Rạn nứt mới trong liên minh phương Tây EU – Mỹ
Pháp đang đi đầu trong việc đưa ra phản ứng của EU khi căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương gia tăng trở lại.
Tổng thống Pháp Macron (thứ 2 bên trái) trong một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Biden. Ảnh: AFP
Theo trang tin Politico.eu, Tổng thống Mỹ Joe Biden có lẽ cần cảnh giác khi Pháp đang trở lại vai trò đi đầu của EU trên mặt trận thương mại xuyên Đại Tây Dương, trong bối cảnh Tổng thống Emmanuel Macron cáo buộc Washington theo chủ nghĩa bảo hộ và đe dọa tăng cường khả năng phòng vệ của EU.
Dường như mối quan hệ căng thẳng giữa Brussels và Washington đã dịu đi dưới thời Chính quyền Tổng thống Biden. Đối mặt với đối thủ cạnh tranh hàng đầu là Trung Quốc, EU và Mỹ năm ngoái đã “đình chiến” về mức thuế mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh vào thép và nhôm của châu Âu. Trong năm nay, cuộc xung đột Nga – Ukraine đòi hỏi Mỹ và châu Âu cần phải thể hiện một mặt trận thống nhất, ít nhất là về mặt chính trị.
Tuy nhiên, những rạn nứt đang bắt đầu xuất hiện trở lại trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương. EU đang rất tức giận về việc Mỹ tăng cường đổ tiền trợ cấp cho ngành sản xuất ô tô điện trong nước. Khi cáo buộc Washington theo chủ nghĩa bảo hộ, EU hiện đe dọa xây dựng các biện pháp phòng vệ của riêng mình.
Không có gì ngạc nhiên khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang đi đầu trong cáo buộc trên. “Người Mỹ đang mua hàng của Mỹ và theo đuổi một chiến lược viện trợ nhà nước rất tích cực. Người Trung Quốc đang đóng cửa thị trường của họ. Chúng ta không thể không có sự ưu tiên cho châu Âu”, ông Macron nói với nhật báo Pháp Les Echos, kêu gọi Brussels hỗ trợ người tiêu dùng và các công ty mua ô tô điện được sản xuất tại EU, thay vì ô tô từ bên ngoài khối.
2 lý do chính khiến EU căng thẳng với Mỹ
Xét cho cùng, có nhiều lý do chính đáng khiến EU lo ngại về thương mại của họ.
Video đang HOT
Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã gây ra một cú sốc lớn về điều kiện thương mại, với chi phí năng lượng ngày càng tăng cao, đẩy EU vào mức thâm hụt thương mại toàn khối lên tới 65 tỷ euro vào tháng 8 năm nay, so với mức chỉ 7 tỷ euro một năm trước đó. Trong một biểu hiện mới, việc châu Âu ngày càng phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ để thay thế cho nguồn cung bị hạn chế từ Nga đã làm bùng phát căng thẳng.
Bình luận của Tổng thống Macron phản ánh sự bất bình của EU đối với Đạo luật Giảm lạm phát của Washington, vốn khuyến khích người tiêu dùng Mỹ “mua hàng Mỹ”, đặc biệt là liên quan đến ô tô điện. EU lập luận rằng việc yêu cầu chiếc xe đó phải được lắp ráp tại Bắc Mỹ và sử dụng pin với một tỷ lệ nội địa hóa nhất định là phân biệt đối xử với EU và các đối tác thương mại khác.
Ủy ban châu Âu hy vọng sẽ tìm được thỏa hiệp với Mỹ về vấn đề ô tô điện. Ảnh: AFP
Theo các quan chức và nhà ngoại giao EU, Ủy ban châu Âu hy vọng sẽ thuyết phục được Washington tìm ra một thỏa hiệp ngoại giao cho các nhà sản xuất ô tô châu Âu và các nhà cung cấp của họ. Nếu không, điều đó khiến EU không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kiện Washington tại Tổ chức Thương mại Thế giới, bất chấp một cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương mới sẽ khiến cả hai bên tổn thất thời gian và tiền bạc.
Elvire Fabry, chuyên gia về chính sách thương mại tại Viện Jacques Delors ở Paris, nhận xét rằng tuyên bố của ông Macron “rõ ràng là một phản ứng chống lại Đạo luật Giảm lạm phát”.
Pháp có truyền thống là quốc gia thẳng thắn và nổi bật nhất của EU khi đối đầu với Washington trên một loạt các hồ sơ thương mại. Chẳng hạn, Paris đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn cản một hiệp định thương mại xuyên Đại Tây Dương giữa EU và Mỹ (được gọi là “TTIP”). Thuế kỹ thuật số của EU đã khiến “Big Tech” (các tập đoàn công nghệ lớn) của Mỹ tức giận và dẫn đến cuộc chiến thương mại với chính quyền Trump.
Gần đây hơn, trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU, Paris đã tập trung vào các biện pháp phòng vệ thương mại, điều này được cho là sẽ mang lại cho Brussels sức mạnh để trả đũa các biện pháp thương mại đơn phương, bao gồm cả từ Mỹ.
Căng thẳng mới trên cũng là tin xấu cho cuộc họp sắp tới của Hội đồng Công nghệ và Thương mại xuyên Đại Tây Dương vào đầu tháng 12 tới.
Nhưng Pháp sẽ không “đơn độc” trong cuộc chiến thương mại có thể xảy ra với Mỹ liên quan đến ô tô điện. Theo chuyên gia Fabry, những căng thẳng này sẽ kéo Paris và Berlin xích lại gần nhau hơn, vì ngành công nghiệp xe hơi của Đức cũng bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các biện pháp của Mỹ.
