Radar Đài Loan có thể phát hiện được mọi tên lửa Trung Quốc
Hệ thống radar cảnh báo PAWS đặt ở Hsinchu phía Bắc Đài Loan có khả năng phát hiện được mọi tên lửa đạn đạo và hành trình phóng lên từ Trung Quốc.
Mặc dù hệ thống radar mảng PAVE PAWS của Đài Loan không tiên tiến như của Mỹ, nhưng theo tạp chí quốc phòng Kanwa, nó vẫn có phạm vi quét từ 2500 đến 3000 km. Mặc dù như thế chưa bằng được radar của Mỹ với phạm vi quét đến 5600 km nhưng như thế cũng đủ cho quân đội Đài Loan phát hiện và theo dõi tất cả các tên lửa được phóng lên từ đại lục.
Một số tên lửa Đông Phong của Trung Quốc.
Với phạm vi tìm kiếm của radar tối thiểu là 2500km, Đài Loan cũng có khả năng phát hiện tên lửa bắn đi từ tỉnh Cát Lâm ở phía đông bắc và tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc.
Chỉ những tên lửa của Lữ đoàn 812 đóng ở tỉnh Thanh Hải phía tây bắc Trung Quốc là nằm ngoài tầm với của radar Đài Loan. Theo nguồn tin của Lầu Năm Góc, Đài Loan đã phát triển hệ thống radar này với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ.
Ngoài Trung Quốc, radar Đài Loan cũng có khả năng theo dõi được các vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Mặc dù vậy, theo tạp chí Kanwa, hệ thống radar này chưa đủ để Đài Loan yên tâm. Với kho tên lửa hành trình và đạn đạo rất lớn gồm các loại như CJ-10, DF-15, DF-21, Kh-31P, Kh-59T ASM, Trung Quốc có thể tiêu diệt các trạm radar trước.
Video đang HOT
Theo Người Đưa Tin
Trung Quốc tức tối vì Mỹ đặt radar phòng thủ tại Nhật
Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ gây mất ổn định tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi triển khai radar phòng thủ tên lửa tối tân X-band tại Kyoto, Nhật Bản.
Hệ thống radar X-band của Mỹ.
Phản ứng của Bắc Kinh đã cho thấy những căng thẳng sôi sục liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Hoa Đông.
Bộ quốc phòng Nhật xác nhận hệ thống radar X-band đã được chuyển tới một căn cứ thông tin của quân đội Mỹ tại Kyoto, miền tây Nhật Bản hôm 21/10. Radar dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầy đủ từ cuối năm nay.
Trung Quốc ngay lập tức đã lên tiếng chỉ trích Mỹ về động thái trên.
Trong một sự ám chỉ rõ ràng tới Washington, người phát ngôn Bộ ngoại giao Hoa Xuân Oánh cho hay các quốc gia liên quan không nên sử dụng các lợi ích an ninh của chính mình như một "cái cớ để làm tổn hại an ninh của các nước khác", Xinhua viết.
"Một số quốc gia đang thúc đẩy việc triển khai các hệ thống chống tên lửa tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để tìm kiếm an ninh đơn phương, vốn đi ngược với sự ổn định khu vực và niềm tin song phương, cũng như hòa bình và sự ổn định ở Đông Bắc Á", bà Hoa nói trong cuộc họp báo ngày 23/10.
"Động thái này gây nhiều lo ngại, trong bối cảnh tình hình khu vực nhạy cảm và phức tạp", bà Hoa nhấn mạnh.
Phát ngôn viên Trung Quốc nói thêm rằng tất cả các bên liên quan nên cam kết duy trì an ninh thông qua các biện pháp ngoại giao và chính trị.
Trung Quốc đã đẩy mạnh chi tiêu quân sự trong những năm gần đây, đưa vào sử dụng các tàu ngầm, tàu nổi và tên lửa đạn đạo chống hạm, điều mà Mỹ xem là một đối trọng với sự hiện diện quân sự của Washington trongkhu vực.
Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, đã bày tỏ lo ngại về lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Hoa Đông, nơi hai quốc gia láng giềng vướng vào cuộc tranh chấp vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong khi đó, Triều Tiên đã tiến hành một loại vụ thử nghiệm tên lửa trong năm nay, trong đó có 2 tên lửa tầm trung có khả năng tấn công Nhật Bản. Bình Nhưỡng cũng đe dọa một vụ thử hạt nhân khác.
Các nước đua nhau hành động
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel mới đây cho biết 2 tàu khu trục hải quân được trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ được triển khai tới Nhật Bản vào năm 2017 để đối phó với các hành động khiêu khích từ Triều Tiên.
Trong khi đó, ngày 23/10, các thông tin đã xuất hiện trên báo chí Nhật rằng Mỹ và Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hợp tác quân sự và chia sẻ thông tin tình báo trong lĩnh vực vũ trụ để chống lại khả năng ngày càng gia tăng của Trung Quốc nhằm bắn hạ các vệ tinh.
Hồi đầu tháng này, Nhật và Mỹ đã nhất trí lập quan hệ đối tác quốc phòng mới để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc.
Các biện pháp, nhằm ngăn chặn sự suy giảm an ninh của Nhật trong tất cả các giai đoạn, cho thấy lần đầu tiên Mỹ và Nhật Bản điều chỉnh các thỏa thuận an ninh song phương trong 17 năm.
Vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc đã kêu gọi quân đội Trung Quốc hiện đại hóa và tăng cường sự sẵn sàng chiến đấu để có thể giành chiến thắng trong "một cuộc chiến khu vực".
Vào tháng 7, Nhật Bản đã "chọc giận" Trung Quốc khi giải thích lại Điều 9 của hiến pháp hậu chiến tranh, vốn cấm các lực lượng vũ trang Nhật chiến đấu ở nước ngoài.
Động thái trên nhằm bảo vệ Nhật và các đồng minh trong trường hợp bị tấn công. Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó đã cam kết ủng hộ Nhật trong bất kỳ cuộc xung đột nào vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Nhật Bản cũng đã triển khai một trạm radar công nghệ cao gần quần đảo tranh chấp. Trạm này dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2016.
An Bình
Tổng hợp
Mỹ triển khai radar phòng thủ tên lửa tối tân tại Nhật Mỹ vừa triển khai radar cảnh báo sớm tối tân X-band AN/ATY-2 tại Kyoto, Nhật Bản. Từ ngày 21/10/2014, Mỹ bắt đầu triển khai lắp ráp hệ thống radar phòng thủ tên lửa mới tại Nhật Bản. Công việc lắp ráp được tiến hành tại căn cứ thông tin quân sự Mỹ đóng tại Kyoto, tỉnh duyên hải Nhật Bản. Trong thời gian...