RAM ảo trên smartphone là gì? Có nên dùng RAM ảo?
Dù RAM ảo có từ lâu trên PC, nhưng gần đây tính năng này mới được sử dụng rộng rãi trên điện thoại thông minh.
Các nhà sản xuất điện thoại sử dụng nhiều thuật ngữ tiếp thị để quảng cáo tính năng RAM ảo trên điện thoại, nhưng cơ bản thì mọi thứ giống nhau. Điện thoại tầm trung đã có tính năng RAM ảo trước tiên, nhưng nó đang dần xuất hiện trên các điện thoại cao cấp.
RAM ảo là gì?
Thuật ngữ RAM ảo đề cập đến RAM không giống như RAM vật lý, nhưng được sử dụng khi được yêu cầu. RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) là thành phần lưu trữ tốc độ cao, chịu trách nhiệm ghi nhớ dữ liệu tạm thời. Nó không giống như bộ nhớ trong, nơi dữ liệu lưu trữ vĩnh viễn.
RAM nhanh hơn rất nhiều so với bộ nhớ eMMC hoặc UFS 3.1, được sử dụng để lưu trữ trong thời gian dài. Hiểu đơn giản, trong khi bộ nhớ trong lưu hình ảnh và video, RAM sẽ chịu trách nhiệm ghi nhớ người dùng đã mở ứng dụng nào và đang làm gì vào lần cuối mở chúng.
Vì thế, RAM cho phép tải ứng dụng nhanh nhất có thể. Bất cứ khi nào người dùng bấm vào một icon, ứng dụng đó sẽ được lưu trữ vào RAM, cho phép nhanh chóng truy cập. Vì vậy về kỹ thuật, nhiều RAM hơn cho phép số lượng ứng dụng tải vào nền cao hơn, việc mở lại chúng sẽ nhanh chóng với độ trễ thấp hơn.
RAM ảo đang có mặt trên nhiều dòng smartphone từ giá rẻ đến tầm trung
Ý tưởng về RAM ảo là cung cấp thêm dung lượng RAM khi được yêu cầu, nhưng bằng cách sử dụng bộ nhớ tích hợp làm RAM. Mỗi nhà sản xuất hiện đưa ra các thuật ngữ tiếp thị của riêng họ, Samsung gọi là RAM Plus, Realme là Mở rộng RAM động (Dynamic RAM Expansion), Vivo gắn nhãn nó là RAM ảo, hoặc Oppo gọi là RAM .
Video đang HOT
RAM ảo trên Android hoạt động như thế nào?
RAM ảo sẽ hoạt động dựa trên việc phân bổ một lượng không gian nhất định từ bộ nhớ chính. Để hiểu hoạt động của RAM ảo, bạn phải hiểu cách quản lý bộ nhớ trên Android hoạt động.
Hệ điều hành Android sử dụng 3 loại bộ nhớ chính
Một thiết bị Android được trang bị 3 loại bộ nhớ – RAM (LPDDR4, LPDDR4x), bộ nhớ trong (eMMC hoặc UFS) và zRAM, một phân vùng bên trong RAM để lưu trữ dữ liệu nén có mức ưu tiên thấp chạy trong nền. Điều này nhằm tạo không gian để RAM ưu tiên chứa các ứng dụng đang được người dùng sử dụng.
Hệ điều hành Android sử dụng quy trình phân trang để quản lý bộ nhớ. RAM được chia thành các phần nhỏ được gọi là trang (page), mỗi phần có kích thước khoảng 4KB. Dung lượng RAM đã sử dụng được xác định bởi số lượng trang còn trống hoặc được sử dụng.
Hệ điều hành Android dựa trên số trang để xác định dung lượng RAM còn lại
Trang được định nghĩa thành hai loại – “trang sạch” và “trang bẩn”. Các trang sạch có bản sao dữ liệu chưa sửa đổi được lưu trong bộ nhớ, trong khi các trang bẩn giữ bản sao đã sửa đổi. Bản sao chưa sửa đổi là dữ liệu tĩnh, trong khi bản sao đã sửa đổi là dữ liệu động – có thể thay đổi. Android có thể loại bỏ các trang sạch khi chúng không cần truy cập vào tài nguyên, giải phóng dung lượng RAM.
Ví dụ: các ứng dụng Facebook, Twitter sử dụng các trang sạch và có xu hướng tĩnh khi được đặt ở chế độ nền. Khi mở Facebook rồi chuyển sang Twitter, ứng dụng Facebook được lưu trữ trong RAM, nhưng nó không làm mới trong nền. Khi trở lại Facebook, ứng dụng vẫn sẽ hiển thị thời gian bạn đã rời đi trước đó.
Trong khi đó, các ứng dụng phát nhạc như Nhaccuatui và YouTube sử dụng các trang bẩn – chúng tiếp tục chạy ngay cả khi ứng dụng không mở. Các ứng dụng này sử dụng RAM động và không thể đóng. Để tiết kiệm dung lượng, các ứng dụng này được nén và gửi tới zRAM, đảm bảo rằng chúng vẫn chạy trong nền.
RAM ảo sử dụng bộ nhớ trên thiết bị của bạn bằng cách tạo phân vùng hoán đổi hoạt động như zRAM. Các smartphone giá rẻ thường có lượng RAM hạn chế, vì vậy các nhà sản xuất sử dụng kỹ thuật này để mở rộng RAM ảo. Tính năng này không làm tăng RAM vật lý trên thiết bị.
