Rằm tháng 7 cúng cô hồn: Nên ăn gì, làm gì để tránh rước xui xẻo?
Theo quan niệm của người xưa, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn. Từ ngày 2-7 âm lịch, các cô hồn sẽ được thả về cõi trần và trở về địa ngục khi tới ngày rằm. Do đó, trước ngày này, người dân thường chuẩn bị hoa quả, gạo, muối, cháo loãng… để cúng cho các cô hồn.
Người Việt quan niệm, việc cúng lễ cho các vong linh vất vưởng, ma đói ngoài đường sẽ khiến chúng không quấy rối gia đình; không làm ảnh hưởng tới hạnh phúc của gia chủ.
Ngoài tục cúng chúng sinh, người dân không quên dạy nhau những tập tục tốt đẹp mỗi khi đến chùa dịp lễ Vu Lan hoặc cúng cô hồn.
Rằm tháng 7 nên ăn những món chay
Ăn chay không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt dịp mồng 1 ngày rằm. Tháng cô hồn, người dân cũng chọn ăn chay để cơ thể được nhẹ nhàng, thanh tịnh.
Về mặt sức khỏe, ăn chay vẫn có thể cung cấp đầy đủ cho cơ thể chất đạm, chất béo, chất bột đường vitamin và khoáng chất. Không chỉ vậy, món chay chứa các chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ thực vật nên không chứa cholesterol, đồng thời rất dồi dào chất xơ. Các món chay có thể ăn vào tháng cô hồn như: đậu, đỗ, khoai gạo, lạc vừng…
Không ăn cháo trắng
Cháo trắng là món ăn mà cô hồn, dã quỷ yêu thích khi người trần cúng bái trong dịp Rằm tháng 7. Do đó, trong mâm cúng các cô hồn không thể thiếu món ăn này. Tuy nhiên, người trần không nên ăn cháo trắng sau khi cúng cô hồn vì như vậy là giành thức ăn của họ. Cô hồn sẽ tìm đến quấy phá, mang lại xui xẻo cho bản thân.
Video đang HOT
Không ăn đồ lễ cúng cô hồn
Lễ cúng cô hồn gồm nhiều món chay: gạo, muối, củ, quả, cháo trắng, bỏng mặn, bỏng ngọt, vàng mã… Sau khi cúng chúng sinh, mọi người không giữ lại bất cứ thứ gì. Hãy tán đồ cúng ra 4 phương tám hướng ngoài nhà để vong linh vất vưởng nhận lấy. Nếu giữ lại đồ ăn sẽ khiến quỷ vào nhà, quấy rối.
Không ăn mực, thịt chó, thịt vịt, cá mè, mắm tôm…
Người dân xưa cũng quan niệm, trong tháng cô hồn không nên ăn các loại thức ăn như: thịt vịt, thịt chó, cá mè… vì bản thân nó mang những thứ xui xẻo.
Kiêng ăn cam, chuối, lê, sầu riêng
Rằm tháng 7, không chỉ món ăn, một số loại quả như: cam, chuối, lê, sầu riêng… cũng được người dân kiêng trong ngày rằm. Vì cái tên của chúng gợi lên sự cam chịu, lê lết, trượt vỏ chuối và cô đơn (sầu riêng).
Thực tế, có nhiều cách nói khác nhau về việc kiêng kị trong ăn uống vào tháng cô hồn. Mỗi vùng miền, mỗi người cũng có quan điểm riêng, vì thế tùy vào quan điểm của cá nhân mà bạn lựa chọn món ăn cho phù hợp.
Sửa soạn trang phục trang nghiêm khi lên chùa ngày Vu Lan
Rằm tháng 7 lên chùa làm lễ Vu Lan phải ăn mặc nghiêm chỉnh, không mặc trang phục hở hang, ngắn (váy, áo sát nách) bởi đây là chốn cửa phật linh thiêng. Việc này vừa giữ nét đẹp trang nghiêm chốn linh thiêng vừa thể hiện sự tôn trọng với đức Phật.
Nên làm việc thiện trong tháng cô hồn
Con người sống phải biết làm việc thiện như: tổ chức đi thăm hỏi, chăm sóc những trẻ em bị tật nguyền, bà mẹ thương binh liệt sĩ, ủng hộ từ thiện…
Khi làm việc thiện, tâm con người sẽ trở nên thanh thản, nhẹ nhõm. Và theo quan niệm người xưa, làm nhiều việc tốt, khi về nơi chín suối sẽ sớm được siêu thoát. Làm việc ác, sẽ bị đày xuống 7 tầng địa ngục, làm quỷ, ma đói mãi mãi không siêu sinh.
Giúp đỡ cha mẹ
Rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu lan. Hãy báo hiếu cha mẹ bằng những việc nhỏ nhất như làm việc nhà, nấu cơm, giặt quần áo. Nếu có điều kiện và thời gian, bạn có thể dẫn cha mẹ đi chùa hoặc đi du lịch để bày tỏ lòng thành kính trong ngày lễ báo hiếu này.
