Rằm tháng Chạp dân tình đổ xô mua bánh chưng về cúng, lộ giờ may mắn để khấn
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, chữ “chạp” là một biến âm của từ “lạp” trong tiếng Hán. Từ điển Thiều Chửu có viết, “lạp” là lễ tế thần vào tháng cuối năm Âm lịch. Theo lễ nhà Chu, cứ cuối năm tế tất niên gọi là đại lạp.
Văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc, tháng 12 cũng là tháng nhiều lễ lạt, cúng bái. Người Việt Nam cũng coi trọng việc thăm nom mồ mả, hương án, bàn thờ tổ tiên những ngày cuối năm, để năm hết tết đến thì thắp hương mời ông bà tổ tiên về ăn Tết.
Một cách lý giải khác của tháng chạp: “lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là thịt. Từ điển Trần Văn Chánh viết rằng: lạp là thức ăn muối (vào tháng chạp), được hong khô hoặc ướp muối để cất đi. Dịp cuối năm là khi người ta tích trữ các loại thực phẩm để chống chọi với mùa đông rét mướt và cũng là để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.
Rằm tháng Chạp hằng năm chính là ngày 15 tháng 12 Âm lịch. Đây là ngày Rằm cuối cùng trong năm trước khi bước sang Tết Nguyên đán. Sau khi cúng rằm tháng Chạp thì mọi người sẽ tất bật để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.
Theo lịch vạn niên, Rằm tháng Chạp năm nay sẽ là ngày 14 tháng 1 năm 2025 Dương lịch.
Đối với người Việt, tháng Chạp là tháng quan trọng trong năm, khi mọi người hướng đến cái Tết đoàn viên bên gia đình. Ai nấy đều hối hả, dốc sức hoàn tất các kế hoạch trong năm để khi năm mới đến, nhìn lại năm cũ thấy có nhiều thành tựu.
Cúng Rằm tháng Chạp có ý nghĩa cầu sự may mắn, an lành, tưởng nhớ đến tổ tiên, và tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ, che chở. Trong ngày Rằm tháng Chạp, mọi người thường đi chùa để cầu nguyện và làm lễ tạ ơn các vị thần linh.
Cúng Rằm tháng Chạp cũng được coi là lễ cúng tổng kết cho 1 năm. Vì thế, lễ cúng Rằm tháng Chạp thường được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp thường gồm xôi gấc, gà luộc, giò, chả, chè (thường là chè trôi nước), hoa quả và rượu trắng, tiề.n vàng.
Theo các chuyên gia phong thủy gợi ý, cúng Rằm tháng Chạp tốt nhất nên thực hiện vào ban ngày, tránh cúng chiều tối hoặc quá muộn. Có 3 thời điểm thích hợp để cúng Rằm tháng Chạp năm nay.
Giờ Ất Mão (5h-7h): Giờ này yên tĩnh, tốt cho việc khai trương và các nghi lễ thờ cúng.
Video đang HOT
Giờ Đinh Tỵ (9h-11h): Đây được coi là giờ hoàng đạo trong ngày, cúng giờ này gia chủ sẽ suôn sẻ cả năm sắp tới.
Giờ Canh Thân (15h-17h): Đây cũng là thời điểm thích hợp trong ngày để làm lễ cúng rằm.
Tuy nhiên, tùy theo công việc và tình hình thực tế của mỗi gia đình mà người dân có thể có những sắp xếp thời gian phù hợp cho việc cúng rằm.
Trong nhịp sống hiện đại, ngày Rằm tháng Chạp vẫn giữ nguyên giá trị. Các gia đình thường làm lễ cúng vào ngày 14 hoặc 15 Âm lịch. Đây còn là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.
Người dân năm 2025 này vẫn giữ truyền thống cúng bánh chưng trong ngày này. Chị Vũ Thị Hải (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), chủ một cơ sở bán bánh chưng cho biết, những ngày gần đây chị liên tục nhận được đơn đặt hàng mua bánh chưng để cúng rằm tháng Chạp. Lượng khách đặt hàng tăng quá nhanh khiến chị phải thuê thêm nhiều người phụ giúp các công việc làm bánh.
