Rắn có thể nuốt được con mồi “siêu to khổng lồ” to bằng cỡ nào?
Một con trăn Burmese Python ở tiểu bang Florida nặng khoảng 14kg đã nuốt một con nai đuôi trắng con nặng 16kg. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Rắn có thể nuốt chửng một con mồi to bằng cỡ nào.
Những gợi ý tìm kiếm hàng đầu trên Youtube về đề tài “rắn ăn mồi” cho thấy rằng, con người có niềm đam mê khủng khiếp với loài rắn. Một số gợi ý có ý thô bạo (rắn nuốt ếch sống) hoặc khó có thể tưởng tượng (rắn ăn nhím). Những đề xuất khác mang tính đặc trưng của chúng (rắn tự nuốt chính nó). Nhưng đề xuất lớn nhất tập trung vào chủ đề: kích thước. Bất cứ ai cũng sợ hãi những thứ rùng rợn, thế nhưng chúng ta vẫn dành vài phút rảnh rỗi để xem một con rắn nuốt trọn một con cá sấu, nai, lợn, hoặc bò.
Con vật lớn nhất mà rắn có thể nuốt chửng là gì?
Vậy, con vật lớn nhất mà rắn có thể nuốt chửng là gì?
Rắn là loài động vật cực kỳ phổ biến. Ngoại trừ một số hòn đảo và những vùng lạnh nhất trên thế giới, rắn có mặt khắp hành tinh. Chúng cũng vô cùng đa dạng.
“Rắn được tìm thấy trong nước mặn và nước ngọt. Có những con rắn sống trong đất. Có những con rắn sống trên cây. Có những con trườn từ cây này sang cây khác”, Kevin Calhoon, nhà quản lý rừng tại Tennessee Aquarium ở Chattanooga cho biết.
Cũng có sự khác biệt lớn về thức ăn của rắn.
“Bạn có thể nhìn thấy những con rắn ăn giun đất, động vật thân mềm và các con mồi lớn, bao gồm cả động vật có vú”, Julia Klaczko, nhà động vật học tại Đại học Brasília ở Brazil cho biết.
Rắn có mối quan hệ đặc sắc với thức ăn. Nếu không có nhu cầu sản sinh để tạo ra nhiệt độ cơ thể, một con rắn có thể nhận được lượng calo ít hơn nhiều so với hầu hết các động vật máu nóng khác. Theo một nghiên cứu được công bố năm 1988 trên tạp chí Oecologia, các nhà nghiên cứu ước tính rằng rắn cái có thể giữ cho mình sống và sinh sản ngay cả khi tiêu thụ ít hơn 3% lượng con mồi mà một động vật được đốt nóng có kích thước tương tự sẽ cần .
Rắn có thể sử dụng năng lượng hiệu quả, nhưng chúng vẫn cần ăn. Và chúng thiếu một số đặc điểm mà các động vật khác sử dụng để săn mồi. Không có các chi, một con rắn không thể giữ con mồi hoặc đẩy thức ăn vào cổ họng, Klaczko giải thích. Rắn cũng không có răng cưa để xé con mồi và cũng không có răng hàm để nhai. Nuốt toàn bộ con mồi là cách duy nhất.
“Khả năng nuốt con mồi lớn không phải là điều chỉ xảy ra một lần trong quá trình tiến hóa của loài rắn”, Klaczko nói. Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn có một số câu hỏi về họ nhà rắn, bằng chứng cho thấy các dòng rắn khác nhau đã phát triển độc lập các đặc điểm tương tự cho phép chúng bắt, nuốt và tiêu hóa con mồi.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, rắn không trật khớp hàm. Thay vào đó, rắn sử dụng một cấu trúc chuyên biệt về xương sọ, dây chằng và cơ bắp để mở miệng vô cùng rộng, cho phép một con rắn nuốt được những động vật có thể lớn hơn đáng kể so với chính con rắn. Kích thước của miệng rắn khi há to, mà các nhà học thuật học gọi là “cú ngáp”, đặt ra một câu hỏi lớn hơn về kích thước của con mồi mà rắn có thể nuốt được.
“Hàm rắn không được gắn vào hộp sọ – nó gắn liền với dây chằng”, Calhoon nói. “Chúng có cấu trúc hàm dây chằng rất linh hoạt cho phép chúng kéo dài và mở rộng hết cỡ”.
Con trăn chết sau khi ợ ngược lại con nai.
Sau khi há rộng miệng ngoạm lấy con mồi, bước tiếp theo của một con rắn là dịch chuyển con mồi qua đường tiêu hóa xoắn, nơi dịch tiêu hóa trong dạ dày có thể bắt đầu phá vỡ các mô. Khi ăn con mồi nhỏ hơn, một con rắn có thể sử dụng hàm của nó để đẩy một con giun hoặc nhím xuống đường tiêu hóa của nó, nhưng đối với những con mồi lớn hơn, rắn sử dụng xương đầu và hàm để “dịch chuyển con mồi về phía trước”, Klaczko nói.
Hươu và gia súc là một trong những loài động vật lớn nhất mà rắn đã ăn. Năm 2018, một con trăn Burmese Python ở tiểu bang Florida nặng khoảng 14kg đã nuốt một con nai đuôi trắng con nặng 16kg, đó là con mồi lớn nhất dựa trên tỷ lệ cân nặng, dẫn chứng từ trăn Burmese Python – và có thể là bất kỳ loài rắn nào – theo Ủy ban bảo vệ khu vực Đông Nam bang Floria. Tuy nhiên, con trăn sau đó đã chết sau khi ợ ngược con nai trở lại mồm. Sự thay đổi hình dáng, kích thước của con mồi và kích thước há miệng của rắn khiến chúng ta không thể biết chắc được rằng rắn có thể nuốt được con vật to lớn đến mức nào.
Mặc dù con người không đứng đầu danh sách này, nhưng vẫn nằm trong số loài động vật lớn hơn mà rắn nuốt được. Vào năm 2017, một người đàn ông 25 tuổi đã bị ăn thịt bởi một con trăn gấm ở Indonesia, theo National Geographic. Mới năm ngoái, một người phụ nữ 54 tuổi bị giết và ăn thịt bởi một con trăn khổng lồ, cũng ở Indonesia. May mắn thay, những cái chết như vậy là cực kỳ hiếm.
Trong khi một số loài rắn ăn cá sấu, bò và người, hầu hết các loài rắn đều hài lòng với các loại thức ăn như giun và chuột. Rắn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng trong mạng lưới thức ăn và hệ sinh thái của Trái đất, Klaczko nói.
“Rắn thực sự quan trọng đối với sự cân bằng hệ sinh thái”, ông nói.
Phong Linh
Theo Người đưa tin
Đàn trâu rừng đại chiến với sư tử để giải cứu đồng loại
Hai sư tử vừa quật ngã được con mồi nhưng chưa kịp "dùng bữa" thì cả đàn trâu rừng lao tới tấn công để giải cứu đồng loại. Kẻ săn mồi phải vội vàng bỏ chạy vì đối thủ quá đông.
Video đàn trâu rừng đại chiến với sư tử để giải cứu đồng loại. Nguồn:.
Ảnh cắt từ clip.
Như Ngọc
Theo doanhnghiepvn.vn/
Báo hoa mai trên cây lao xuống ngoạm cổ linh dương Báo hoa mai nằm rình trên cây xúc xích, đợi linh dương đến ăn hoa rụng rồi nhảy xuống hạ gục con mồi trong nháy mắt. Theo VnExpress