Trong khi đó, cách tiếp cận “Mua hàng Mỹ” không phải là vấn đề duy nhất gây tranh cãi. Việc châu Âu ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt từ Mỹ đã làm tăng sự bất mãn của EU đối với Washington.
Mặc dù giá nhập khẩu khí đốt trong tháng 9 đã giảm so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 8, nhưng chúng vẫn cao hơn 2,5 lần so với một năm trước. Tính đến khối lượng mua tăng, hóa đơn nhập khẩu LNG của Pháp đã cao gấp hơn 10 lần vào tháng 8, so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuần trước cảnh báo rằng cuộc xung đột Nga – Ukraine không nên dẫn đến “sự thống trị kinh tế của Mỹ và sự suy yếu của EU”. Ông Le Maire chỉ trích việc Mỹ bán LNG cho châu Âu “với giá gấp 4 lần giá mà họ bán cho các công ty trong nước”, đồng thời kêu gọi Brussels hành động vì “mối quan hệ kinh tế cân bằng hơn” giữa hai lục địa.
Trấn Thành lại phải lên tiếng khi bị nghi rạn nứt với Hari Won: 'Bả lo cho tôi còn hơn em bé, giỡn hoài'
MC Trấn Thành đã phải giải thích về sự vắng mặt của Hari Won trong đám cưới Diệu Nhi, anh cho biết vợ nâng mình cho nâng trứng.
Sau khi trở về từ đám cưới của Diệu Nhi và Anh Tú, Trấn Thành hào hứng livestream trò chuyện cùng người hâm mộ. Anh tiết lộ đã uống hơn hơn 20 ly rượu vang nên xỉn quắc cần câu. Thế nhưng, nam danh hài lại cảm thấy vui hết nấc sau một đêm quẩy bung nóc: 'Đám cưới Tú - Nhi thì em mới nhậu đấy chứ, không nhậu không vui. Đám cưới mà, nói chung tới chơi là phải quậy, phải lăn xả xuống hồ, mình khiêng vác người này người nọ, mình xô xuống chứ, để cho nó khô sao được. Em đã ướt thì không ai được quyền khô'.
Trấn Thành nói về chuyện say quắc cần câu trong đám cưới Diệu Nhi - Anh Tú.
Câu chuyện đang vui thì một vài cư dân mạng nhắc đến chuyện Trấn Thành và Hari Won đổ vỡ. Lập tức, nam MC lên tiếng bác bỏ và giải thích lí do vợ không đi cùng mình: 'Hari đâu rồi? Hari đi Hàn Quốc, đi làm việc rồi. Đứa đi đám cưới xài tiền thì đứa phải đi kiếm tiền chứ. Mà nhiều người ngộ ghê, vợ tôi đi làm, đi kiếm tiền chứ. Vợ tôi đi Hàn Quốc rồi tôi ở đây quay phim, quay xong phải dựng trong phòng dựng, không có hình lên cái là nói vợ chồng xích mích, gây lộn, lạ vậy.
Bộ vợ chồng là phải xà nẹo quấn nhau 180 chục ngày mới là hạnh phúc hả, vụ gì kỳ vậy, phải tách ra đi kiếm tiền chứ, đúng không. Các bạn có yêu người nào mà ngồi ở nhà cả ngày đợi các bạn về không, tui là tui không yêu được người đó rồi đó. Vợ con tôi là phải có ích cho xã hội, phải vận động, đi làm, làm ít nhiều, tiền bao nhiêu cũng được, dĩ nhiên mình sẽ lo hết. Nhưng quan trọng là thấy người phụ nữ của mình cũng phải biết yêu thương bản thân, biết tôn trọng giá trị của bản thân, phải đi làm.
Không lẽ giờ tự nhiên lấy chồng ở nhà hoài, tôi rất là sợ những người phụ nữ rảnh rỗi là sinh nông nổi. Mấy bà rảnh ở nhà, không có chuyện làm, tối ngày hỏi: 'Anh đang ở đâu vậy?', 'Anh đang làm gì?', 'Anh đang đi với ai?'... Mấy bà đó về nhà chuyên gia bị gây lộn lắm. Người ta trăm công nghìn việc, lo công chuyện muốn bạc đầu rồi mà tối ngày phải trả lời những tin nhắn đó nên người ta mới chán đó. Vợ em là người sống rất văn minh, tự lập, tự chủ. Bên Hàn Quốc dạo này rất nhiều công việc nên vợ em bay đi bay về, em cảm thấy vui vì điều đó, thấy vợ mình hay ho chứ ai ở nhà xà nẹo, xà nẹo hoài. Tui không đăng hình vợ tôi cái là nói có vấn đề, kỳ'.
Nam danh hài nổi đóa khi bị hỏi chuyện rạn nứt với vợ.
Ông xã Hari Won cũng thẳng thắn nói về nghi vấn Hari Won ghen khi thấy anh bế các mĩ nhân khác quăng xuống hồ: 'Hỏi vợ tôi xem tôi còn thương không, lo cho tôi còn hơn em bé, giỡn hoài. Nâng như trứng, hứng như hoa, thấy tôi liệng Sam xuống hồ nó nhắn vô, nó cười không ấy chứ đâu có ghen đâu. Nó hiểu chồng nó quá mà, tôi quá đàng hoàng, dễ thương mà. Tin tôi đi. Còn ai nói tụi tôi có xích mích hay rạn nứt đổ vỡ đâu, đợi đấy, đợi coi chừng nào tôi đổ. Tức ha'.
An Giang: Nguy cơ sạt lở bờ sông Kênh Xáng Sáng 4/7, ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh An Giang cho biết, đang tiếp tục phối hợp với thị xã Tân Châu tích cực rà soát, theo dõi, cập nhật tình hình rạn nứt đất dọc bờ sông Kênh...