Rác thải y tế ở các ‘điểm nóng’ COVID-19 – Bài 1: Nguy cơ từ chất lây nhiễm
Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam từ ngày 27/4 đến nay với tốc độ tăng chóng mặt số ca mắc mỗi ngày, những ngày gần đây số mắc mới khoảng 8.000-9.000 ca/ngày, thậm chí có ngày lên tới hơn 13.000 ca.
Đặc biệt tại các điểm nóng, số bệnh nhân mới trên 4.000 ca/ngày, không chỉ gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn dân, ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, mà còn tạo ra những mối lo ngại lớn về môi trường – đó là rác thải y tế và rác thải sinh hoạt phát sinh do dịch bệnh và chứa mầm bệnh.
Các nhân viên Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) thu gom rác thải y tế ở các khu điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Huyền Trang/TTXVN
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã sớm có các quyết định hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước để tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch COVID-19. Phóng viên TTXVN thực hiện 3 bài viết về vấn đề này.
Từ ngày 27/4 đến nay, số ca mắc COVID-19 tăng nhanh, tình trạng chất thải do dịch phát sinh mạnh. Lượng rác thải độc hại này tăng lên theo số lượng bệnh nhân COVID-19, tập trung tại các bệnh viện điều trị những người nhiễm SARS-CoV-2, bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung, các khu dân cư bị phong tỏa do có các ca F0…
Theo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, mặc dù chưa có thống kê về số rác thải phát sinh do dịch COVID-19 trên cả nước, song với số lượng bệnh nhân tăng lên nhanh chóng, từ ngày 27/4 đến ngày 1/9, Việt Nam đã có hơn 460.000 ca nhiễm mới, trong khi tổng số ca từ đầu dịch năm 2020 đến nay là hơn 465.000 ca. Trong đó, 3 tỉnh, thành phố đang là điểm nóng ghi nhận số ca mắc cao là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh ngày 1/9 cho biết, số ca bệnh đã ghi nhận hơn 220.000 ca. Số ca F1 đang cách ly tập trung là 2.851 trường hợp, cách ly tại nhà là 19.217 người. Tâm dịch Bình Dương cũng vượt mốc 110.000 nghìn ca mắc, Đồng Nai ghi nhận hơn 24.000 ca mắc chỉ trong thời gian ngắn.
Do vậy, chất thải nói chung, chất thải y tế lây nhiễm nói riêng tăng lên, nhất là tại các bệnh viện, bệnh viện dã chiến do tăng trang phục, khẩu trang, găng tay cùng với nhiều trang thiết bị, bơm kim tiêm, dây chuyền dịch, thuốc men.
Nhiều khu cách ly tập trung hàng nghìn người được cung cấp khẩu trang, quần áo bảo hộ cũng như thực phẩm chế biến sẵn, góp phần tạo nên lượng rác lớn thải ra môi trường. Cơ quan y tế cũng sử dụng một lượng lớn các hóa chất khử trùng, chủ yếu là Chloramin B, cũng rất độc hại cho môi trường.
Do thường xuyên tiếp xúc với nguồn rác thải có nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh, lực lượng đảm bảo vệ sinh môi trường cũng được trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ lao động, sử dụng các loại thuốc khử khuẩn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cũng làm tăng thêm lượng rác thải.
Theo Sở Tài nguyên và môi trường TP Hồ Chí Minh, lượng rác thải liên quan đến COVID-19 trung bình là 78 tấn/ngày, thu gom từ 280 khu cách ly tập trung và bệnh viện dã chiến, với 95 phương tiện thu gom, vận chuyển và 417 công nhân hoạt động liên tục mỗi ngày.
Hiện nay, tỉnh Bình Dương có 21 cơ sở điều trị (bao gồm 5 bệnh viện dã chiến), 143 cơ sở cách ly y tế tập trung và 1.601 điểm/khu vực phong tỏa. Thống kê từ Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, hiện tổng khối lượng chất thải phát sinh trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trung bình khoảng 40-70 tấn/ngày. Trong đó, chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phát sinh từ các cơ sở điều trị, khu cách ly y tế tập trung là 18-20 tấn/ngày; chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 (được phân loại từ các hộ gia đình nhiễm F0, F1) của các khu phong tỏa là 20 tấn/ngày.
