Xét xử vụ FLC: Xác định vai trò và mức độ phạm tội của các bị cáo
Ngày 27/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm 50 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC tiếp tục với phần tranh luận.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sáng 22/7/2024. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Các bị cáo đã cùng với luật sư bào chữa của mình tham gia tranh luận với quan điểm luận tội của đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa. Hầu hết các bị cáo và luật sư đều cho rằng vai trò phạm tội của bị cáo là mờ nhạt, thứ yếu, nghe theo sự chỉ đạo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC).
Theo đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa, bị cáo Trịnh Văn Quyết có vai trò chính trong việc tổ chức, quyết định nâng vốn góp khống; niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn HOSE, bán cổ phiếu chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng và là chủ mưu, tổ chức, chỉ đạo thao túng thị trường chứng khoán, thu lời bất chính với số tiề.n hơn 684 tỷ đồng. Đây là hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn cho các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán; làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế; ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Niêm yết 430 triệu cổ phiếu trái pháp luật
Công tố viên đán.h giá: các bị cáo thuộc Công ty Faros, Công ty kiểm toán, người thân quen của Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế… đã thực hiện chỉ đạo của Doãn Văn Phương và Trịnh Thị Minh Huế ký hợp thức các thủ tục nâng khống vốn góp và hợp thức sử dụng vốn góp khống; ghi nhận thông tin gian dối này vào Báo cáo tài chính kiểm toán, Bản cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán. Các bị cáo thuộc Vụ Giám sát công ty đại chúng Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã sử dụng những thông tin gian dối trên Báo cáo tài chính kiểm toán và hồ sơ tài liệu của Công ty Faros cung cấp để chấp thuận công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HOSE.
Riêng 4 bị cáo thuộc sàn HOSE gồm: Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà, Trầm Tuấn Vũ và Lê Thị Tuyết Hằng, Viện Kiểm sát xác định đây là những người có chức vụ, quyền hạn biết rõ chưa đủ cơ sở xác định số vốn thực góp của Công ty Faros là 4.300 tỷ đồng theo các Báo cáo tài chính kiểm toán và Công văn số 4298 ngày 1/7/2016 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước nhưng vì bị cáo Trần Đắc Sinh (Chủ tịch Hội đồng quản trị) có quan hệ với Trịnh Văn Quyết nhận lời làm nhanh hồ sơ niêm yết của Công ty Faros nên đã đồng ý niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HOSE trái pháp luật, gây thiệt hại cho 30.403 nhà đầu tư hơn 3.621 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bào chữa cho bị cáo Lê Hải Trà (cựu Phó Tổng Giám đốc HOSE), luật sư Phan Trung Hoài cho rằng: Đến thời điểm xảy ra vụ án, vẫn chưa có quy định về cơ chế, trách nhiệm kiểm tra công bố thông tin trước khi người nội bộ hay người có liên quan thực hiện giao dịch, nên có thể tạo kẽ hở cho một số cá nhân có thể lợi dụng với mục đích cố tình che dấu thông tin để giao dịch trục lợi, chấp nhận bị xử phạt hành chính. Chế tài xử phạt đối với các vi phạm được sửa đổi với mức tiề.n tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính là 10 lần khoản thu trái pháp luật có được từ hành vi vi phạm hay áp dụng mức phạt tiề.n tối đa (3 tỷ đồng), vẫn chưa đủ sức ngăn chặn, răn đe đối với các hành vi lũng đoạn thị trường có chủ đích.
Mặt khác, theo luật sư Phan Trung Hoài, HOSE là doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức vận hành Thị trường chứng khoán, nên quy trình, thủ tục liên quan đến đăng ký niêm yết mang tính hành chính, dựa trên bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp đăng ký, chứ không phải là cơ quan thẩm định hồ sơ đăng ký.
Luật sư của bị cáo Trà cho rằng việc bị cáo Trà và các thành viên Hội đồng niêm yết biểu quyết đồng ý cho Công ty Faros niêm yết cổ phiếu tại HOSE là do tại thời điểm đó không có đầy đủ thông tin. Sau này khi được Cơ quan điều tra cho biết Công ty CPA Hà Nội thừa nhận thủ tục kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán của Công ty CPA Hà Nội chưa đầy đủ để làm cơ sở đưa ra ý kiến chấp thận toàn phần đối với Báo cáo tài chính năm 2014, năm 2015 và ý kiến kiểm toán đưa ra đối với các Báo cáo tài chính nêu trên là chưa phù hợp, bị cáo Lê Hải Trà mới thực sự có điều kiện để nhận thức đầy đủ hơn kết quả điều tra và sai phạm của mình.
