Ra Trường Sa, nghe kể về trái cây quý “có tiền cũng không mua được”
Nhẹ nhàng lau từng quả rồi bọc lại bằng túi ni lông – đó là hình ảnh chúng tôi bắt gặp anh Vinh, chị Dung, anh Chung, chị Hải tại Trường Sa đang chăm sóc những quả đu đủ – thứ quả quý của người dân huyện đảo này.
Nói là quý bởi trên đảo hiện nay, ngoài đu đủ người dân dường như chỉ trồng được chuối là cây ăn quả cải thiện, bổ sung “vitamin” hàng ngày. “Chuối thì lâu lâu mới được ăn còn đu đủ nếu chăm sóc tốt thì hầu như ngày nào cũng có để dùng” – anh Vinh bày tỏ.
Theo anh Vinh, đây là giống đu đủ được chuyển từ đất liền ra đảo, nhưng do trên đảo lượng đất để trồng khan hiếm, không có phân bón, hơi muối từ biển tác động trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức sống, quá trình phát triển của cây nên khi đu đủ đậu quả người dân trên đảo phải “thức khuya dậy sớm” chăm chút cẩn thận.
Anh Lâm Ngọc Vinh chăm đu đủ như chăm con mọn ở Trường Sa. Ảnh: Thành An
“Quả này bày mâm ngũ quả, quả này biếu Hải quân, quả này biếu Biên phòng, quả này lễ chùa,…” – Vinh chỉ vào từng quả cho hay.
Video đang HOT
“Không biết tự bao giờ người dân trên đảo trồng được đu đủ, chỉ nhớ một lần nhận được giống cây từ đất liền gửi tặng bà con bắt đầu trồng rồi cây phát triển, vài tháng sau là có quả. Dần dần đu đủ trở thành cây ăn quả của người dân Trường Sa. “Ngoài đợi chín để ăn chúng tôi còn dùng quả xanh để nấu canh để cải thiện bữa ăn hàng ngày” – Vinh bộc bạch.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng đu đủ tại Trường Sa, anh Nguyễn Văn Chung (thị trấn Trường Sa) cho biết, phải trồng vào mùa mưa hoặc gần Tết… cây sẽ dễ sống và phát triển hơn. Hiện nay, mỗi lứa cho từ 30-40 quả, mỗi quả nặng từ 1-2 kg; lứa trước chưa kịp chín thì lứa sau đã phát triển nên đu đủ có quanh năm.
“Khi đu đủ lớn, chúng tôi phải lau qua bằng nước sạch và dùng túi ni-long bọc lại như thế này – cách một ngày lại làm vậy để tránh ảnh hưởng của nước biển làm hỏng, quả” – anh Chung nói.
Phó Chủ tịch thị trấn Trường Sa Trần Văn Hoàng thông tin, bên cạnh đu đủ, để cải thiện bữa ăn hàng ngày, người dân còn tận dụng số đất ít ỏi được gửi từ đất liền ra để thâm canh tăng vụ bằng việc trồng rau đay, mùng tơi, muống nước, bí ngô v.v… không những vậy bà con còn nuôi gà, vịt, mới nhất người dân đã nuôi được ngan, thậm chí đã nhân giống, phát triển đàn rất tốt.
Tận dụng số đất ít ỏi được chuyển từ đất liền ra, người dân ở Trường Sa cố gắng trồng rau để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Thành An
“Bà con sinh sống ở đây đã lâu đời, có sự gắn bó mật thiết với nhau, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh việc thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước và các quy định trên đảo, bà con rất tích cực tăng gia sản xuất để cải thiện về mặt đời sống, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong việc sinh sống tại đảo góp phần gắn kết tình quân dân trên đảo”, – Phó Chủ tịch thị trấn Trường Sa nhấn mạnh.
Nhìn những cây đu đủ trĩu quả, vườn rau tươi tốt của người dân huyện đảo Trường Sa phần nào thấy được sự đủ đầy của người dân nơi đây đang tiến triển mạnh mẽ. Song, như lời Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Hải quân Vùng 4, nguyên Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa – Thượng tá Lương Xuân Giáp nói: “Đất trồng trọt trên các đảo ở Trường Sa cơ bản phụ thuộc vào đất liền cung cấp ra nên còn gặp nhiều khó khăn”.
Theo đó, để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo Lữ đoàn 146 cho rằng cần phải có sự chung tay giúp sức của cộng đồng, của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn nữa để cải thiện đất cũng như chất lượng cây trồng ở Trường Sa, góp phần thúc đẩy hơn nữa đời sống vật chất cũng như tinh thần của bà con cũng như các lực lượng đang công tác trên đảo.
Theo Danviet
BĐBP Bình Thuận tuyên truyền ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
Sáng 28-12, tại Đồn Biên phòng Phước Lộc, BĐBP Bình Thuận tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật về chủ quyền biển, đảo; ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài cho hơn 100 thuyền trưởng, chủ phương tiện khai thác đánh bắt xa bờ của thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.
Toàn cảnh buổi tuyên truyền. Ảnh: Trung Thành
Tại buổi tuyên truyền, ngư dân địa phương đã được báo cáo viên của BĐBP tỉnh truyền đạt những nội dung căn bản về Luật Biên giới Quốc gia; Luật Biển Việt Nam, tình hình biển Đông và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; Chỉ thị 30/CT-TU của Tỉnh ủy Bình Thuận về các nhiệm vụ, giải pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân trong tỉnh khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài.
Cũng tại buổi tuyên truyền, các ngư dân đã được đối thoại trực tiếp, đặt câu hỏi về những vấn đề chưa hiểu, chưa rõ của các quy định pháp luật trong quá trình khai thác hải sản trên biển; đồng thời tham gia trả lời những những câu hỏi do Ban tổ chức đặt ra.
Ngư dân tham gia đối thoại cùng BĐBP. Ảnh: Trung Thành
Bằng phương pháp tuyên truyền ngắn gọn, trọng tâm, sinh động, với những dẫn chứng và câu hỏi đặt ra sát với tình hình tại địa phương, buổi tuyên truyền đã đem lại cho các ngư dân những kiến thức pháp luật hết sức bổ ích, giúp nâng cao nhận thức pháp luật, từ đó chấp hành tốt các quy định, đặc biệt là không vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản.
Trung Thành
Theo Biên phòng
Vinh danh hành động cứu người trên biển Hoàng Sa của ngư dân 9X Trong lúc gió bão dữ dội giữa biển khơi, ngư dân Trần Thanh Ron (sinh 1993, ở xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) vẫn bất chấp nguy hiểm tính mạng, lao xuống biển, cứu thuyền viên bị nạn tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Với hành động dũng cảm này, ngư dân Ron đã vinh dự được Chủ tịch...