Ra tù rủ nhau giả danh cán bộ Tòa án, Viện kiểm sát đi lừa “chạy án”
Đều có tiền án, tiền sự, không có việc làm ổn định nhưng Trần Hải và Lưu Xuân Tâm vẫn thông tin tới nạn nhân về việc có mối quan hệ với các cơ quan tố tụng, có thể “chạy án”; từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều nạn nhân trên cả nước với số tiền lên đến 4,2 tỷ đồng.
Dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An, 2 đối tượng này vừa bị Phòng CSHS Công an Nghệ An bắt giữ.
Lưu Xuân Tâm (SN 1979), quê quán huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, trú tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và Trần Hải (SN 1970) trú tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng là 2 đối tượng đều đã mang tiền án về nhiều tội danh, trong đó Tâm có 1 tiền án về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn Hải có 2 tiền án về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Gây rối trật tự công cộng.
Sau khi ra tù, 2 đối tượng trên đã bàn bạc, cấu kết với nhau để tìm kiếm những bị can, bị cáo có nhu cầu xin chạy giảm án rồi gặp mặt, lợi dụng sự kém hiểu biết để hứa hẹn chạy giảm án cho các bị can, bị cáo nhằm cùng nhau hưởng lợi.
Hai đối tượng Lưu Xuân Tâm và Trần Hải
Video đang HOT
Để thực hiện hành vi phạm tội, sau khi liên hệ được với người nhà bị can, bị cáo trong các vụ án, Lưu Xuân Tâm sẽ thông tin tới bị hại bản thân có mối quan hệ với một người tên Hải (tức đối tượng Trần Hải nêu trên) làm việc tại cơ quan tố tụng, có thể xin tại ngoại và giảm án. Về phía Trần Hải, đối tượng này sẽ đóng vai các cơ quan tố tụng (Tòa án, Viện kiểm sát) và yêu cầu bị hại phải chuyển tiền nếu muốn giảm án, sau đó các đối tượng sẽ chia nhau tiêu xài số tiền trên. Trước tình hình trên, Phòng CSHS Công an tỉnh Nghệ An đã báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh tiến hành xác lập chuyên án đấu tranh.
Sau thời gian theo dõi, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ từ ngày 20 đến ngày 22/8, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh, Phòng CSHS chủ trì phối hợp với các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an các địa phương có liên quan phá thành công chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng Lưu Xuân Tâm và Trần Hải về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối tượng Trần Hải và tang vật vụ án.
Bước đầu cơ quan Công an xác định với thủ đoạn như trên, 2 đối tượng Lưu Xuân Tâm và Trần Hải đã cấu kết với nhau và với các đối tượng khác lừa đảo “chạy án” cho 4 bị hại tại các tỉnh, thành trên cả nước, chiếm đoạt tổng số tiền 4,2 tỷ đồng.
Hiện, Phòng CSHS Công an tỉnh Nghệ An đang tiếp tục đấu tranh, điều tra mở rộng chuyên án. Cơ quan Công an thông báo ai là bị hại của vụ án trên liên hệ Phòng CSHS Công an tỉnh Nghệ An để trình báo.
Bộ Công an đề xuất đeo vòng điện tử quản lý đối tượng cấm đi khỏi nơi cư trú
Nhiều trường hợp cơ quan tố tụng không biết đối tượng được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đi đâu, làm gì để áp dụng các biện pháp theo dõi, quản lý.
Bộ Công an vừa trình dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Theo tờ trình dự thảo, bên cạnh những kết quả đạt được, sau hơn 06 năm triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam đã bộc lộ một số khó khăn, bất cập trong công tác chỉ đạo điều hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trong điều kiện cách mạng 4.0, Bộ Công an đang đẩy mạnh chuyển đổi số nên cần bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ quy định, trong đó, có nghĩa vụ chịu sự quản lý, theo dõi của chính quyền cấp xã hoặc đơn vị quân đội.
Tuy nhiên, thực tiễn thi hành quy định biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú còn phát sinh một số bất cập như: Chưa có trình tự, thủ tục thi hành biện pháp này kể từ khi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Do chưa áp dụng các ứng dụng khoa học, công nghệ nên các cơ quan cũng không biết đối tượng được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đi đâu, làm gì để áp dụng các biện pháp theo dõi, quản lý. Thực tiễn đã xảy ra các đối tượng được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú bỏ trốn dẫn đến các cơ quan có thẩm quyền phải ban hành quyết định truy nã.
Do đó, Bộ Công an thấy cần thiết phải nghiên cứu để bổ sung các quy định về thiết bị giám sát điện tử (vòng đeo tay hoặc đeo chân) để quản lý, theo dõi đối tượng bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, phòng ngừa đối tượng bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
Thạch Thành xét xử trực tuyến 4 vụ án hình sự Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) huyện Thạch Thành vừa phối hợp với Tòa án Nhân dân (TAND) huyện tổ chức xét xử 4 phiên tòa hình sự bằng hình thức trực tuyến đối với 3 vụ án về tội 'Mua bán trái phép chất ma túy' và 1 vụ án hình sự về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' và 'Sử...