Rằm tháng giêng: 5 món ăn sau dù ngon mấy cũng ‘gác đũa’ kẻo tài lộc bay biến, nghèo ‘bền vững’
Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu) là một ngày linh thiêng của người Việt.
Ngoài việc sửa soạn mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng chu đáo, giữ gìn lời ăn nói tao nhã, trang phục lịch thiệp, kín đáo để đón tài lộc may mắn, bạn còn nên lưu ý về các món ăn nên tránh trong ngày này.
Theo quan niệm của nhiều người, thịt vịt là món ăn mang lại nhiều điềm xấu. Nếu ăn thịt vịt vào ngày Rằm tháng Giêng sẽ khiến cho gia đình “tan đàn xẻ nghé”, mỗi người phiêu dạt một nơi. Cảnh nhà ly tán như vậy quả là điều không ai mong muốn.
Không nên ăn thịt vịt trong ngày Rằm tháng Giêng – Ảnh minh họa: Internet
Do đó, bạn hãy thay thịt vịt bằng các món ăn khác như thịt gà, heo…
Tuy nhiên, khi đến ngày cuối tháng, thịt vịt lại được nhiều người ăn bởi xem đây là món ăn “giải đen” hiệu quả.
Thịt chó
Từ ngày xưa, ông cha ta đã có câu: “Đen như mõm chó”, có lẽ vì vậy mà việc ăn thịt chó vào các ngày đầu tháng hay Rằm tháng Giêng được xem là kiêng kỵ.
Con chó ân tình, gần gũi với con người, nên con người cũng dành cho nó những tình cảm đặc biệt. Việc làm thịt hay ăn thịt chó, vì vậy, có thể khiến cho phước lộc của gia đình tiêu tán, hậu vận đen đủi, cả năm không có đường mà ngóc đầu lên được.
Video đang HOT
Cũng giống như thịt vịt, thịt chó cũng thường được ăn vào cuối năm hoặc cuối tháng để giải vận đen trong năm hoặc trong tháng đó.
Mực là món cần tránh, bởi có thể mang vận đen đến cho bạn – Ảnh minh họa: Internet
Mực
Nhiều người cho rằng, nếu ăn mực vào Rằm tháng Giêng thì cả năm sẽ “đen như mực”, xui xẻo, nhiều chuyện bất trắc sẽ xảy ra. Nhiều bậc cha mẹ cũng không cho con ăn mực trước khi bước vào kỳ thi quan trọng. Thậm chí, trước khi đi xa hay làm làm việc trọng đại, nhiều người cũng không ăn mực. Bạn nên cẩn thận lưu ý vấn đề này nhé.
Mắm tôm
Mắm tôm nặng mùi nên cũng được xem là một trong những món cấm kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng. Ăn mắm tôm, hoặc tất cả những món có mắm tôm là bạn vô tình khiến cho vận xui đeo bám gia đình, cả năm làm hoài mà không có tiền, chưa kể có thể còn gặp tai ương, không biết bao giờ mới gặp may mắn.
Cá mè không hợp để ăn trong ngày Rằm tháng Giêng – Ảnh minh họa: Internet
Cá mè
Cá mè có vị tanh, nhiều xương cũng là món ăn cần tránh trong ngày Rằm tháng Giêng. Theo nhiều người, ăn cá mè sẽ gặp nhiều chuyện rắc rối, công việc không thông, thậm chí còn gặp hạn thị phi, khiến cho cả năm khó khăn vất vả.
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo cho bạn đọc .
Cúng rằm tháng Giêng 2021: Chọn ngay 3 khung giờ đẹp sau, âm dương giao hòa linh thiêng, tài lộc nhất nhất theo về
Theo tín ngưỡng dân gian, việc thờ cúng cần hết sức cẩn trọng và thành tâm, ngay cả thời gian dâng hương cũng nên lựa chọn kỹ càng.
Xin giới thiệu với các bạn 3 khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn, tài lộc chẳng có lý do gì mà không tìm đến nhà bạn.
Cúng Rằm tháng Giêng là lễ cúng quan trọng nhất trong năm, bởi đây là ngày rằm đầu tiên trong năm, chính thức bước vào cuộc sống lao động của năm mới, chẳng vậy nên ông bà ta mới có câu: "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng".
Cúng Rằm tháng Giêng là lễ cúng quan trọng nhất trong năm - Ảnh minh họa: Internet
Với đất nước có nền nông nghiệp lúa nước như Việt Nam, từ xa xưa vào ngày Rằm tháng Giêng cũng là lúc mọi người ra đồng, chuẩn bị cho một mùa vụ mới, nên lễ cúng trong ngày này mang theo mong muốn về một năm mưa thuận, gió hòa, đất nước thái bình, người dân thì thóc lúa đầy bồ, ấm no và hạnh phúc.
Theo quan niệm của người xưa, việc cúng Rằm tháng Giêng phải vào rơi vào chính rằm mới là tốt nhất, tuy nhiên ngày nay do công việc bận rộn, để phù hợp với mọi người, lễ cúng có thể thực hiện trong cả ngày 14 và 15/1 âm lịch đều được, quan trọng nhất vẫn là chọn được đúng giờ hoàng đạo để dâng hương.
Quan trọng nhất vẫn là chọn được giờ đẹp để dâng hương - Ảnh minh họa: Internet
Rằm tháng Giêng năm nay, diễn ra vào ngày 15 tháng 1 âm lịch, tức thứ Sáu ngày 26/2/2021, nhằm ngày Ất Tỵ, tháng Canh Dần, năm Tân Sửu.
Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng linh thiêng nhất là diễn ra vào giờ Ngọ (11 giờ - 13 giờ trưa) vào ngày chính rằm, ngày 15 âm lịch. Trong khung giờ này, thời điểm tốt hơn cả là chính Ngọ (12 giờ trưa). Đây chính là khung giờ thần Phật giáng thế xuống trần gia, nên sẽ chứng nghiệm rõ nhất cho lòng thành của gia chủ.
Nếu giờ này bạn không có điều kiện dâng lễ dâng hương thì vẫn còn các khung giờ đẹp khác cho bạn lựa chọn.
Xin giới thiệu với các bạn 3 cung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng trong các ngày 14 và 15/1 âm lịch.
3 cung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng ngày 15/1 âm lịch
Giờ Thìn (7 giờ - 9 giờ)
Giờ Ngọ (11 giờ - 13 giờ)
Giờ Mùi (13 giờ -15 giờ)
Luôn giữ tấm lòng thành khi dâng hương - Ảnh minh họa: Internet
3 cung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng ngày 14/1 âm lịch
Giờ Thìn (7 giờ - 9 giờ)
Giờ Tỵ (9 -11h)
Giờ Dậu (17h-19h)
Khi dâng hương cúng, bạn nhớ chuẩn bị lễ vật thật đầy đủ, văn khấn đọc to, rõ ràng. Đặc biệt, bạn cần ăn mặc lịch sự nhã nhặn, tấm lòng thành kính, tôn nghiêm, chắc chắn mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn.
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo cho bạn đọc.
Sau rằm tháng Giêng, top 3 con giáp được thần tài "đại giá quang lâm", tài lộc vượng phát, tiền bạc bát ngát 3 con giáp này sẽ vô cùng "vượng" trong đường công danh, tài lộc, tiền bạc sau rằm tháng giêng Tân Sửu này. Tuổi Dần Người tuổi Dần tính cách mạnh mẽ, bản lĩnh phi thường, khí chất hào sảng. Dù không có xuất phát điểm tốt nhưng lại rất nỗ lực làm lụng đổi đời. Họ sẵn sàng đổ mồ hôi sôi...