Căn cứ xác định bị hại
Trong vụ án này, Viện Kiểm sát xác định có hơn 30.000 bị hại bị Trịnh Văn Quyết lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản. Song, luật sư Vũ Đặng Hải Yến (bào chữa cho bị cáo Quyết) cho rằng chỉ 133 người mua cổ phiếu ROS ban đầu và hiện chưa bán số cổ phiếu này mới đáp ứng các tiêu chí về bị hại. Những người đã bán cổ phiếu đó thì không được coi là bị hại.
Dẫn chứng kết quả tra cứu ngẫu nhiên, luật sư Yến nêu 5 trường hợp bị hại đã bán cổ phiếu ROS và lãi hàng trăm triệu đồng, qua đó cho rằng khả năng có lãi của 30.403 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu “là rất lớn”.
Theo luật sư Yến, do sau khi bị cáo Quyết bán cổ phiếu ROS ban đầu ra thị trường, giá “tăng liên tục trong một thời gian dài”, từ tháng 7 đến tháng 12/2021, từ giá ban đầu 2.000 đồng/cổ phiếu, lên 13.600 đồng/cổ phiếu. Luật sư cho rằng những bị hại mua cổ phiếu ROS ban đầu và bán trong giai đoạn tăng giá đều đã có lãi nên không thể coi là bị hại. Nhiều bị hại trong danh sách hơn 30.000 người này còn bị trùng lặp về nhân thân và địa chỉ, do đó luật sư Yến nhận định con số bị hại ít hơn cáo trạng nêu.
Trên cơ sở đó, luật sư Yến đề nghị Hội đồng xét xử chỉ công nhận tư cách của 133 bị hại với tổng số tiề.n thiệt hại thực tế hơn 2,2 tỷ đồng.
Mặt khác, đối với số tiề.n hơn 3.621 tỷ đồng mà bị cáo Quyết bị xác định là đã chiếm đoạt của các nhà đầu tư, luật sư Yến cho rằng đây chỉ là “hưởng lợi không ngay tình”. Bởi theo luật sư, do chỉ có 133 bị hại với số tiề.n bị thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng, bị cáo Quyết đã hoàn thành nghĩa vụ bồi thường.
Theo cáo trạng, với mục đích chiếm đoạt tiề.n của các nhà đầu tư để sử dụng vào mục đích riêng của mình, Trịnh Văn Quyết đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo cấp dưới thực hiện hành vi gian dối tăng khống vốn góp chủ sở hữu tại Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng sau đó hoàn thiện các thủ tục để niêm yết cổ phiếu tương ứng với giá trị vốn góp khống của Công ty Faros trên sàn chứng khoán; sử dụng sàn HOSE làm công cụ, phương tiện để bán 391.155.480 cổ phiếu hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng.
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói tài sản có 5.000 tỉ đồng, đủ khắc phục hậu quả
Khi hỏi về trách nhiệm của mình trong vụ án, bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, cho biết xin được dùng tài sản cá nhân trị giá khoảng 5.000 tỉ đồng của mình để khắc phục hậu quả
Chiều nay 23-7, phiên toà xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, cùng 49 đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại phiên toà. Ảnh: Phương Nguyễn
Cuối giờ chiều cùng ngày, trước bục khai báo, bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, khai sau khi mua lại Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), công ty này đã thực hiện các dự án trong hệ thống của Tập đoàn FLC. Trong đó, Công ty Faros đã thi công nhiều công trình rộng hàng ngàn ha và các tòa tháp tại Hà Nội, Bình Định, Quảng Ninh, Thanh Hóa...
Bên cạnh đó, công ty Faros còn thi công các dự án cho chủ đầu tư khác như xây dựng công viên văn hóa chủ đề "ấn tượng Hội An" (nhà hát biểu diễn ngoài trời hơn 3.360 chỗ ngồi và nhà hát biểu diễn trong nhà 1.000 chỗ ngồi tại tỉnh Quảng Nam); xây dựng khu đô thị ở Đà Nẵng.
