Răng giả rơi vào dạ dày, người phụ nữ uống thuốc xổ phải cấp cứu
Trong lúc ăn cơm, người phụ nữ 61 tuổi ở Cần Thơ bị rơi 4 chiếc răng giả vào dạ dày. Bà mua thuốc xổ uống để dị vật trôi ra ngoài nhưng không thành công.
Ngày 12/3, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa nội soi lấy 4 chiếc răng giả rơi vào dạ dày cho một nữ bệnh nhân.
Bà V.T.T (61 tuổi, ở quận Ninh Kiều) gắn hàm răng giả được 10 ngày. Trong lúc bà T. ăn cơm với rau không may, 4 chiếc răng giả rơi xuống dạ dày.
Hình ảnh nội soi 4 chiếc răng giả rơi vào trong dạ dày bệnh nhân
Bà T. mua 3 viên thuốc xổ uống để răng giả đi ra ngoài nhưng không hiệu quả nên vào nhập viện.
Thời điểm cấp cứu, huyết áp của bệnh nhân tăng rất cao. Sau khi bác sĩ xử trí tình trạng tăng huyết áp, bệnh nhân được nội soi tiêu hóa lấy 4 chiếc răng giả. Bà T. được xuất viện ngay sau đó.
Răng giả được lấy ra thành công
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Trưởng Khoa Nội soi cho biết, nuốt phải dị vật là tai nạn thường gặp. Phần lớn dị vật sẽ tự trôi qua ống tiêu hóa trước khi đào thải ra ngoài.
Tuy nhiên, có lúc dị vật bị tắc lại ở chỗ hẹp làm viêm, loét, thủng đường tiêu hóa, gây ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhân.
“Bệnh viện thường tiếp nhận các ca nuốt răng giả buộc phải nội soi cấp cứu như trên. Móc cài của răng bị mắc kẹt tại vùng hẹp của thực quản nằm gần ngực, nơi có nhiều mạch máu lớn”, bác sĩ Mai nói.
“Bệnh nhân có thể tử vong bất kỳ lúc nào nếu móc sắt này chọc trúng mạch máu lớn gây xuất huyết ồ ạt. Nếu bệnh nhân nhập viện trễ, móc sắt có thể gây tổn thương, nhiễm trùng vùng giữa ngực. Bệnh nhân cũng có nguy cơ sốc nhiễm trùng nặng”.
Bác sĩ Mai khuyến cáo, bệnh nhân lắp răng giả cần nhai kỹ, uống chậm để tránh nuốt sặc dễ khiến dị vật rơi lọt vào thực quản và dạ dày.
Ngoài ra, lúc ngủ, mọi người nên tháo răng giả để tránh răng lọt vào đường thở hay đường ăn gây nguy hiểm…
Khi phát hiện mắc phải dị vật, người bệnh cần đến các cơ sở y tế, không tự ý điều trị tại nhà hoặc làm theo mẹo dân gian.
Cứu 2 thai phụ mắc bệnh tim
Một phụ nữ mang thai ngoài tử cung và suy tim, người còn lại có nhịp tim lên đến 200 lần mỗi phút đã được các bác sĩ ở Cần Thơ cấp cứu thành công.
Ngày 22/2, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT), cho biết đơn vị đã phẫu thuật thành công cho 2 sản phụ có bệnh lý tim mạch nặng.
Đó là chị T.T.C.T. (19 tuổi, ở huyện Châu Thành, An Giang), được chẩn đoán thai ngoài tử cung bên phải, tăng áp động mạch phổi nặng, suy tim độ II, đau bụng, âm đạo ra huyết sậm, huyết áp thấp, tiền sử bệnh tim (thông liên thất - hội chứng Eisenmenger).
Kết quả phẫu thuật cho thấy cạnh phải tử cung có một khối thai đường kính 3x3 cm đã vỡ. Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô.
Bác sĩ thăm khám cho chị T. Ảnh: T.P.
Trường hợp còn lại là chị H.N.T.U. (27 tuổi) mang thai 34 tuần. Người phụ nữ này không có tiền sử bệnh lý tim mạch nhưng khi thai từ 19 tuần trở lên chị U. thường xuyên mệt nhiều, tim đập nhanh, đánh trống ngực tái phát nhiều lần.
Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân vào cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất với tần số 200 lần mỗi phút (cơn tái phát nhiều lần). May mắn, bác sĩ đã cấp cứu cắt cơn nhịp nhanh thành công.
Ngay sau khi cắt cơn nhịp nhanh, các bác sĩ quyết định mổ bắt thai để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Cuộc phẫu thuật thành công, bé trai chào đời nặng 2,25 kg, khóc tốt, sức khỏe ổn định, được chuyển sang Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ theo dõi, chăm sóc.
Đến chiều 22/2, chị U. tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định, vết mổ khô. Con của sản phụ sức khỏe ổn định, bú tốt.
Theo bác sĩ Phạm Thanh Phong, bệnh nhân mắc hội chứng Eisenmenger có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như cơn thiếu oxy cấp tính, áp-xe não, thuyên tắc mạch, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí đe dọa tính mạng. Nguy cơ biến chứng và tử vong trong phẫu thuật của phụ nữ bị bệnh tăng áp động mạch phổi và hội chứng Eisenmenger là từ 25% trở lên.
Tình trạng nhịp nhanh kịch phát trên thất đã được chứng minh làm tăng nguy cơ tử vong của thai phụ. Ước tính tỷ lệ tử vong có thể lên đến 22/100.000 thai phụ theo nhiều công trình nghiên cứu.
Sức khỏe của chị U. đã ổn định. Ảnh: T.P.
Việc nhận diện và điều trị bệnh nền là ưu tiên đầu tiên. Mặc dù phần lớn các cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất trong thai kì là lành tính và có thể được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp điều trị thông thường. Vấn đề cần phải được lưu tâm là sức khỏe của thai nhi và ảnh hưởng có thể có đến quá trình chuyển dạ cũng như cho con bú sau này. Các ảnh hưởng lên huyết động học và tác dụng phụ của thuốc cần được đánh giá cho cả mẹ và thai một cách toàn diện và tỉ mỉ.
Theo bác sĩ Trần Huỳnh Đào, Trưởng khoa Gây mê hồi sức của BVĐKTWCT, gây mê hồi sức cho các phẫu thuật ngoài tim ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm theo vẫn là một thách thức với các bác sĩ gây mê hồi sức và các phẫu thuật viên, mặc dù đã có những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật gây mê hồi sức cũng như can thiệp và điều trị nội khoa tim mạch.
Khi sản phụ có bệnh tim mạch cần phẫu thuật, vai trò của việc gây mê là đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong quá trình thực hiện phẫu thuật, đồng thời phải đảm bảo giảm thiểu hoặc phòng ngừa các biến chứng tim mạch có thể xảy ra trong suốt quá trình điều trị chu phẫu. Vấn đề chủ yếu là phải bảo đảm đủ độ mê nhưng không gây biến đổi huyết động lớn, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt thời gian phẫu thuật cũng như thoát mê và chăm sóc sau mổ.
Bên cạnh đó, việc theo dõi và điều trị nội khoa trước và sau phẫu thuật cũng rất quan trọng, giúp bệnh nhân vượt qua cuộc phẫu thuật thông qua đánh giá lâm sàng và lựa chọn phương pháp phù hợp được thực hiện bởi sự phối hợp tốt đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch - gây mê - sản khoa nhiều kinh nghiệm.
"Tùy theo thương tổn tim mạch, mức độ nguy cơ và độ nặng của bệnh lý sẽ quyết định lựa chọn phương thức gây mê, theo dõi thích hợp cho mỗi bệnh nhân", bác sĩ Đào chia sẻ.
Cấp cứu cô gái 19 tuổi bị chân chống xe máy cắm sâu vào mông ngày 30 Tết Sau tai nạn, cô gái 19 tuổi bị té vào thanh chống xe máy khiến vùng mông bị cắm chặt vào, phải vào viện cấp cứu ngày 30 Tết. Sáng 13/2, Bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ (BVĐKTWCT) cho biết, các bác sĩ BV vừa phẫu thuật thành công một trường hợp bị...