Rắc rối thường gặp trên smartphone khi trời quá lạnh
Pin, màn hình cảm ứng của smartphone có thể gặp sự cố nếu sử dụng thường xuyên trong thời tiết lạnh giá.
Smartphone của bạn có thể phản ứng với thời tiết lạnh theo cách tiêu cực. Ảnh: Ibtimes.
Nhiệt độ tại miền Bắc xuống đến 5 – 6 độ C hôm 24/1, có nơi -4 độ C. Đây là mức thấp kỷ lục của toàn miền ghi nhận trong 30 năm qua.
Nếu nhiệt độ xuống quá thấp, một số người sẽ cảm thấy cơ thể có phản ứng như tê liệt các chi và khó thở. Con người không đơn độc trong việc chiến đấu với cái lạnh. Thứ tài sản quá giá nhất của chúng ta là smartphone cũng phản ứng dữ dội với nhiệt độ thấp.
Điện thoại thông minh được biết đến với khả năng chịu lạnh tốt hơn nhiều so với chịu nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ cực thấp có thể ảnh hưởng xấu tới chiếc smartphone của bạn. Các nghiên cứu chỉ ra điện thoại Android có khả năng chịu lạnh tốt hơn so với thiết bị Apple. Tuy nhiên, ở nhiệt độ – 40 độ C, tất cả điện thoại sẽ ngừng hoạt động.
Mặc dù tại Việt Nam khó xuất hiện nền nhiệt ở mức -40 độ C, nhiệt độ thấp có thể gây tác động tiêu cực cho điện thoại thông minh. Dưới đây là một số vấn đề có thể phát sinh trên smartphone của bạn khi trời lạnh:
Pin “đóng băng”
Pin là linh kiện dễ bị ảnh hưởng nhất do thời tiết trên smartphone. Trong cái lạnh khắc nghiệt, pin có thể bị chết hoàn toàn. Việc tiếp xúc với nền nhiệt thấp kéo dài cũng khiến pin của máy nhanh chết hơn so với thông thường.
Lỗi màn hình
Điện thoại màn hình LDC dễ bị “cảm lạnh” hơn so với máy dùng màn hình AMOLED. Trong trường hợp xấu, người dùng có thể gặp phải hiện tượng màn hình cảm ứng chậm, nhòe màn hình hoặc xuất hiện bóng mờ của chữ và màu sắc.
Lỗi phần cứng
Ở nền nhiệt cực thấp, nhiều thành phần bên trong máy có thể phát sinh vấn đề. Hiện tượng thường gặp nhất là máy không nhận thẻ SIM hoặc không thể xử lý các thao tác thường ngày.
Video đang HOT
Ngưng tụ chất lỏng
Điện thoại thông minh dễ bị ngưng tụ chất lỏng bên dưới màn hình nếu chúng được sử dụng ngay trong môi trường ấm áp sau khi đã chịu lạnh thời gian dài. Điều này có thể gây nhiều thiệt hại khác nhau cho máy hoặc khiến màn hình bị mờ.
Cách tránh rét cho smartphone
Không hoặc hạn chế sử dụng smartphone của bạn khi trời quá lạnh. Đặt smartphone trong túi quần, túi áo khoác hoặc những nơi gần với cơ thể là hành động cần thiết.
Khi trời lạnh, việc sử dụng các loại vỏ bảo vệ nồi đồng cối đá như vỏ chống bụi, chống nước và chống va đập có tác dụng tốt.
Tránh để quên smartphone ngoài trời hoặc trên xe hơi trong thời gian dài, nhất là qua đêm. Ngoài ra, để smarphone tiếp xúc với môi trường ẩm ướt (như nhà tắm) là vô cùng tai hại vì máy có thể bị dính nước, sau đó dẫn đến hiện tượng ngưng tự chất lỏng đã nói ở trên.
Sử dụng tai nghe Bluetooth có mic để tránh cho smartphone tiếp xúc với môi trường bên ngoài trong điều kiện trời lạnh.
Một điểm đơn giản nhưng quan trọng khác là người dùng cần sạc đầy smartphone trước khi ra đường.Nếu pin được sạc đầy, khả năng bị chết pin dưới trời lạnh của nó thấp hơn so với khi cạn pin.
Đức Nam
Theo Zing
Công nghệ pin đang hãm đà phát triển của smartphone
Trong khi điện thoại thông minh đang trở nên vượt trội từng ngày, công nghệ pin trên smartphone lại chính là nguyên nhân làm chậm đà phát triển đó. Tại sao lại như vậy?
Công nghệ pin trên smartphone đang trở nên lạc hậu? - Ảnh: Reuters
Trong vài năm trở lại đây, smartphone đang nổi lên như một xu hướng của làng công nghệ thế giới. Xuất phát điểm từ những chiếc điện thoại phổ thông, tính năng giới hạn, chủ yếu chỉ dùng để nghe gọi. Smartphone đã dần thay thế điện thoại phổ thông, trở thành vật bất ly thân với người dùng.