Theo Inside
Thị trường đồ chay, hoa trái sôi động dịp Rằm tháng 7
Trước ngày Rằm tháng 7, Lễ Vu Lan, thị trường thực phẩm chay, hoa, trái cây tại Hà Nội sôi động gấp nhiều lần so với ngày thường.
Ảnh minh họa nguồn Internet
Theo tín ngưỡng của người Việt, Rằm tháng 7 là dịp nhiều gia đình thường chuẩn bị các mâm lễ và tổ chức cúng bái. Thế nên, dịp này nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng khá cao. Theo ghi nhận tại các chợ truyền thống, giá các loại trái cây, hoa tươi mỗi ngày một khác.
Cụ thể, các loại trái cây như nhãn đang được bán khá nhiều với mức giá dao động từ 55.000 -70.000 đồng/kg, gấp đôi so với ngày thường. Bên cạnh đó, các loại quả như chuối, na, chôm chôm, thanh long, lê xanh... cũng rất đắt hàng.
Theo chị Thoa, tiểu thương chợ Thành Công (Hà Nội), trung bình mỗi ngày bán được 50-70kg hoa quả các loại như na, măng cụt, nhãn... "Từ cuối tuần trước đến nay, lượng khách mua đã tăng đáng kể, mỗi ngày bán ra phải tăng gấp 3 lần so với ngày thường vì nhiều gia đình có nhu cầu mua sắm lễ. Năm nay, dù giá cả nhiều loại tăng mạnh, song hàng hóa bán ra vẫn rất lớn, thậm chí còn tăng cao hơn Rằm tháng 7 năm ngoái", chị Thoa nói.
Cũng theo các tiểu thương, các loại hoa quả sát ngày Rằm đều nhỉnh hơn so với trước đó, giá chuối hiện 40.000 - 50.000 đồng/nải, lê xanh 70.000 đồng/kg, na 80.000 - 90.000 đồng/kg, Thanh Long ruột đỏ 80.000 đồng/kg, xoài 110.000 đồng/kg,... Nếu ngày thường, giá một bông hoa hồng chỉ khoảng 5.000 đồng thì những ngày cận Rằm tháng 7, giá lên 10.000 đồng một bông.
Bên cạnh các loại hoa, quả tươi thì thị trường thực phẩm chay cũng đắt hàng dịp này. Tại các địa điểm kinh doanh thực phẩm chay như tại Cơm Chay An Phúc (131 Thái Hà, Hà Nội); cửa hàng bán thực phẩm chay Phúc Lâm (90 Cửa Bắc, Hà Nội); cửa hàng thực phẩm chay Tuệ Lan (Ngõ 113, Nguyễn An Ninh, Hà Nội)... phục vụ đơn chay tất cả các ngày và từ sáng đến chiều tối với giá dao động từ 600-800.000 đồng/mâm cỗ chay. Ngoài ra, còn có các loại thực phẩm chay như ruốc nấm: 270.000 đồng/kg, sườn dừa chay cấp vuông 95.000 đồng; cá sặc chay 225.000 đồng; ốc bươu chay 32.000 đồng/200g...
Tương tự, tại các chợ dân sinh, các loại nem, giò, chả, thịt, cá, tôm chay... đều được bày bán rất nhiều. Giá bán dao động từ vài chục ngàn đến cả mấy trăm ngàn/kg (tùy loại). Bên cạnh đó, tại các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị cũng như nhiều cửa hàng tạp hóa, các thực phẩm chay sản xuất trong nước được kinh doanh đa dạng chủng loại và phong phú mẫu mã, nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Trong đó, có thể kể đến một trong những thương hiệu thực phẩm chay được người tiêu dùng ưu tiên chọn lựa như Âu Lạc, Vissan, SG Food, Xuân Hồng, Song Hương...
Theo nhiều người tiêu dùng, ngành thực phẩm chay trong nước hiện nay phát triển, không ngừng chiếm lĩnh thị trường nội địa, nhờ đáp ứng được những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng ngày càng được nâng cao.
Theo đó, các dòng sản phẩm lạnh, khô, nước, ăn liền, gia vị và đóng hộp, gồm: chà bông nấm sợi, cá thu sốt cà chay, thịt vụn chay, bò viên; hay những dòng sản phẩm đóng hộp được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu rau củ, quả, hạt các loại... có giá bán dao động ở mức từ 19.500 - 55.500 đồng/sản phẩm rất được ưa chuộng.
Theo Phapluat
Một gia đình chiêu đãi 3.000 suất ăn chay lễ Vu Lan Các món ăn chay được gia đình anh Linh sử dụng chiêu đã người dân, du khách rất đa dạng, trình bày hấp dẫn, đẹp mắt với khoảng 40 món ăn. Ngày 15-8, gia đình anh Phan Tuấn Linh (SN 1978), chủ nhà hàng Đà Lạt Thiên Nhiên, đường Hùng Vương nối dài, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), đã làm 3.000 suất ăn...