RAM ảo có thực sự lợi ích cho smartphone?
RAM ảo cho phép chạy nhiều ứng dụng hơn trên điện thoại. Nhưng tính năng này không thường thấy trên các dòng flagship vì thiết bị Android cao cấp hiện có RAM 12 GB hoặc 16 GB, đây là một lượng RAM rất lớn, vì vậy RAM ảo ít có khả năng tạo ra sự khác biệt.
Cần lưu ý rằng tính năng này liên quan đến việc đọc và ghi liên tục, điều này không tốt cho bộ nhớ flash vốn có chu kỳ đọc và ghi hạn chế. Vì vậy, việc sử dụng thường xuyên bộ nhớ trong cho RAM ảo sẽ làm giảm tuổi thọ bộ nhớ của smartphone.
Google không khuyến khích sử dụng RAM ảo
RAM ảo đã xuất hiện khá lâu, chỉ là gần đây mới lên smartphone. Các PC được tích hợp sẵn tính năng này, trước đó chỉ những điện thoại thông minh đã được can thiệp (root) mới cho phép tính năng này.
Gần đây các nhà sản xuất bắt đầu xuất xưởng điện thoại có tích hợp tính năng RAM ảo. Điều này có thể do các ứng dụng đang ngày càng lớn và chiếm nhiều tài nguyên hơn. Do đó, tính năng này cung cấp cho người dùng nhiều RAM hơn mà không cần thêm RAM vật lý vào điện thoại thông minh (việc sẽ làm đẩy chi phí lên).
Thực tế RAM ảo không thực sự là một tính năng ưu việt, nó có thể gây hại nhiều hơn khi có liên quan đến tuổi thọ của bộ nhớ trong. Đây là lý do tại sao Google đã tránh tính năng này trong một thời gian dài.
Trong một tài liệu dành cho nhà phát triển Android, Google nói bộ nhớ RAM không được sử dụng để hoán đổi không gian như trên các bản Linux khác vì việc ghi thường xuyên có thể gây hao mòn bộ nhớ và rút ngắn tuổi thọ của phương tiện lưu trữ.
Giám đốc điều hành Micron cảnh báo tình trạng thiếu chip sẽ tiếp tục
Tình trạng thiếu hụt chip sẽ vẫn diễn ra và giá bộ nhớ RAM cũng như SSD sẽ tăng cao vào cuối năm 2022.
Theo PCGamers, dù đã có những thông tin tích cực về giá cả của card đồ họa, nhưng thị trường PC vẫn phải đối mặt với những khó khăn đáng kể. Do ảnh hưởng của đại dịch, các nhà máy tại Trung Quốc phải ngừng hoạt động và giá dầu đang tăng khiến giá thành của một bộ PC sẽ cao hơn thông thường. Và nếu những lời phát biểu của giám đốc điều hành Sanjay Mehrotra của Micron trở thành sự thật, một số linh kiện PC có thể sẽ sớm tăng giá.
Giám đốc Micron cảnh báo tình trạng thiếu hụt chip sẽ tiếp tục diễn ra
Trong cuộc phỏng vấn bởi Fox Business, Mehrotra nói rằng: "Có một số thành phần sẽ tiếp tục trải qua tình trạng thiếu chip vào năm 2022 và tiếp diễn sang năm 2023. Tất nhiên, Micron sẽ tiếp tục thực hiện các khoản đầu tư cần thiết để đáp ứng sự tăng trưởng nhu cầu mà khách hàng mong muốn."
Micron chủ yếu được biết đến với các sản phẩm thuộc mảng bộ nhớ như DRAM và NAND Flash, đây là một trong những thành phần quan trọng của PC. Nếu những ảnh hưởng - chẳng hạn như đại dịch Covid - liên tục diễn ra và gây trì trệ trong ngành sản xuất chip, thì nguồn cung thực sự có khả năng bị gián đoạn trong tương lai gần. Giá của RAM DDR5 đang giảm nhưng vẫn ở mức cao so với DDR4. Biết rằng Micron là một trong số ít các nhà sản xuất bộ nhớ, điều đó không có nghĩa là công ty sẽ định ra mức giá tốt cho thị trường linh kiện trong tương lai.
Micron đặt ra mục tiêu đầu tư hơn 150 tỉ USD trong thập kỷ tới, tăng cường cam kết của mình trong nghiên cứu và sản xuất phát triển. Đó là tất cả về lâu dài và sẽ không có nhiều ảnh hưởng trong suốt năm 2022. Ngoài ra Micron đã khai tử thương hiệu bộ nhớ Ballistix lâu đời của mình và chọn tập trung vào việc cung cấp cho các nhà sản xuất RAM khác.
Android sắp có tính năng quản lý không gian lưu trữ Trong một bài đăng trên blog của mình, Google cho biết sẽ sớm tung ra tính năng giúp giải phóng đến 60% dung lượng lưu trữ ứng dụng trên thiết bị Android. Google cho biết sẽ sớm tung ra tính năng Lưu trữ ứng dụng (App Archiving), về cơ bản sẽ tạo không gian lưu trữ cho các ứng dụng hoặc dữ liệu...