Ra tòa ly hôn, hai vợ chồng đùn đẩy việc nuôi con gái, phán xử của tòa mới bất ngờ
Trước tòa, cô yêu cầu chồng phải nuôi nấng con gái. Thế nhưng anh từ chối với lý do công việc không ổn định, không có nơi ở cố định, hơn nữa, con gái luôn được mẹ chăm sóc bấy lâu nay, không quen ở với bố.
Cô Phương và anh Vu, người Giang Tô, Trung Quốc, sau khi kết hôn một thời gian thì có một cô con gái. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, do hai bên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn về những chuyện lặt vặt trong gia đình nên cô Phương đã đệ đơn ly hôn ra tòa, mong được ly hôn. Song, lần này đơn của cô Phương bị tòa bác bỏ.
Hơn một năm sau, cô Phương đệ đơn ly hôn lần thứ hai, lần này cô Phương yêu cầu chồng phải nuôi nấng con gái. Thế nhưng anh Vu vẫn không đồng ý ly hôn lại từ chối việc nuôi con với lý do công việc không ổn định, không có nơi ở cố định, hơn nữa, con gái luôn được mẹ chăm sóc bấy lâu nay, không quen ở với bố.
Khi phiên tòa xét xử vụ ly hôn diễn ra, thẩm phán cho rằng cả hai vợ chồng đều trốn tránh trách nhiệm trong vấn đề nuôi con. Ảnh minh họa
Mới đây, khi phiên tòa xét xử vụ việc diễn ra, thẩm phán cho rằng cả hai vợ chồng đều trốn tránh trách nhiệm trong vấn đề nuôi con. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức hôn nhân và gia đình, không chấp nhận đơn xin ly hôn của nguyên đơn, yêu cầu hai bên phải tự giải quyết vấn đề tình cảm thấu đáo, tiếp tục nghĩa vụ và trách nhiệm làm bố mẹ của mình.
Sau khi thông tin về phiên tòa được báo chí đăng tải, rất nhanh đã thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận. Đa số mọi người đều lên án thái độ và hành vi thiếu trách nhiệm của cô Phương và anh Vu, đồng thời họ cũng thương cảm cho bé gái có bố mẹ như cặp đôi này.
Nên trả lời được 3 câu hỏi này trước khi ly hôn để không hối tiếc
Bạn có lỗi gì không khi hôn nhân ở tình trạng này?
Dân gian thường có câu “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, hãy luôn suy nghĩ về những thiếu sót của bản thân trước khi lên án phê phán, oán trách một ai đó.
Chồng đôi khi bỏ bê việc gia đình, thỏa mãn những sở thích cá nhân có thể họ thấy rằng, khi trở về nhà sau giờ làm việc căng thẳng lại không tìm được sự thư giãn, thoải mái ở bên gia đình. Vợ suốt ngày cằn nhằn, con quấy khóc sẽ khiến người đàn ông lại thêm căng thẳng. Việc chồng thường “trốn” về nhà hoặc tìm kiếm lý do để trở về muộn hơn phải chăng cũng là một phần nguyên nhân từ đây.
Video đang HOT
Còn người chồng nếu thiếu sự kiên nhẫn, giao phó việc nhà hoàn toàn cho vợ sẽ khiến người bạn đời cảm thấy tủi thân, gặp stress vì quá tải… Hãy luôn nhìn nhận vấn đề 2 chiều để thấy rằng, mỗi người đều có sai lầm nhất định, việc ai sai ai đúng sẽ không quan trọng bằng việc tự điều chỉnh bản thân, giảm bớt cái tôi và cùng hướng đến xây dựng một gia đình bền vững bởi sự cảm thông, nhường nhịn…
Nhiều người mạnh mẽ ly hôn để rồi sau đó không lâu, họ lại rơi vào trạng thái đầy hối tiếc. Ảnh minh họa
Giải pháp nào giúp con trẻ không bị ảnh hưởng?
Một số cha mẹ thường cố gắng duy trì cuộc hôn nhân không tình yêu vì lợi ích của con cái, chờ cho đến khi các con vào đại học, học xong đại học hoặc đã trở nên độc lập.
