Răng miệng sạch giúp tăng… cương dương
Chuyên gia cảnh báo nam giới bị chảy máu nướu răng dễ bị rối loạn cương dương.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nam giới bị bệnh lợi nặng tăng gấp hơn 2 lần nguy cơ bị rối loạn cương dương.
Được đăng trên tạp chí Journal of Sexual Medicine, các nhà nghiên cứu giải thích rằng, khi một người bị bệnh lợi, vi khuẩn từ miệng có thể đi vào máu. Khi vào máu, vi khuẩn tác động đến mạch máu, gây xơ cứng và hẹp mạch máu và làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương.
Nam giới bị chảy máu nướu răng dễ bị rối loạn cương dương. (Ảnh minh họa)
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Inonu (Thổ Nhĩ Kỳ), đã xem xét một nhóm nam giới bị rối loạn cương dương và một nhóm không bị bệnh này.
Họ thấy rằng 53% số người bị rối loạn cương dương bị bệnh lợi nặng, so với tỉ lệ chỉ 23% ở những người không bị bệnh này.
Vì vậy vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ rối loạn cương dương. Chỉ riêng đánh răng có thể làm sạch 60% bề mặt răng. Bên cạnh đó, sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch những mảng bám còn sót giữa các kẽ răng.
Theo Quỳnh Chi (An ninh thủ đô)
Khi nào cần chữa rối loạn cương dương?
Nhiều người sẽ thắc mắc là sự khác biệt giữa rối loạn cương dương, liệt dương, bất lực và xuất tinh sớm. Thực chất chẳng có gì khác nhau cả, hãy hiểu đơn giản là "thằng nhỏ làm việc không đạt".
Bảng chỉ số quốc tế về chức năng cương dương vật (IIEF-5)
Video đang HOT
Đây là thang đánh giá chức năng tình dục nam giới phổ biến nhất hiện nay và là tiêu chuẩn bắt buộc trong hầu hết các nghiên cứu được công bố về rối loạn cương dương, bản IIEF-5 được rút gọn còn tối đa 5 câu hỏi, IIEF đã được công nhận trong hơn ba mươi thứ tiếng
Câu hỏi 1 : Khi đã đưa được dương vật vào trong âm đạo rồi, bạn có thường duy trì được độ cứng của dương vật không?
Câu hỏi 2 : Bạn có thấy khó khăn khi duy trì độ cứng của dương vật để giao hợp trọn vẹn không?
Câu hỏi 3 : Khi dương vật của bạn cương do kích thích tình dục, dương vật của bạn có đủ cứng để đưa được vào âm đạo hay không?
Câu hỏi 4 : Khi giao hợp bạn có thấy hoàn toàn thỏa mãn không?
Câu hỏi 5 : Bạn có thể ước lượng sự tự tin của bạn về khả năng cương dương vật và sự duy trì khả năng đó như thế nào?
IIEF-5 dùng tiêu chuẩn định lượng trong các câu trả lời:
0 điểm: Không hề hoạt động tình dục hoặc không bao giờ giao hợp
1 điểm: Rất thấp; hầu như không bao giờ/ không bao giờ; hoặc hết sức khó khăn
2 điểm: Thấp; hiếm khi ( chỉ vài lần - ít hơn 50% số lần); hoặc rất khó khăn
3 điểm: Trung bình( vừa phải); thỉnh thoảng ( xấp xỉ 50% số lần) hoặc có khó khăn
4 điểm: Cao; hầu hết mọi lần ( cao hơn nhiều 50% số lần) hoặc hơi khó khăn
5 điểm: Rất cao; hầu như luôn luôn; hoặc không hề khó khăn.
Một kết quả dưới 21 điểm có hàm ý " dấu hiệu rối loạn cương dương" và bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
Tảo đỏ - thực phẩm đắt giá từ biển, là kho hàng lớn nhất chứa NO (viết tắt của Nitric Oxide) - nguyên nhân gây rối loạn cương dương, NO làm giãn các động mạch dương vật để máu ùa vào làm đầy các xoang máu của " cậu bé" đủ khiến nó " dựng cột cờ".
Để được các chuyên gia tư vấn rõ về xuất tinh sớm, rối loạn cương dương và chức năng sinh lý trong tảo đỏ hãy gọi điện theo số 0982 598 582 - Th.S Nguyễn Hoài Nam.