“Để làm ra một mẻ bánh chưng ít nhất phải mất 1 ngày 1 đêm, với các công đoạn ngâm đỗ, chọn lá, gói bánh, luộc bánh. Mỗi nồi chỉ luộc được khoảng 20-30 chiếc, trong khi mỗi ngày tôi nhận được cả trăm chiếc bánh được khách đặt, vì thế tôi phải tuyển thêm gần 10 người làm giúp không kể ngày đêm và tăng thêm số nồi luộc bánh” , chị Hải nói.
Liên tục kiểm tra những nồi bánh chưng đang luộc để kịp giao cho khách trước thời điểm cúng rằm tháng Chạp, chị Hải kể: “Từ hôm qua đến sáng sớm nay, tôi đã làm khoảng 150 chiếc bánh chưng, đến cuối giờ chiều còn giao khoảng 1 nồi 50 chiếc nữa. Do lượng đơn hàng tăng đột biến nên công tác chuẩn bị và giao bánh rất vất vả, shipper quen phải chạy đi chạy lại nhiều vòng”.
Theo chị Hải, mỗi mùng 1 âm lịch hay ngày rằm, khách cũng hay chọn mua bánh chưng để cúng gia tiên. Nhưng mùng 1 và rằm tháng Chạp là đông hơn cả. Vì thời điểm này gần Tết nên người dân thường có nhu cầu mua bánh chưng sớm để hưởng hương vị Tết. Chính vì nhu cầu lớn, cùng với giá đầu vào các nguyên liệu cũng tăng mạnh nên giá bánh chưng ngày rằm tháng Chạp đang đắt đỏ, nhiều loại còn cao gấp đôi ngày thường.
Cơ sở của chị Hải hiện bán 2 loại bánh chưng gồm bánh chưng thường với nhân cổ truyền giá 100.000 đồng/chiếc, bánh chưng cốm được bán với giá 140.000 đồng/chiếc. Mức giá này tại các cơ sở sản xuất đã tăng gấp đôi so với ngày thường, giá bán lẻ tại các cửa hàng có thể còn tăng cao hơn.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thúy Hằng (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết từ khoảng 2, 3 ngày nay, chị đã dừng nhận đơn hàng bánh chưng cho ngày rằm tháng Chạp, chỉ nhận những đơn hàng giao trong 2-3 ngày tới.
“Bánh chưng được gia đình tôi tự gói, trung bình mỗi ngày bán khoảng 30-50 chiếc. Tuy nhiên, trước rằm tháng Chạp, lượng đơn đặt bánh đã lên tới hơn 100 chiếc. Do không thể làm kịp nên tôi buộc phải sớm thông báo không nhận các đơn hàng giao trong ngày rằm nữa, chỉ tiếp tục nhận các đơn giao trong các ngày tiếp theo cho tới Tết Nguyên đán” , chị Hằng nói.
4 ngày 10 mâm cỗ cúng, tôi phát hoảng với Tết nhà chồng
Nghĩ về Tết, có đêm tôi toát mồ hôi tỉnh dậy khi nằm mơ thấy mình đeo tạp dề, mọc thêm mấy cái tay cầm dao cầm chảo, xung quanh là đống đồ ăn lưu cữu, bát đĩa bẩn.
Từ rằm tháng Chạp, chồng tôi đã ướm hỏi vợ năm nay dự tính về quê ăn Tết ra sao, sắm sửa quà cáp hai bên những gì. Tôi vẫn ậm ừ mãi không trả lời anh, kiếm cớ công việc cơ quan bận quá, còn chưa tính toán được.
Thực tế, tôi không biết phải nói sao. Tuy đã ngoài 30 tuổ.i nhưng tôi cũng mới đi làm dâu, vừa cưới chồng sát Tết năm ngoái. Mới qua một cái Tết ở nhà chồng mà đã kêu ca, ra ý lảng tránh thì sợ chồng và cả gia đình bên nội chê trách; nhưng nhớ lại cái Tết đầu tiên, tôi thực sự hoảng hồn.