Với 85 khu cách ly, 423 vùng cách ly tập trung, phong tỏa và 9 bệnh viện dã chiến, theo các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, chất thải phát sinh từ hoạt động của các bệnh viện dã chiến chủ yếu là chất thải lây nhiễm với khối lượng khoảng 5,4 tấn/ngày.
UBND các huyện và các thành phố Long Khánh, Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, chất thải phát sinh tại các khu cách ly, vùng cách ly tập trung, khu vực phong tỏa, bình quân là hơn 77,6 tấn/ngày, trong đó chất thải lây nhiễm trên 29,4 tấn/ngày, chất thải rắn sinh hoạt khoảng 48,2 tấn/ngày.
Video đang HOT
Tại Đà Nẵng, ngoài lượng rác thải sinh hoạt phát sinh là trên 600 tấn, thành phố phải xử lý lượng rác thải nguy cơ chứa SARS-CoV-2 hơn 3 tấn/ngày, chưa kể lượng rác thải, nước thải tại các bệnh viện dã chiến trên địa bàn.
Hướng dẫn kịp thời bảo vệ môi trường
Để sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường… Bộ Tài nguyên và Môi trường đã liên tục, kịp thời có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Thượng Hiền thông tin, ngay khi dịch COVID-19 xảy ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Y tế ban hành các hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh và quản lý rác thải y tế lây nhiễm tại các cơ sở y tế. Bộ cũng ban hành các văn bản chỉ đạo, đề nghị, đôn đốc các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý rác thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là rác thải y tế lây nhiễm từ các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận hành các công trình bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khử khuẩn nước thải sau xử lý tại các cơ sở y tế, các cơ sở cách ly tập trung, cơ sở xử lý chất thải y tế lây nhiễm, đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường. Bộ đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở y tế và khu vực cách ly tập trung bố trí các điểm thu gom, lưu giữ khẩu trang y tế theo đúng quy định; hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế thăm, khám, trước khi ra về phải thải bỏ vào các thiết bị lưu chứa chất thải y tế và xử lý theo đúng quy định để ngăn ngừa nguy cơ phát tán mầm bệnh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các địa phương trong việc quản lý chất thải y tế. Cụ thể, Bộ đã phối hợp với UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng chỉ đạo, hướng dẫn việc thu gom chất thải phát sinh tại 60 “điểm nóng” có dịch, 61 cơ sở cách ly y tế, 2 bệnh viện dã chiến để xử lý tại các cơ sở xử lý chất thải, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và công tác phòng, chống dịch.
Đồng thời, Bộ phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Ban Chỉ đạo Quốc gia ban hành 5 hướng dẫn về phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại gia đình; khu chung cư; trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng; tại lễ tang; xử lý thi hài người tử vong do dịch COVID-19. Trong đó, nhấn mạnh việc các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý rác thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là rác thải y tế lây nhiễm từ các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung. Các địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thu gom, lưu giữ, chuyển giao chất thải y tế, đặc biệt là đối với khẩu trang y tế, các phương tiện phòng hộ cá nhân đã qua sử dụng thải bỏ.
Mới đây nhất, tháng 7/2021, trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch COVID-19 tại nhiều địa phương trên cả nước, để đảm bảo xử lý kịp thời chất thải phát sinh do dịch COVID-19, nhằm sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và vệ sinh môi trường, đặc biệt tại các địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Văn bản số 4119/BTNMT-TCMT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch COVID-19.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở y tế, khu vực điều trị và chăm sóc bệnh nhân, khu cách ly (cách ly tập trung, cách ly tại nhà và các khu cách ly khác) tại địa phương thực hiện công tác thu gom, lưu giữ và chuyển giao chất thải sinh hoạt, chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19 theo đúng quy định tại Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 5/8/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 về “Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19″.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp ở địa phương để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý chất thải y tế, chất thải sinh hoạt phát sinh do dịch COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá cho người lao động, hộ gia đình, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khu chung cư, tại lễ tang theo nội dung hướng dẫn tại các Quyết định liên quan của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, Bộ Y tế.
UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tại địa phương chủ động liên hệ với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã được cấp phép xây dựng phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tại địa phương chủ động liên hệ với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế (bao gồm cả các cơ sở đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm) để tăng cường xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19; chủ động liên hệ với các địa phương khác có cơ sở xử lý chất thải y tế để hỗ trợ trong trường hợp các cơ sở xử lý chất thải tại địa phương không đảm bảo đủ năng lực xử lý hoặc không đủ năng hạ tầng xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19.
