Rạng sáng ngày 18/12, sân bay Tân Sơn Nhất bất ngờ mất điện
Khoảng 2h35 rạng sáng 18/12, tại khu vực ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM bất ngờ mất điện. Nhiều hành khách bị kẹt vì hệ thống máy tính, máy soi an ninh đều bị ngưng hoạt động.
Ngay lúc cúp điện, mọi người phải mò mẫm bước đi trong ánh đèn của điện thoại, của đèn pha xe ôtô trong khi chỉ có vài bóng đèn khẩn cấp sáng le lói.
5 phút sau, hệ thông đèn khẩn cấp của ga T2 mới bật lên và chỉ sáng mỗi khu vực đó, còn xung quanh vẫn dùng ánh đèn xe hơi.
Một hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất cho biết: “Khi tôi xếp hàng làm thủ tục nhập cảnh thì không có chuyện gì, đến lúc lấy hành lý xong, mang vừa qua máy soi thì cúp điện. Thiệt là may, nhiều người còn xếp hàng khu vực hải quan và chưa soi hành lý thì không biết lúc nào mới về nhà được. Do cúp điện nên hệ thống wifi trong sân bay không hoạt động, tôi phải mượn điện thoại của một anh kia để gọi cho người nhà đón”
Được biết, cách đây 1 năm, sân bay Tân Sơn Nhất cũng đã bị mất điện vào 18/10/2018, gây một số thiệt hại và phiền hà cho khách. Thời điểm đó, đại diện sân bay Tân Sơn Nhất cho biết nguyên dân do chuyển đổi nguồn điện nội bộ và chỉ mất sau vài phút.
Dù được lý giải là không ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác, hoạt động của các đơn vị kinh doanh trong sân bay, tuy nhiên, việc bất ngờ mất điện đã khiến các hoạt động chậm lại hơn so với dự kiến. Hoạt động check in và vận chuyển hành lý cũng bị chậm lại, băng chuyền hành lý ngừng hoạt động gây bất tiện cho hành khách.
Vụ việc mất điện vào sáng ngày 18/12/2019 vẫn đang làm rõ nguyên nhân.
Trí Anh
Theo vietnamfinance.vn
Uy tín và 2 sỹ quan hành xử vô văn hoá, côn đồ : Ngành công an chọn bên nào?
Đến lúc ngành công an phải lựa chọn giữa uy tín của ngành hay nhẹ tay với 2 sỹ quan công an hành xử vô văn hóa, côn đồ.
Ngày 11/8, Đại úy Lê Thị Hiền bay từ TP.HCM về Hà Nội. Sau khi gửi 4 kiện hành lý đủ tiêu chuẩn miễn cước, nữ công an yêu cầu cho gửi thêm 1 vali 8 kg. Tuy nhiên, nhân viên làm thủ tục từ chối, đề nghị bà Hiền xách tay.
Video đang HOT
Khi yêu cầu vô lý của mình không được thỏa mãn, Đại úy Lê Thị Hiền liền lên tiếng chửi bới, thóa mạ nhân viên làm thủ tục tại sân bay.
Đại úy Lê Thị Hiền gây rối tại sân bay.
Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) từng chia sẻ trên truyền thông rằng, thái độ, hành vi của Đại úy Lê Thị Hiền không thể chấp nhận được và có thể cho ra khỏi ngành.
Thế nhưng, Đại úy Lê Thị Hiền chỉ bị lập biên bản xử phạt 200.000 đồng về hành vi gây mất trật tự, bị cấm bay 12 tháng. Tiếp đến, Công an Hà Nội ra quyết định đình chỉ công tác 30 ngày đối với nữ đại úy để xem xét hình phạt thích hợp.
Tuy nhiên, theo thông tin tại cuộc họp báo của Chính phủ diễn ra chiều 5/11, tức là gần 2 tháng sau vụ "đại náo" ở sân bay, quyết định xử phạt Đại úy Lê Thị Hiền vẫn chỉ đang nằm ở quá trình "dự kiến".
Khi vụ việc của Đại úy Lê Thị Hiền chưa kịp lắng xuống, ngày 11/11, dư luận lại bức xúc khi trên mạng xã hội lan truyền video ghi lại cảnh Thượng úy Nguyễn Việt Xô - cán bộ Công an Thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) lao vào đánh nhân viên bán hàng, ném xúc xích vào mặt thu ngân tại một trạm dừng nghỉ.
Lý do khiến Thượng úy Nguyễn Việt Xô hành động như trên là vì con trai anh tự ý lấy xúc xích ăn liền mang đi mà chưa thanh toán tiền và bị nhân viên cửa hàng nhắc nhở.
Là Thượng úy công an mà ông Nguyễn Việt Xô lại ngang nhiên có hành động xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm và sức khỏe của người khác.
Là người hiểu rõ pháp luật và bảo vệ pháp luật, vậy mà Thượng úy Nguyễn Việt Xô lại ngang nhiên vị phạm pháp luật.
Hành động vô văn hoá, chợ búa, vi phạm pháp luật của Thượng úy Nguyễn Việt Xô khiến công chúng hết sức phẫn nộ. Công an Thái Nguyên lập tức đưa ra quyết định tạm đình chỉ đối với Thượng úy Nguyễn Việt Xô.