Minh chứng là người người giờ đang sử dụng smartphone, nhà nhà cũng chỉ xuất hiện có smartphone. Chẳng nói đâu xa, ngay tại Việt Nam, lượng người dùng smartphone đã tăng lên đột biến, chiếm hơn một nửa thị trường di động ở thời điểm hiện tại, và dự báo sẽ còn tăng mạnh trong vài năm tới.
Thậm chí, nhiều chuyên gia quốc tế dự đoán, smartphone sẽ còn thay thế cả máy tính để bàn trong tương lai. Nghĩa là thay vì phải kè kè bên cạnh một thiết bị cồng kềnh, khó mang vác khi di chuyển, người dùng sẽ chỉ cần tới một chiếc điện thoại nhỏ gọn, đáp ứng mọi nhu cầu về công việc, giải trí...
Thời lượng pin là yếu điểm của smartphone - Ảnh: Reuters
Smartphone đang giậm chân tại chỗ
Tuy nhiên, trên thực tế, đà phát triển thần kỳ của smartphone đang có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh thực trạng thị trường di động đã trở nên bão hòa, một yếu tố cũng không kém phần quan trọng ngăn cản những bước tiến dài của smartphone chính là công nghệ pin điện thoại.
Nghiên cứu gần đây cho thấy công nghệ pin Lithium-Ion xuất hiện trên các smartphone ngày nay đã hầu như không thay đổi đáng kể so với công nghệ pin từng được Sony thương mại hóa lần đầu vào thời điểm cách đây 25 năm. Ngay cả công nghệ năng lượng trên ô tô còn cổ hơn cả thế.
Lấy một ví dụ điển hình là những chiếc iPhone thời thượng đang làm mưa làm gió trên thị trường di động. Chiếc iPhone mới nhất hiện nay đã mạnh hơn tới 16 lần so với phiên bản đầu tiên được công bố, nhưng so sánh về thời lượng pin, người dùng vẫn chỉ dừng lại ở 1 ngày sử dụng.
Công nghệ pin Lithium-Ion đã quá già cỗi? - Ảnh: Reuters
Vấn đề của công nghệ pin là gì?
Cần phải nhấn mạnh, phần lớn các smartphone hiện tại vẫn đang sử dụng công nghệ pin Lithium-Ion. Nguyên lý hoạt động của công nghệ này khá đơn giản. Khi pin được sạc, dòng electron đi qua một mạch điện đến cực âm, hút các ion dương của Lithium trong dung dịch chất điện phân.
Còn khi pin được sử dụng, các ion này sẽ di chuyển ngược lại tới điện cực âm, qua chất màng ngăn. Quá trình này làm giải phóng các electron và cấp năng lượng cho thiết bị. Trên lý thuyết, rất khó để các nhà nghiên cứu nâng cấp được quá trình này, nghĩa là tăng thêm năng lượng cho thiết bị.
Trong quá khứ, người ta đã thử nghiệm rất nhiều công nghệ để nâng cấp viên pin trên smartphone, nhưng đều đi vào ngõ cụt. Phương pháp được không ít nhà sản xuất hiện nay áp dụng, đó là nâng cao dung lượng viên pin, thay vì nghiên cứu ra công nghệ mới tốn kém hơn.
Liệu bạn có thể chịu được một ngày sạc pin tới vài lần - Ảnh: Reuters
Công nghệ pin ảnh hưởng thế nào tới smartphone?
Nhiều người dùng cho rằng thời lượng pin hạn hẹp không phải là vấn đề cấp bách với smartphone. Bởi dù nhà sản xuất không nâng cấp thời lượng pin, họ vẫn có những giải pháp tức thì, như đem theo sạc dự phòng để dùng khi cần thiết, hoặc chấp nhận chôn chân cạnh ổ điện, một ngày sạc tới vài lần.
Nhưng ở tầm vĩ mô, công nghệ pin lại chính là yếu tố ngăn cản sự phát triển không ngừng của smartphone. Nói một cách đơn giản, bất kỳ hoạt động nào trên các thiết bị cầm tay đều cần tới yếu tố năng lượng, ở đây là pin. Công nghệ càng hiện đại, đột phá, càng dùng tới năng lượng nhiều hơn.
Do đó, khi công nghệ pin chưa được nâng cấp, thật khó lòng để các nhà sản xuất triển khai thêm nhiều tính năng mới trên smartphone. Về lâu về dài, điều này sẽ hạn chế sự phát triển của smartphone trong tương lai. Đau đầu hơn, tới nay pin Lithium-Ion vẫn chưa có công nghệ thay thế.
Tuấn Hưng
Theo Thanhnien
Apple, Samsung, Sony dính bê bối sử dụng lao động trẻ em Theo thông tin đăng tải trên BBC, đơn vị cung cấp pin cho các ông lớn công nghệ này đang sử dụng lao động chưa đủ tuổi thành niên ở các khu khai thác quặng. Theo một báo cáo ngày hôm qua của Tổ chức Ân xá Quốc tế, pin sử dụng trên smartphone của hàng loạt các tên tuổi lớn như Apple,...