Các địa phương khẩn trương xây dựng, điều chỉnh phương án xử lý chất thải y tế và tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế tại địa phương cho phù hợp với tình hình diễn biến dịch COVID-19, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.
Bên cạnh đó, danh sách 77 cơ sở thuộc diện xử lý chất thải nguy hại và có chức năng xử lý chất thải y tế được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi tới Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong tháng 5, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục bổ sung 3 cơ sở (2 ở Đồng Nai và 1 ở Nam Định) có chức năng xử lý chất thải y tế tại một số địa phương, nâng tổng số lên 80 cơ sở trên toàn quốc.
Các cơ sở tôn giáo chung tay cùng chính quyền chăm lo người dân trong mùa dịch
Khi dịch COVID-19 bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, các cơ sở tôn giáo đã chung tay cùng chính quyền TP Hồ Chí Minh chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Việc làm nhân văn của các sư thầy, linh mục không chỉ thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc là "lá lành đùm lá rách" mà đã kịp thời giúp đỡ nhiều người dân đang cách ly, phong tỏa có thêm một bữa ăn đầy đủ hơn.
Chị Nguyễn Thị Thu ngụ ở chung cư Phước Long, phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức rất vui vì được nhận rau củ, quà thiết yếu do chùa Viên Giác và nhóm từ thiện Bếp Cô Minh gửi tặng.
Những túi rau, củ quả đầy nghĩa tình
Khi địa bàn Phường 1 (quận Tân Bình) có những khu vực bị phong tỏa do dịch bệnh, nhiều người lao động đã rơi vào tình cảnh khó khăn, thất nghiệp và thiếu ăn. Lúc này, Thượng tọa Thích Đồng Văn, Trụ trì chùa Viên Giác (quận Tân Bình) đã phát thư kêu gọi đạo tràng cùng chung tay, góp sức chăm lo cho người dân trong khu vực phong tỏa và người khó khăn tại địa phương.
Thượng tọa Thích Đồng Văn đã vận động hỗ trợ 6 đợt thực phẩm với 672 suất cho người dân đang cách ly tại 333/7A Lê Văn Sỹ, Phường 1, quận Tân Bình. Đặc biệt, dù các sư thầy trong chùa Viên Giác đều ăn chay nhưng các phần cơm chuẩn bị cho người dân trong các khu cách ly này đều là những suất cơm mặn với đầy đủ thịt, cá, trứng, rau, củ, quả, gia vị, nước uống... Bởi, theo Thượng toạ Thích Đồng Văn, mọi người đang cách ly, phong tỏa vì dịch bệnh rất cần có đủ dưỡng chất tốt nhất để yên tâm chống lại dịch bệnh.
Sân chùa Viên Giác luôn là nơi tập kết các loại rau, củ, quả từ các tỉnh, thành chuyển về để phát cho người dân TP Hồ Chí Minh.
Những ngày này, khi vừa bước chân vào khuôn viên chùa Viên Giác, chúng tôi khá bất ngờ với hình ảnh các tăng ni, phật tử và các tình nguyện viên quận Tân Bình đang tất bật nhặt từng cọng rau, củ khoay tây, bí đỏ, cà rốt, bắp cải... chuẩn bị trao cho đại diện Mặt trận các quận, huyện và thành phố Thủ Đức để mang đi trao cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Theo Thượng tọa Thích Đồng Văn, trong 2 ngày 21 và 22/8, nhà chùa đã ủng hộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tân Bình cùng một số quận, huyện khác trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 72 tấn rau, củ, quả; 600 suất quà (gồm gạo, mì, nhu yếu phẩm và rau củ, quả, bánh chưng); 6 tấn gạo, gần 200.000 gói mì, hơn 1.000 chai dầu ăn, hơn 1.000 chai nước tương, 1.000 hũ chao, 1 tấn đường cát trắng, hơn 500 thùng nước suối cùng nhiều hàng hóa khác.
Để số hàng hóa này về tới các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Thượng tọa Thích Đồng Văn và các tăng ni, phật tử cùng các tình nguyện viên của UBMTTQ Việt Nam quận Tân Bình phải tiếp nhận, bốc vác, vận chuyển, phân phối hàng hóa liên tiếp từ 1 giờ sáng ngày 21 đến 20 giờ tối ngày 22/8 mới hết công việc.