Năm ngoái, làm hết 28 âm, chúng tôi mới được nghỉ. Ngày 29, tôi cùng chồng lên tàu về quê. Tôi, cô dâu mới, tưởng tượng Tết này sẽ cùng anh đi chào hỏi họ hàng, tiếp đón mọi người tới nhà chơi "xem dâu" nên đã mang theo một va li quần áo, trang sức xinh xắn. Nghe lời mẹ đẻ dặn dò, tôi mua thêm một số thực phẩm chế biến sẵn ở những địa chỉ uy tín, dự tính góp phần làm bữa cơm Tết ở nhà chồng phong phú hơn, việc nấu nướng cũng giản tiện hơn, để còn có thời gian làm việc khác.
Hồ hởi là thế, nhưng thực tế đậ.p vào mặt tôi hoàn toàn khác. Hai đứa vừa về tới nhà, chào bố mẹ và ngồi chưa ấm chỗ, mẹ chồng đã vẫy vẫy tay bảo tôi cất đồ vào buồng rồi xuống bếp cùng bà. Hóa ra, mẹ gọi xuống để dặn dò gà nhốt ở đâu, rau tươi nhổ chỗ nào, thịt bò ngăn nào, giò chả gói nào vị nào...., tóm lại là bàn giao cho tôi cái bếp.
Nguyên ngày 29 Tết, cả nhà chồng tôi tập trung luộc bánh chưng và gói các loại giò. Tôi khá mệt vì vừa qua một đợt làm việc cao điểm, đi đường xa, lại quần quật suốt cả ngày... nhưng thấy vui vì sự gắn bó của gia đình, khi thấy cảnh mọi người chia sẻ công việc cùng nhau. Tôi nghĩ đơn giản, thế là xong cơ bản các việc chuẩn bị Tết rồi.
Tôi đâu có dè, lúc đó mới chỉ là xong các phần việc gia đình (cách chồng tôi gọi); còn phần tôi là từ 30 đến hết mùng 3 Tết.
3 ngày Tết của tôi là 9 bữa cúng, tính cả bữa tất niên là vừa tròn 10. (Ảnh minh họa: Tet Festival)
Sáng 30, mẹ chồng tôi dặn làm cơm tất niên. Ngoài gia đình tôi và gia đình chú út ăn cơm Tết cùng ông bà, gia đình hai anh chị ở gần cũng sẽ qua. Mẹ dặn, mâm cơm tất niên là cơm cúng, sau đó hạ lễ thì gia đình sẽ hưởng lộc luôn, do đó phải đầy đủ món, cụ thể là những món gì thì cứ bảo chồng tôi chỉ cho.
Mẹ còn dặn kỹ, tiện thì bảo chồng chỉ luôn các món cúng giao thừa và 3 ngày Tết, đỡ để đầu xuân năm mới lại thiếu thừa, thất thố với các cụ.
Mâm cơm cúng tất niên nhà tôi (gọi là mâm vì chung số món, chứ tôi sẽ phải làm hai mâm, một dành cúng ban thần linh, thổ công thổ địa, một dành cúng gia tiên) gồm các món: Gà luộc, giò lụa, nem rán, rau xào, canh sườn rau củ, canh măng móng, thịt đông, miến nấu, xôi đồ, thịt kho, dưa muối, phồng tôm chiên.
Vì trong Tết không sát sinh nên tiện mổ gà cho bữa tất niên, chồng tôi bảo vợ làm luôn gà đủ cho cả Tết. Thấy anh xách 9 con gà ra cắt tiết, tôi mắt tròn mắt dẹt. Lúc này anh mới bảo: " Nhà mình Tết ngày cúng 3 bữa cơm, mổ 9 con gà là vừa đủ".
Tôi vặt lông, làm lòng 9 con gà, cuốn 5 chục chiếc nem cho một bữa, làm rau củ măng miến các kiểu, gần 12h lên mâm. Chờ cha chồng cúng xong, tôi hâm lại đồ, gia đình ăn bữa tất niên.
14h ngày 30 Tết mới xong bữa, nam giới trong nhà say ngất ngây cả, em dâu phải bế con nhỏ, tôi lại rửa bát đũa, dọn nhà cửa đến gần 16h.
