nếu không lãi suất thời gian tới mà tăng lên thì sẽ gặp khó.
Thế nhưng, theo chia sẻ của chị Hằng, công cuộc đi “săn hàng” của chị không hề dễ dàng. Nếu như đứng ngoài cuộc nhìn vào thị trường thì cứ nghĩ rằng, các nhà đầu tư ôm hàng đang mong muốn thoát hàng bằng mọi cách, họ không ngần ngại giảm giá sâu, cắt lỗ mạnh để thu tiền về.
Thực tế, nhiều người chỉ đang cố tình theo trend cắt lỗ để bán hàng, rao bán chịu lỗ 10-20% nhưng thực chất giá vẫn trên trời so với giá mặt bằng của thị trường. Thậm chí, giá vẫn trên trời so với thời điểm người ta mua vào.
“Tôi đánh giá khá cao thị trường bất động sản Bắc Ninh bởi tỉnh này vẫn còn dư địa phát triển mạnh. Trong giai đoạn sốt đất 2020-2021, nhiều nhà đầu tư không ngần ngại sử dụng đòn bẩy để ôm đất lướt sóng. Nhiều người mắc cạn, rao bán cắt lỗ khá nhiều nhưng đến khi tôi tìm gặp đàm phán thì giá cũng chỉ rẻ hơn thời điểm sốt 200-300 triệu đồng hoặc bằng thời điểm đó. Thực chất đó chỉ là tình trạng lỗ “ảo”, họ bán cũng được mà không bán được cũng không sao. Còn để tìm được người thực sự muốn bán để mua rất khó”, chị Hằng chia sẻ.
Đồng tình việc hiện nay thị trường xuất hiện tình trạng theo trend bán cắt lỗ và chỉ là lỗ “ảo”, ông Phạm Trường Giang – Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư DLG Holdings lấy ví dụ, một nhà đầu tư đi mua bất động sản vùng ven của Hà Nội vào năm 2020 với giá 100 triệu đến đầu năm 2021, giá đã tăng lên 200 triệu và anh ta nghĩ giá còn tiếp tục tăng lên. Đến khi thị trường giảm, nhà đầu tư muốn thoát hàng thu tiền về thì chỉ cần bán trên 100 triệu là đã có lãi nhưng mà vẫn bảo cắt lỗ bán 200 triệu đồng. Tức, nhà đầu tư đã nhân đôi khoản đầu tư của mình.
Video đang HOT
“Hiện nay, sẽ không có nhiều tình trạng rao bán cắt lỗ với giá trên trời như thế mà bán thành công được bởi vì Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tín dụng và năm nay cũng không còn room để các nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn vay. Chính những yếu tố đó, khả năng gọi là cắt lỗ thu được lãi như kỳ vọng sẽ không xảy ra”, ông Giang chia sẻ.
Anh Hải Sơn – môi giới phân khúc đất nền có hơn 10 năm kinh nghiệm chia sẻ, thực chất rao bán cắt lỗ hiện nay thiên về bán cắt lãi nhiều hơn. Bởi, đa số những người rao bán ở thời điểm hiện tại họ đã mua cách đây khoảng 1-2 năm tức năm 2020-2021. Thời gian qua, giá đã tăng gấp 2-3 lần nên giờ có bán “cắt lỗ” như lời họ nói cũng không thể bán dưới giá gốc được. Thực chất, họ cắt lãi dựa trên mặt bằng giá lãi mà nhà đầu tư kỳ vọng.
Môi giới này đưa ra lời khuyên với những nhà đầu tư hiện nay mang tâm lý đi “săn hàng” cắt lỗ cần phải thận trọng và sáng suốt kẻo vẫn mua phải với mức giá cao mà lại tưởng mình mua được giá hời.
Bãi giữa sông Hồng sẽ 'lột xác'?
Với mục tiêu sử dụng và phát triển khu vực bãi giữa sông Hồng một cách hiệu quả, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã có đề xuất phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa.
Một phần của khu vực bãi giữa sông Hồng.
Người dân mong mỏi
Hồi tháng 3/2022, thông tin quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đề xuất phương án xây dựng bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch đã thu hút sự quan tâm của người dân Thủ đô.
Được biết, công viên văn hóa du lịch Hà Nội sẽ được xây dựng chủ yếu dựa trên địa hình tự nhiên; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, kết hợp với xây dựng không gian du lịch văn hóa gắn kết lịch sử, phong tục tập quán truyền thống, văn hóa gắn liền với sông nước. Mạng lưới giao thông nội bộ, đường dạo của khu vực bãi giữa, bãi ven sông Hồng theo hướng thiết kế thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu truyền thống, tổ chức lại bãi tắm sông một cách sạch đẹp, hấp dẫn du khách.
Theo chính quyền quận Hoàn Kiếm, khu vực bãi giữa dự tính tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, theo đó có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày song sẽ thực hiện chuyển đổi những loại cây ngắn ngày phù hợp. Du khách có thể tham quan, chụp ảnh, hưởng thụ các giá trị về nông nghiệp đặc sắc theo hướng hiện đại. Khu vực này sẽ tổ chức khu chức năng không gian sáng tạo, sân chơi, thảm cỏ xen kẽ với các cây lâu năm hiện có...