Tuy nhiên, qua vụ việc Đại úy Lê Thị Hiền trước đó, họ có quyền đặt câu hỏi: Liệu những người vi phạm pháp luật này có được xử lý một cách nghiêm minh?
Hình ảnh Thượng úy Nguyễn Việt Xô đánh nhân viên bán hàng tại một trạm nghỉ.
Đại úy Lê Thị Hiền và Thượng úy Nguyễn Việt Xô Là là cán bộ công an, chắc chắn họ được học một cách rất kỹ lưỡng và đầy đủ 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, 5 lời thề và 10 điều kỷ luật đối với Công an nhân dân.
Một trong những điều đầu tiên của họ khi bước chân vào ngành công an có lẽ là trịnh trọng đưa ra lời thề: Kính trọng, lễ phép với nhân dân, sẵn sàng bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, suốt đời tận tuỵ phục vụ nhân dân, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Họ cũng biết 1 trong 10 điều kỷ luật của lực lượng công an nhân dân là: Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân không điều kiện, có thái độ niềm nở, lịch sự, đúng mực khi tiếp xúc với mọi người; kính trọng người già, yêu mến trẻ em, tôn trọng phụ nữ, giúp đỡ người tàn tật, không hách dịch, cửa quyền, thô bạo, gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân.
Thế nhưng, hành động của họ đi ngược hoàn toàn với những lời dạy của Bác Hồ, những lời thề mà họ từng trịnh trọng tuyên bố. Họ ngạo mạn, coi thường người dân. Họ tự cho mình những đặc quyền đặc lợi được đứng trên người khác.
Hành động của họ không chỉ vi phạm đạo đức của người chiến sỹ công an nhân dân mà còn vi phạm pháp luật.
Những người làm thủ tục ở sân bay hay nhân viên bán hàng ở trạm nghỉ đều hành động theo đúng quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của họ. Họ không vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật. Lẽ ra, họ phải được bảo vệ.
Ấy thế mà những người nắm rõ pháp luật, đang bảo vệ và thực thi pháp luật lại chính là những người vi phạm pháp luật.
Với chức vụ đang mang trên mình, họ lẽ ra hơn ai hết phải là người tuân thủ pháp luật nhất, phải bảo vệ người dân nhưng họ lại dựa vào đó, cho mình cái quyền làm trái lại pháp luật, vi phạm đạo đức.
Hơn thế nữa, họ ngang nhiên thực hiện những hành động vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức đấy ở nơi công cộng. Ngay trước sự chứng kiến của hàng trăm con người. Họ tự cho mình cái quyền đứng trên người khác, hay họ nghĩ, khi trút bỏ bộ quân phục, họ không còn nghĩa vụ phải đúng phận sự của mình?
Đáng nói hơn, Đại úy Lê Thị Hiền và Thượng úy Nguyễn Việt Xô còn thực hiện những hành động vi phạm pháp luật ấy ngay trước mặt những đứa con nhỏ của mình.
Những hành động phản cảm, vi phạm luật pháp, vi phạm đạo đức của những chiến sĩ công an nhân dân thường xuyên diễn ra như vậy có khiến lãnh đạo ngành suy nghĩ?
Đại úy Lê Thị Hiền sẽ dạy gì cho con sau những hành động náo loạn của mình?
Thượng úy Nguyễn Việt Xô khi thấy con mình hành động sai (lấy đồ mà không chịu trả tiền) lẽ ra phải cúi đầu xin lỗi người bán hàng và dạy dỗ con tử tế nhưng anh ta lại còn hành hung những người bán hàng.
Anh ta ngang nhiên khuyến khích con trai mình đi vào con đường vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức. Anh ta hành động như một kẻ cướp, kẻ côn đồ chứ không phải là một người đứng trong hàng ngũ công an nhân dân.
Vụ việc của Đại úy Lê Thị Hiền và Thượng úy Nguyễn Việt Xô đương nhiên chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh".
Đó chỉ là những trường hợp cá biệt nhưng có lẽ, đến lúc lực lượng công an nên thẳng thắn nhìn vào những thiếu sót trong việc công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo và xử lý cán bộ vi phạm.
Những hành động phản cảm, vi phạm luật pháp, vi phạm đạo đức của những chiến sĩ công an nhân dân thường xuyên diễn ra như vậy có khiến lãnh đạo ngành suy nghĩ?
Khi nói về những trường hợp như của bà Hiền, ông Xô, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phải chua xót thốt lên: "Nó như một thứ u nhọt phải cắt, đừng để dây dưa hay xử lý nội bộ".
Dư luận mong mỏi, lực lượng công an phải xử lý mạnh mẽ và dứt điểm sự việc. Có như thế, lực lượng công an mới lấy lại được uy tín và niềm tin trong người dân.
Còn nếu như lực lượng công an tiếp tục bao che, hoặc nương tay với hai trường hợp này, niềm tin của người dân sẽ bị lung lay.
MỘC LAN
Theo vtc.vn
Đề xuất giáng cấp, điều chuyển công tác đại úy "náo loạn" sân bay Lê Thị Hiền Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, Công an Hà Nội đã dự kiến căn cứ vào hành vi sai phạm, quy định của Bộ Công an dự kiến hạ cấp bậc hàm từ đại úy xuống trung úy; điều chuyển đại úy Lê Thị Hiền xuống nhận công tác ở vị trí không tiếp dân. Đại úy Lê Thị Hiền "đại náo"...