Điểm danh nguyên nhân RLCD
RLCD xảy ra do nhiều yếu tố, cả yếu tố thể chất và tâm lý. Yếu tố thể chất được nói đến đây gồm bệnh thần kinh đái đường, béo phì, bệnh rối loạn nội tiết, nghiện rượu, thuốc lá hoặc ma túy... 50% nam giới mắc đái tháo đường có thể mắc RLCD hoặc mất ham muốn tình dục ở một chừng mực nào đó.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, rối loạn cương dương không đe dọa đến tính mạng nhưng thuốc lá lại có thể giết chết đời sống tình dục. Hóa chất trong khói thuốc lá có thể làm tắc nghẽn mạch máu khiến sự cương cứng trở thành hoạt động "bất đắc dĩ" của "cậu nhỏ".
Xơ cứng động mạch cũng gây ra hội chứng Pelvic Steal, một dạng rối loạn cương riêng biệt. Bệnh lý này đồng nghĩa với việc "cậu nhỏ" bị thiếu máu do đó cơ hội để "cậu nhỏ" hoàn thành nhiệm vụ là không thể.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới rối loạn cương dương đó chính là đái đường. Theo thống kê, ít nhất 50% bênh nhân đái đường bị rối loạn cương dương. Nguyên nhân mà các nam bệnh nhân đái đường dễ bị rối loạn cương dương là do bị bệnh vi mạch, hay còn hiểu là do mạch máu cung cấp máu cho mô dương vật bị tổn thương, hẹp và tắc nghẽn. Hơn nữa, những người bị đái đường thường bị tổn thương thần kinh do đó đường dây dẫn từ thần kinh tới dương vật cũng bị ảnh hưởng. Điều này dễ giải thích được tại sao dương vật không có cảm giác khi bị kích thích.
Béo phì, đây vừa là căn bệnh thể lý, vừa là căn bệnh tâm lý ảnh hưởng đến rối loạn cương dương. Trước nhất, béo phì liên quan đến xơ cứng động mạch và hiện tượng giảm sử dụng oxy trong các hoạt động chuyển hóa. Tiếp theo, cảm giác tự ti vì béo phì khiến cho chàng khó mà gây được hứng thú để Eva sẵn sàng "cuộc vui".
Yếu tố tâm lý thường được đề cập nhiều trong căn bệnh RLCD như bị căng thẳng do công việc, ảnh hưởng nặng đến sinh hoạt tình dục với vợ chồng. Một lần, hai lần và ba lần "cậu nhỏ" không hoàn thành nhiệm vụ, đấng mày râu có cảm giác tự tin về "khả năng" không giúp bạn tình mình "thỏa mãn".
Ngoài ra, các loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, cao huyết áp cũng là "'nghi phạm" gây nên căn bênh "trên bảo dưới không nghe" ở nam giới. Các loại thuốc chữa trầm cảm, thuốc chống loạn thần cũng ảnh hưởng tới ham muốn tình dục.
RLCD - không chỉ mình bạn
Theo như số liệu thống kê. Các con số chỉ rõ ở một số nước như, Mỹ là 20-30 triệu nam giới bị bênh này, ở Trung Quốc bệnh RLCD ảnh hưởng đến 10% nam giới. Tại Singapore, có 13% nam giới tuổi 40-70 (khoảng 320.000 người) bị RLCD ở các mức độ khác nhau. Tại Thái Lan, tỉ lệ nam giới ở thành thị được coi là "yếu" chiếm tới 38%. Theo tình trạng này, tới năm 2025 dự tính số người mắc bệnh RLCD này sẽ tăng lên 322 triệu người.
Tại Việt Nam, theo thống kê tại Phòng khám Nam Khoa bệnh viện Bình Dân TP.HCM, từ năm 2000-2003, có trên 2.100 người (độ tuổi từ 18-78) tới khám vì liên quan đến bệnh này. Hiện nay, có khoảng 500-800/ tuần tới bệnh viện khám. Còn tại Khoa Nam học bệnh viện Việt Đứa, mỗi ngày có tới hàng trăm người tới khám các bệnh có dấu hiệu của RLCD.
Con số cụ thể ở từng độ tuổi là từ 41-50 chiếm 44%, trên 60 tuổi chiếm 57%. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc RLCD cũng tăng lên, cụ thể là từ 50-59 tuổi có nguy cơ bị RLCD gấp ba lần so với đối tượng khác.
Nguyễn Thủy
Theo 24h
Chuốc bệnh từ trào lưu "rửng mỡ" Dù đã qua Tết được gần 2 tuần nhưng cô cháu gái đang học lớp 9 của tôi vẫn phải ôm mặt nằm ở nhà. Nguyên nhân là do chiếc răng khểnh bỗng dở chứng, bị viêm nhiễm gây đau nhức khiến cô bé mất ăn mất ngủ... Trồng răng khểnh, đính đá cho răng Thấy các ngôi sao Hàn Quốc bỗng trở...