Tuy nhiên, nếu kịch bản này đòi hỏi đứa trẻ phải chứng kiến cha mẹ đánh nhau, cãi nhau hàng ngày thì thà rằng bố mẹ chúng ly hôn càng sớm càng tốt, để trẻ không cảm thấy cay đắng và ảnh hưởng tâm lý.
Những cuộc ly hôn không êm đềm dễ dẫn đến việc trẻ học kém ở trường, cảm thấy không an toàn và thường đưa ra những lựa chọn tồi trong các mối quan hệ của chính trẻ sau này.
Với những bậc cha mẹ dù đã ly hôn vẫn có thể giao tiếp hiệu quả với nhau và cùng hợp tác trong vai trò làm cha mẹ, con cái của họ sẽ vẫn cảm thấy hạnh phúc, cân bằng, hiểu rằng cấu trúc gia đình hạnh phúc vẫn có thể tồn tại ngay cả sau khi ly hôn.
Trước khi quyết định sẽ ly hôn và ly hôn như thế nào, bạn cần phải giải quyết được câu hỏi đó. Từ đó cả hai sẽ biết phải làm gì trong chặng đường tiếp theo: bước tiếp hay dừng lại!
Ly hôn rồi thì cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn không?
Nhiều người cho rằng, ly hôn để tìm đến một cuộc sống khác tốt hơn. Nhưng hãy thử nghĩ xem, mỗi khi trở về nhà, bạn đối diện với chính mình, với căn nhà lạnh lẽo và cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Thậm chí phải rất lâu bạn mới được gặp lại đứa con thân yêu của mình. Đó có lẽ là sự thật mà chẳng ai muốn chấp nhận.
Vậy để tránh điều đó, hãy nghĩ và tìm hiểu xem, có thật là cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nếu ly hôn không? Nếu bạn không tìm thấy câu trả lời thì tốt nhất là hãy bằng lòng với cuộc sống hiện tại và làm nó tốt hơn. Ngược lại, nếu bạn đã nắm chắc câu trả lời cho mình, hãy dứt khoát để bắt đầu một cuộc sống mới với một tâm thế vững vàng hơn.
4 điều nên biết trước khi ly hôn để không hối tiếc
Ly hôn chưa bao giờ là dễ dàng trong cuộc sống hôn nhân. 4 lời khuyên của chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn nếu bạn đang cân nhắc chuyện này.
Theo chuyên gia tâm lý Tuệ An, ly hôn và kết hôn không quá quan trọng bằng việc chúng ta có giữ được sự tử tế khi đang chung sống với nhau hoặc giữ được sự tử tế khi đã ly hôn hay không.
Khi chung sống mà không thể nào đối xử tử tế với nhau thì đó là điều vô cùng tệ, sẽ tạo ra một bầu không khí vừa tệ, vừa căng thẳng, vừa khó chịu cho mọi người phải chung sống trong một căn nhà. Bao gồm cả bạn, cả đối phương và đôi khi là những đứa con.
Chuyên gia tâm lý cho rằng, nếu bạn đang chênh vênh giữa ngưỡng cửa "ly hôn" hay "không ly hôn" , "buông " hay là "không buông ", nếu bạn đang phải trải qua những nỗi đau như bạn đời ngoại tình, hay những sai lầm của đối phương khiến bạn rất tổn thương, vợ chồng khắc khẩu, không san sẻ được với nhau... thì hãy thử xoay chuyển góc nhìn của bạn với những sự kiện đó, với những hành động đó để bạn có thể nhận ra một vài điều sau đây nếu lựa chọn ly hôn.
Điều số 1: Duy trì quan hệ tốt với đối phương
Kết hôn, ly hôn, chung sống với nhau hay không còn chung sống với nhau không quan trọng bằng việc chúng ta còn giữ được sự tử tế với nhau hay không.