Theo bị cáo Trịnh Văn Quyết, từ khi mua lại Công ty Faros, bị cáo chưa bao giờ có ý định muốn bán cổ phiếu, lúc nào cũng muốn giữ cổ phiếu và mua thêm. Tuy nhiên, thời điểm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bị cáo gặp khó khăn về tài chính nên mới phải bán cổ phiếu của Công ty Faros. Trong suy nghĩ và kế hoạch của mình, bị cáo mong bán ra rồi sẽ mua lại nhưng chưa thực hiện được việc mua lại thì bị bắt vào năm 2022.
Về trách nhiệm dân sự của mình trong vụ án, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, cho rằng nếu bị Hội đồng xét xử tuyên án phải bồi thường, bị cáo xin được dùng tài sản cá nhân trị giá khoảng 5.000 tỉ đồng của mình để khắc phục. Trong đó, ngoài các tài sản đang bị phong tỏa, không còn thêm tài sản nào khác.
Trình bày tiếp, bị cáo Trịnh Văn Quyết, cho biết mới được cơ quan tố tụng cho phép bán tài sản "tâm huyết" là hãng hàng không Bamboo Airways và trước mắt đã thu được gần 200 tỉ đồng. Số tiề.n này đã được chuyển vào tài khoản của Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra. Số tiề.n 500 tỉ đồng tiếp theo nhận từ việc bán hãng hàng không Bamboo Airways, cũng sẵn sàng nộp để khắc phục hậu quả vụ án.
"Bị cáo tiếp tục nhờ gia đình tác động để có được khoản bồi thường từ bạn bè, người thân. Bị cáo sẽ tìm mọi cách để khắc phục hậu quả của vụ án. Bị cáo kính mong Hội đồng xét xử tạo điều kiện thuận lợi để được xử lý khối tài sản cá nhân trị giá gần 5.000 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong tỏa hơn 2 năm qua"- bị cáo Quyết trình bày.
Bị cáo cũng khẳng định em gái Trịnh Thị Minh Huế không có quyền quyết định đối với việc tăng vốn tại Công ty Faros và không có vai trò gì trong bộ máy của công ty này.
Theo cáo buộc, để chiếm đoạt tiề.n của nhà đầu tư, bị cáo Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Doãn Văn Phương, cựu tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty Faros (đang bỏ trốn), và Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết) tăng khống vốn góp Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS) từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán. Sau đó, cán bộ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và sàn HoSE đã dùng thông tin trên, chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS. Từ đây, bị cáo Quyết bán 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỉ đồng.
Ngoài cáo buộc nêu trên, bị cáo Trịnh Văn Quyết còn mượn của nhiều người đứng tên mở 500 tài khoản chứng khoán, nhằm thu lợi từ các cổ phiếu đã niêm yết thuộc hệ sinh thái FLC. Sau đó, bị cáo cùng các đồng phạm thao túng 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART, thu lợi 723 tỉ đồng.
Trong quá trình diễn ra phiên tòa ngày 23-7, bà L.Th.N.D. (vợ bị cáo Trịnh Văn Quyết) có đơn gửi tới HĐXX TAND TP Hà Nội về việc nộp tiề.n bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Theo đó, bà D. đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 25,1 tỉ đồng.
"Thực hiện theo mong muốn, nguyện vọng của chồng tôi - anh Trịnh Văn Quyết về việc khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án, gia đình chúng tôi đã tiếp tục huy động mọi nguồn lực, vay mượn anh em, họ hàng, bạn bè tối đa để nộp tiề.n khắc phục hậu quả ở mức cao nhất và đến nay gia đình chúng tôi đã vay mượn, huy động thêm được số tiề.n 25,1 tỉ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án"- bà D. nêu trong đơn.
Trước đó, bà D. đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 23 tỉ đồng. Như vậy, đến nay, bị cáo Quyết đã nộp khoảng hơn 240 tỉ đồng.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng tài sản để khắc phục hậu quả Trả lời thẩm vấn tại tòa, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cho biết, bị cáo sẵn sàng dùng tài sản cá nhân để khắc phục hậu quả vụ án. Chiều 23/7, phiên tòa xét xử vụ FLC tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư. Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Trịnh Văn Quyết...