Các sư thầy và tình nguyện viên của chùa Viên Giác làm việc không kể ngày đêm để đưa thực phẩm đến được tận tay người dân nhanh nhất.
Tương tự, chùa Di Đà và chùa Khuông Việt (quận Tân Bình) cũng đã tổ chức chương trình "Bếp ăn 0 đồng" để phát cơm miễn phí cho người dân. Theo đó, chùa Di Đà đã chuẩn bị 450 suất cơm để cùng địa phương chăm lo các đối tượng bán vé số, lực lượng làm việc tại các chốt phong tỏa ở địa phương và người dân có hoàn cảnh khó khăn. Trong khi đó, chùa Khuông Việt tiếp tục duy trì chương trình "Suất ăn nhân ái" vào ngày mùng 1 và 15 hàng tháng. Mỗi tháng, chùa đã thực hiện 1.600 suất cơm để hỗ trợ người nghèo, người lao động khó khăn, người bán vé số, người cơ nhỡ, lang thang trên địa bàn...
Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Trụ trì Tu viện Khánh An (Quận 12) cho biết, gần đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBMTTQ Việt Nam các quận, huyện tổ chức trao tặng 100 tấn gạo, 10.000 thùng mỳ gói và hàng ngàn tấn rau, củ, quả... đến bà con nghèo và người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Đây là tấm lòng của tăng ni, phật tử, các nhà hảo tâm chia sẻ khó khăn với người dân trong thời điểm Thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19.
"Hy vọng những hoạt động thiện nguyện của các tăng ni, phật tử góp phần động viên người lao động nghèo, người gặp khó khăn, chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 và đồng bào toàn thành phố cùng nỗ lực vượt qua những khó khăn trong mùa dịch, tiếp tục xây dựng, phát triển cuộc sống gia đình, tạo dựng sự bình an, hạnh phúc cho xã hội", Thượng tọa Thích Trí Chơn cho biết.
Cùng chung tay chống dịch
Không nằm ngoài vòng nhân ái chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, Chánh xứ, Linh mục Phó xứ và Cộng đoàn giáo dân giáo xứ Tân Sa Châu (quận Tân Bình) cũng đã sáng chế ra ATM "lướt ống" để trao thực phẩm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Theo đó, các Linh mục, Chánh xứ, Cộng đoàn giáo dân giáo xứ Tân Sa Châu đặt thức ăn vào ống nhựa để truyền ra ngoài cho người dân, tránh việc tiếp xúc gần. Người dân có hoàn cảnh khó khăn mỗi ngày đều đến cổng giáo xứ Tân Sa Châu nhận thực phẩm trong 2 buổi sáng và chiều. Ngay khi TP Hồ Chí Minh áp dụng Chỉ thị 16 tăng cường, mô hình "ATM lướt ống" được chuyển sang "ATM phát dạo".
Các tình nguyện viên của giáo xứ Tân Sa Châu chuẩn bị một xe hàng thực phẩm và kéo đi từng con phố, ngõ hẻm để trao cho người dân đang trong khu cách ly, hộ nghèo, người bán vé số, lao động tự do thất nghiệp... Tương tự, từ khi dịch bệnh lần thứ tư xuất hiện đến nay, các sơ (Souer) thuộc Tu hội Nô tỳ Thiên Chúa cũng đã trao tặng 600 suất quà là nhu yếu phẩm thiết yếu cho những hộ dân có hoàn cảnh khó khăn như người bán vé số, lao động tự do... với mỗi phần quà trị giá 450.000 đồng.
Mới đây, Linh mục Chánh xứ, Hội đồng mục vụ giáo xứ Sao Mai đã mua lương thực, thực phẩm để hỗ trợ thường xuyên cho người dân tại khu vực phong tỏa hẻm 123 Nghĩa Phát, quận Tân Bình. Ngoài ra, giáo xứ Sao Mai còn phát các suất quà nghĩa tình cho bà con có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn quận Tân Bình với 140 bao gạo, 280 thùng mì gói, 140 con gà, 50 kg thịt lợn, 100 suất ăn trưa, 200 suất ăn sáng và tiền mặt cho nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Chính nhờ các hoạt động chăm lo của giáo xứ Sao Mai đã cùng chính quyền tiếp thêm sức mạnh cho người dân trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội.