Tôi có bữa tối 30 thư thả khi cả nhà chỉ ăn cơm rau luộc, đậu rán, thịt rang. Sau bữa tối, đồ cúng giao thừa cũng chỉ có gà luộc (tôi đã làm sẵn từ sáng, chỉ cần luộc), xôi gấc đồ.
Nhưng 3 ngày Tết còn lại của tôi là đủ 9 bữa cúng, tính ra gồm 18 mâm cơm. Bữa nào cũng có gà luộc nguyên con/gà chặt, đủ rau, giò, nem, canh, măng miến các kiểu. Mẹ chồng tôi không cho dùng đồ làm sẵn, mâm cúng nào cũng phải làm mới các món, không được giản lược. Mẹ bảo cúng bái phải chỉn chu, thành tâm thì các cụ mới phù hộ độ trì cho.
Nhà chồng tôi toàn con trai, vào Tết là tít mít đi chúc Tết, nhậu nhẹt rồi về ngủ. Mẹ chồng bận tụng kinh, cúng khấn mỗi ngày. Em dâu có con nhỏ. Tôi thành lao động chính. Tôi không dám kêu ca vì chồng bảo, mọi năm mẹ và em dâu cũng làm như thế, Tết nhà vẫn vui.
Tôi mở mắt buổi sáng là đi thẳng xuống bếp, cả ngày gần như trừ lúc ăn thì đều ở dưới bếp, không nhặt rau cuốn nem, luộc gà thì là rửa bát, lau bếp; gần hết ngày lại về buồng ngủ. Quần áo ngủ đóng nguyên Tết, khỏi cần thay đồ đẹp vì không đi đâu, khách đến nhà cũng chẳng thấy mặt dâu mới.
Chưa hết, quê chồng tôi có lệ, cứ khách đến nhà là bê mâm cơm ra mời. Thế nên ngoài cơm cúng, cứ một lúc tôi lại phải chạy xuống bếp thái khoanh giò, nấu tô miến, bóc cái bánh chưng... Khách có khi không ăn, chỉ ngồi xuống uống chén rượu, đồ thừa dồn vào, đến bữa cơm lại hâm nóng cho cả nhà ăn. Cứ vậy, đến lúc tôi chỉ ngửi mùi đồ ăn cũng đã thấy ngấy.
Tôi nhớ những cái Tết đơn giản ở nhà mình. Bố mẹ tôi sáng mỗi ngày làm mâm cơm cúng rất gọn gàng. Nem được cuốn sẵn một hộp từ trước Tết. Nước xương hầm sẵn, măng đã xào sơ. Bánh chưng để nguyên trên ban thờ cả cặp, không cắt từng bữa.
Ngày Tết, gia đình cúng tổ tiên bữa cơm thành tâm, sau đó cả nhà cùng nhau đi chúc Tết. Đón khách thì cắn chút hạt dưa, ăn vài quả táo xanh, bóc quả cam canh..., vừa nhẹ bụng, vừa thoải mái thân tình.
Nhưng đất lề quê thói, gia phong mỗi nhà đều duy trì cả mấy chục năm. Thấy Tết nhất ở quê nội rườm rà bất cập nhưng tôi chưa dám chia sẻ với chồng. Ở xa cả năm, ngày Tết tôi cũng không thể kiếm cớ không về với bố mẹ chồng. Có điều, nghĩ về cái Tết quần quật hơn osin, đàn ông trên nhà đàn bà dưới bếp, tôi thật sự rất sợ.
Có đêm nằm mơ cảnh mình đeo tạp dề, mọc mấy cái tay cầm dao cầm chảo, xung quanh một đống đồ ăn lưu cữu, bát đũa bẩn thỉu, tôi toát mồ hôi tỉnh dậy.
Là dâu mới, tôi biết làm gì với cái Tết sắp tới bây giờ!
Giờ vàng cúng Rằm tháng Chạp năm 2023 để mọi việc thuận lợi Rằm tháng Chạp năm 2023 sẽ rơi vào ngày 25/1/2024 dương lịch. Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, mọi người có thể chọn các khung giờ vàng cúng ngày Rằm dưới đây để mọi việc thuận lợi. Giờ vàng cúng rằm tháng Chạp Tháng Chạp với mỗi gia đình Việt được coi là một tháng quan trọng. Trong tháng này, ngày...