Mua bán thận, em gái cùng anh trai vào tù
Hà và những người mua thận thỏa thuận với nhau thông qua “Hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe” với giá giao động từ 1- 1,2 tỷ đồng/quả thận, tùy thời điểm.
Các bên thỏa thuận thanh toán t.iền thành 3 giai đoạn cho đến lúc ghép thận thành công.
Ngày 13/8, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Mua bán bộ phận cơ thể người” đối với Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1986) và Nguyễn Hữu Toàn (SN 1984, anh ruột của Hà, cùng trú huyện Quảng Ninh, Quảng Bình).
2 anh em Hà và Toàn tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Theo cáo trạng, do trước đó đã từng bán thận nên Hà biết được quy trình, thủ tục làm hồ sơ ghép thận và nhu cầu mua thận của người bệnh. Vì vậy, Hà đến Khoa Thận của Bệnh viện Trung ương Huế để tìm kiếm những người bệnh có nhu cầu ghép thận và những người bán thận.
Video đang HOT
Quá trình thực hiện việc mua bán thận, Hà và người mua thận thỏa thuận với nhau thông qua “Hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe” với giá giao động từ 1- 1,2 tỷ đồng/quả thận, tùy thời điểm. Trong hợp đồng quy định về các điều khoản về chi phí tư vấn, khám chữa bệnh, xét nghiệm; chi phí phẫu thuật; giới thiệu người ghép thận từ khi ký hợp đồng đến khi ghép thận thành công. Các bên thỏa thuận thanh toán t.iền thành 3 giai đoạn cho đến lúc ghép thận thành công.
2 bị cáo nghe đại diện Viện kiểm sát luận tội.
Quá trình giao dịch mua bán thận, Hà đã thuê anh ruột của mình là Nguyễn Hữu Toàn phụ giúp mình trong việc đưa người bệnh, người bán thận đi khám sức khỏe. Hà trả công 6 triệu đồng mỗi trường hợp sau khi ghép thận thành công.
Với phương thức, thủ đoạn trên, từ tháng 4/2022 – 5/2023, với sự giúp sức của anh trai, Hà đã 3 lần mua bán thận – là bộ phận cơ thể người rồi bán lại cho người khác, thu lợi bất chính 210 triệu đồng. Trong đó, Hà thu lợi 198 triệu đồng, Toàn thu lợi 12 triệu đồng.
Ngoài ra, Hà nhận của một người mua thận 578 triệu đồng để mua 1 quả thận ghép cho chồng mình nhưng do Hà bị bắt nên chưa thể tiến hành ghép thận được.
Qua xem xét toàn bộ tính chất vụ án, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Thị Thu Hà 7 năm 3 tháng tù và Nguyễn Hữu Toàn 7 năm tù về tội “Mua bán bộ phận cơ thể người”
"Quy ước mật" để bỏ qua... lỗi đăng kiểm phương tiện
Ngày 12/8, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử vụ án liên quan đến ngành đăng kiểm. Phiên tòa diễn ra với phần bào chữa của các luật sư cho nhóm bị cáo thuộc Trung tâm Đăng kiểm: 50 -05V, 50 -06V, 50 -07V.
Các trung tâm đăng kiểm khối V, thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) có chức năng cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới cải tạo, trong đó có phương tiện cải tạo miễn thiết kế và phương tiện cải tạo có thiết kế.
Trong nhóm bị cáo thuộc Khối V có bị cáo Nguyễn Thanh Long, Giám đốc Trung tâm 50-06V đã bàn bạc với các bị cáo khác trong Ban Giám đốc Trung tâm gồm bị cáo: Nguyễn Doãn Hồng, Trần Anh Tú để thống nhất chủ trương và chỉ đạo các Trưởng chuyền, đăng kiểm viên (ĐKV) nhận t.iền hối lộ để bỏ qua lỗi của các phương tiện đến đăng kiểm. Số t.iền nhận hối lộ tùy thuộc vào loại xe, 9 chỗ đến 16 chỗ, 16 đến 45 chỗ, xe tải, sơmi rơmooc...
Các bị cáo đặt ra "quy ước" để nhận biết trên xe có t.iền, hay không. Nếu xe trên xe có t.iền, các ĐKV sẽ kiểm định qua loa, bỏ qua các lỗi không đạt và kiểm định "đạt" ngay lần đầu. Ngược lại, trên xe không có t.iền, các ĐKV sẽ kiểm tra kỹ và ghi nhận tất cả các lỗi, in phiếu kiểm định "không đạt".
Bị cáo Nguyễn Thanh Long chỉ đạo tập trung nhận t.iền các xe của công ty dịch vụ công ích, các đối tượng môi giới có quan hệ quen biết. Tuy nhiên, đến tháng 8/2018, để có t.iền tiếp khách và đưa hối lộ cho lãnh đạo Cục ĐKVN khi hoạt động, không bị kiểm tra xử lý và tăng thu nhập cho nhân viên trong trung tâm nên Nguyễn Thanh Long đã chỉ đạo nhận t.iền hối lộ từ các phương tiện đến đăng kiểm, thực hiện việc ăn chia t.iền v.ào cuối ngày (từ tháng 8/2018 đến 5/2022, mỗi chuyền trung bình một ngày nhận hối lộ số t.iền là 6 triệu đồng, tổng 3 chuyền là 18 triệu đồng/ngày). Nguyễn Thanh Long chỉ đạo toàn bộ t.iền nhận được phải giao cho Nguyễn Đình Khởi giữ để chi tiếp khách, ăn uống, quà biếu cho lãnh đạo Cục đăng kiểm 9 triệu đồng/3 chuyền ("tiền cứng") còn lại chia đều theo tỷ lệ cho giám đốc, phó giám đốc, ĐKV, nhân viên.
Bị cáo Ngô Ngọc Sơn (cựu giám đốc Trung tâm 50 -07V) nhận ra lỗi lầm trước tòa.
Tại tòa, phần lớn các luật sư bào chữa đã thống nhất với đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh về tội danh truy tố nhưng cho rằng mức án đề nghị là quá nghiêm khắc. Các luật sư đã nêu ra các tình tiết giảm nhẹ để giảm hình phạt cho các bị cáo.
Tự bào chữa cho mình bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu giám đốc Trung tâm 50-06V) đã nhận ra lỗi lầm và xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Long mong muốn HĐXX sẽ cân nhắc thêm các tình tiết giảm nhẹ và giảm đi tình tiết tăng nặng để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Bị cáo Long bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm chung số t.iền nhận hối lộ tại trung tâm hơn 18,8 tỉ đồng, thu lợi bất chính gần 1,2 tỉ đồng và làm giả, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 221 bộ hồ sơ xe cải tạo.
Bị cáo Nguyễn Thanh Long bị đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh đề nghị HĐXX tuyên từ 23 - 26 năm tù về 3 tội danh: "Nhận hối lộ", "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".
Là người cuối cùng trong ngày bào chữa bổ sung cho mình, bị cáo Ngô Ngọc Sơn (cựu Giám đốc Trung tâm 50 -07V) cũng đã nhận ra lỗi lầm do có sự buông lỏng quản lý..., bị cáo mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo
Nhà đầu tư đề nghị ông Trịnh Văn Quyết mua lại cổ phiếu ROS Những người còn sở hữu cổ phiếu ROS mong được bồi thường, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ cho ông Trịnh Văn Quyết để ông này mua lại cổ phiếu ROS. Ngày 24-7, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết l.ừa đ.ảo và thao túng chứng khoán. Cuối giờ sáng, HĐXX đã kết thúc phần xét hỏi...