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Viêt Nam TP Hồ Chí cho biết, phát huy truyền thống tốt đẹp, gắn bó, đồng hành cùng chính quyền TP Hồ Chí Minh và giữ gìn mục tiêu "sống tốt đời đẹp đạo", các tôn giáo tại địa bàn đã tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện với nhiều mô hình ý nghĩa và sáng tạo, hiệu quả, góp phần cùng Thành phố ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Từ đầu mùa dịch lần thứ tư, hàng ngày các tăng ni, phật tử đã nấu hàng ngàn suất cơm từ thiện để gửi tặng cho người dân, các lực lượng trực chốt, bác sĩ, bệnh nhân... đang ngày đêm chống dịch. Chẳng hạn chùa Vĩnh Nghiêm (Quận 3) mỗi ngày phục vụ từ 10.000 đến 20.000 suất ăn từ thiện cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân có hoàn cảnh khó khăn; chùa Tường Nguyên (Quận 4) mỗi ngày chuẩn bị hơn 20.000 suất ăn phục vụ các bệnh viện dã chiến của thành phố... Ngoài ra, còn nhiều chùa, cơ sở tự viện cũng đã đăng kí làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly phòng, chống dịch COVID-19. Một số khác còn đăng ký nhận tro cốt của người chết do dịch COVID-19 và tổ chức cầu siêu cho các vong linh sớm được siêu thoát...
Theo bà Tô Thị Bích Châu, các giáo hội Công giáo cũng đã có nhiều sáng kiến để cùng chính quyền chung tay chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và các bệnh viện dã chiến. Cụ thể, các giáo hội đã xây dựng các mô hình giúp người dân khó khăn như: ATM gạo, siêu thị mini 0 đồng... Hoặc mới đây, Tổng giáo phận TP Hồ Chí Minh cũng đã giới thiệu cho UBMTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh những Linh mục, tu sĩ, tín đồ xung phong làm tình nguyện viên trên tuyến đầu chống dịch, phục vụ bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại các bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19. Những nghĩa cử và hành động cao đẹp của các chức sắc Công giáo đã làm ấm lòng người dân và góp sức cùng chính quyền Thành phố chống dịch, sớm đem lại cuộc sống bình thường mới cho người dân.
Báo Tin tức xin gửi đến độc giả những hình ảnh tại các cơ sở tôn giáo khi chung tay chăm lo người dân TP Hồ Chí Minh:
"ATM lướt ống" của giáo xứ Tân Sa Châu đã giúp nhiều người dân khó khăn có thêm một bữa ăn đầy đủ trong thời gian khó khăn.
Hàng ngày, giáo xứ Tân Sa Châu sẽ phát 2 - 3 lần thực phẩm là các phần ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều cho người dân tại quận Tân Bình.
Từ khi thành phố siết chặt thực hiện giãn cách, giáo xứ Tân Sa Châu chuyển sang "ATM phát dạo" để đem thực phẩm thiết yếu tặng cho người dân tại nhà.
Một hộ dân tại quận Tân Bình nhận được thực phẩm do giáo xứ Tân Sa Châu gửi tặng.
Các lực lượng tình nguyện tại quận Tân Bình vất vả phân loại rau củ trong chùa Viên Giác, quận Tân Bình.
Các chùa tại TP Hồ Chí Minh đã vận động, quyên góp được hàng chục tấn rau, củ quả từ các tỉnh, thành và vận chuyển về, rồi phân chia cho người dân trong các khu cách ly. Phần còn lại, các sư thầy đã nấu thành hàng ngàn suất cơm tặng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Cán bộ tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức thường nhận được rau, củ, quả do các chùa tại TP Hồ Chí Minh quyên góp để về phát cho người dân.
Cô Lê Thị Lan, bán vé số tại thành phố Thủ Đức, vừa nhận được phần thực phẩm thiết yếu do các nhà chùa trao tặng.
Dịch COVID-19 đã khiến 1,4 triệu lao động tự do không có việc làm Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội LĐTBXH), dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 đã tác động lớn đến nhóm lao động tự do (khu vực phi chính thức) và khiến 1,4 triệu người rơi vào trạng thái dễ tổn thương do không có việc làm. TP Hồ Chí Minh phong tỏa các nơi ở của các bệnh...