Cùng với đó, quận Hoàn Kiếm sẽ tôn tạo không gian xanh, cảnh quan, mặt nước, giải quyết vấn đề lấn chiếm đất bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng, vi phạm trật tự xây dựng, cải thiện vệ sinh môi trường.
Ông Dương Văn Hệ (tổ dân phố số 8, phường Chương Dương) chia sẻ, ông cũng như nhiều người dân ở đây khi nhận được thông tin về phương hướng phát triển khu bãi giữa và hai bờ sông Hồng đều rất hào hứng và mong muốn ý tưởng này sẽ sớm được hiện thực hóa.
"Hiện nay bà con chúng tôi đang trông chờ một quy hoạch chi tiết hơn, càng sớm càng tốt để bà con yên tâm. Bãi giữa sông Hồng có diện tích rất rộng, cảnh quan đẹp, nếu có thể hình thành một không gian công cộng, khu vui chơi, giải trí cho người dân Thủ đô không chỉ góp phần làm xanh, sạch đẹp khu vực này mà còn giải tỏa được cơn "khát" không gian công cộng của người dân nơi đây" - ông Hệ chia sẻ.
Nói về vấn đề này, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định, hướng khai thác và phát triển khu vực bãi giữa sông Hồng của UBND quận Hoàn Kiếm là chủ trương đúng đắn. "Rất hoan nghênh quận Hoàn Kiếm đã có đề xuất này. Tuy nhiên cần phải có nghiên cứu đồng bộ, có tầm nhìn để đảm bảo độ an toàn và tính hiệu quả của bãi giữa sông Hồng" - ông Nghiêm nhấn mạnh.
Nhiều hộ dân hiện đang sinh sống trên những ngôi nhà tạm ở bãi giữa sông Hồng.
Cần có sự liên kết chặt chẽ
Cũng theo ông Đào Ngọc Nghiêm, trước đó, sau quy hoạch chung 1998, Hà Nội phát triển cả hai bên bờ sông Hồng, khi đó đã có hơn 20 dự án của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Tuy nhiên chưa thực hiện được, trong đó có lý do về ổn định dòng chảy. Vì vậy việc nghiên cứu phát triển bãi sông Hồng là vấn đề phải có liên kết các địa phương cấp quận huyện. Bởi nếu không có sự liên kết thì chúng ta sẽ tạo ra những dự án nhỏ lẻ. Đặc biệt về liên kết giao thông và sự hấp dẫn du lịch. Đề xuất của quận Hoàn Kiếm là cần thiết nhưng cần có sự thống nhất của các quận khu đô thị trung tâm.
Phát triển bãi giữa, bãi bồi sông Hồng trở thành trục cảnh quan trung tâm của thành phố.
Bên cạnh đó một trong những vấn đề khó khăn hiện nay là ổn định dòng chảy của sông Hồng. Mặc dù trong quy hoạch đã xác định được hành lang thoát lũ, xác định được các vị trí của khu dân cư và vị trí các bãi nhưng đây là dòng sông có nhiều biến đổi về dòng chảy, nếu không nghiên cứu cặn kẽ về dòng chảy, chúng ta sẽ khó có thể khai thác bãi giữa một cách hiệu quả, an toàn. Theo ông Nghiêm, để đảm bảo bền vững khai thác bãi giữa sông Hồng, không phải chỉ có một quận, không chỉ có riêng Hà Nội mà còn có sự ảnh hưởng đến các khu vực lân cận, nên rất cần có sự vào cuộc của cơ quan quản lý của nhà nước.
Một vấn đề nữa là bãi giữa sông Hồng hiện nay rất được chú trọng đầu tư nhằm tăng tỷ lệ không gian xanh công cộng cho thành phố Hà Nội, đồng thời cũng tạo ra khu vui chơi giải trí. Để làm được điều đó phải nghiên cứu đồng bộ các vấn đề. Không những chỉ khai thác đất bãi như nào mà phải liên kết giữa hai bên sông Hồng với khu vực dự án này ra sao. Cùng với đó cần phải áp dụng công nghệ mới...
Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thuộc địa bàn hai phường Chương Dương và Phúc Tân. Diện tích này không cố định mà phụ thuộc mùa mưa lũ từng năm. Khu vực bãi giữa có diện tích khoảng 23ha nằm chủ yếu trên địa bàn phường Phúc Tân, trong đó có một phần (khoảng 1ha) thuộc địa phận quận Long Biên.
Dự án BĐS nào được quan tâm khi Thanh Trì lên quận năm 2025? Theo dự kiến, Thanh Trì sẽ chính thức lên quận vào năm 2025. Theo đó, bất động sản vừa là lĩnh vực hưởng lợi rất lớn, vừa là nhân tố quyết định diện mạo mới của Thanh Trì nói riêng và khu vực Tây Nam nói chung. Dự án bất động sản nào đang được quan tâm tại Thanh Trì? Thanh Trì thẳng...