Giá trị của con người sẽ được thể hiện khi mọi thứ tan vỡ. Nếu khi mọi thứ tan vỡ mà chỉ trích, liên tục đổ lỗi cho hoàn cảnh và đối phương, luôn đóng vai nạn nhân trong mọi câu chuyện thì bạn phải xem lại con người của chính mình.
Còn trước khi mọi thứ tan vỡ, bế tắc bạn vẫn giữ được sự tử tế để đối xử với người đó thì chính là sự bản lĩnh của bạn.
Điều số 2: Ngừng làm tổn thương đối phương
Hôn nhân được vun đắp bằng những lời lẽ ghét bỏ và chê bai dấu hiệu của sự tan vỡ.
Cho dù bạn ly hôn với bất kể lý do nào đi chăng nữa, thì bạn hãy loại bỏ suy nghĩ đổ lỗi và ngừng đóng vai nạn nhân trong chính câu chuyện của mình. Bởi vì một mối quan hệ tan vỡ không thể xuất phát từ một phía, mà để mối quan hệ tan vỡ đều có lỗi của bạn, của đối phương.
Trong một mối quan hệ, cả hai bên đều có trách nhiệm để duy trì và phát triển mối quan hệ đó. Việc chỉ trích hoặc đổ lỗi cho đối phương không giải quyết được vấn đề và thậm chí còn có thể làm tổn thương thêm mối quan hệ.
Thay vào đó, cả hai bên nên cùng nhau trao đổi, thảo luận và tìm ra giải pháp để cải thiện mối quan hệ. Đôi khi, việc nhìn lại bản thân và chấp nhận lỗi của mình cũng là cách để giúp mối quan hệ được cải thiện và phát triển tốt hơn trong tương lai.
Điều số 3: Vợ chồng là duyên phận
Trên cuộc đời này, duyên đến duyên đi là điều không thể tránh khỏi. Duyên đến bạn không cần phải mong cầu thì cũng sẽ đến, có những duyên phải rời đi bạn có níu kéo mấy cũng phải rời đi.
Chúng ta khổ là bởi vì chúng ta luôn muốn kiểm soát duyên đến bên mình, mà duyên là những thứ ta không thể kiểm soát được, nếu bạn càng muốn kiểm soát thì bạn càng căng thẳng và mệt mỏi hơn mà thôi. Điều mà bạn có thể kiểm soát được đó chính là thái độ và cách phản ứng trước những sự kiện xảy ra xung quanh cuộc sống của bạn.
Điều số 4: Chọn chuyên gia tâm lý hôn nhân một cách khôn ngoan
Nếu bạn đang phân vân giữa việc ly hôn hay ở lại trong một mối quan hệ, đây là một quyết định quan trọng và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn trong nhiều năm tới. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.
Gặp chuyên gia tâm lý hôn nhân là những chuyên gia có chuyên môn về tâm lý học và tình cảm học liên quan đến hôn nhân và gia đình. Họ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề tâm lý và tình cảm mà bạn đang gặp phải trong hôn nhân của mình và cung cấp cho bạn các giải pháp đúng đắn để giải quyết các vấn đề này.
Các chuyên gia thường sử dụng các phương pháp tâm lý học để giúp bạn xác định nguyên nhân của các vấn đề trong hôn nhân và cung cấp cho bạn các kỹ năng và phương pháp để giải quyết chúng.
Tóm lại, tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia và một lộ trình đồng hành phù hợp là một quyết định tốt để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và đảm bảo rằng bạn đang có được các thông tin và lời khuyên chính xác để giải quyết tình huống của mình.
Em gái dọn nhà phát hiện chiếc hộp bám bụi, tôi sốc nặng khi nghe vợ thú nhận một bí mật Tôi và vợ lấy nhau đã 2 tháng nhưng cô ấy vẫn chưa cho tôi động vào người. Cứ nghĩ vợ còn xấu hổ, chưa sẵn sàng cho chuyện đó nên tôi không bắt ép, cho đến một ngày em gái tôi dọn nhà và tìm thấy chiếc hộp "bí mật" của vợ. 28 tuổi tôi lấy vợ, cô ấy bằng tuổi tôi,...