Rà soát quy trình tiêm vaccine sau các ca trẻ tử vong
Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã rà soát việc tiêm vaccine trong hai ca trẻ tử vong và khẳng định “quy trình tiêm chủng an toàn”.
Phó giáo sư, tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương kiêm Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, chiều 13/10 cho biết: “Chúng tôi đã đánh giá rất nhanh công tác tiêm chủng tại địa bàn có sự cố. Các khâu từ bảo quản vaccine đến sử dụng vaccine và thực hành tiêm chủng đều đảm bảo an toàn”.
Bà Hồng cũng cho biết đã nhận được báo cáo nhanh từ Sơn La và Vĩnh Phúc báo cáo về hai trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vaccine.
“Cần chờ đợi các Sở Y tế họp hội đồng chuyên môn, kết luận nguyên nhân tử vong để có đánh giá chính xác”, bà Hồng nói.
Trước đó, ngày 10/10, bé sơ sinh tại Vĩnh Phúc tử vong trên đường ra Hà Nội cấp cứu sau tiêm vaccine viêm gan B. Chiều 12/10, hai bé gặp phản ứng sau tiêm vaccine 5 trong 1 tại Sơn La, trong đó một bé tử vong. Hiện chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân tử vong của hai trẻ.
Video đang HOT
Ngày 15/9, Đồng Nai ghi nhận một trường hợp tử vong sau tiêm vaccine viêm não Nhật Bản B do cơ địa dị ứng với vaccine. Quy trình tiêm và chất lượng của lô vaccine được Sở Y tế Đồng Nai kết luận đảm bảo an toàn.
Cả ba loại vaccine này đều được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia, miễn phí cho trẻ. Trong đó, vaccine viêm gan B có phác đồ tiêm 4 mũi. Mũi đầu tiên tiêm ngay sau sinh, tốt nhất trong 24 giờ sau khi sinh. Mũi thứ hai, thứ ba cách mũi đầu và cách nhau một tháng, mũi bốn tiêm nhắc lại sau một năm.
Vaccine 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B hoặc bại liệt (tùy loại), có phác đồ tiêm gồm ba mũi. Mũi đầu tiêm khi trẻ hai tháng tuổi. Mũi thứ hai, thứ ba cách mũi đầu và cách nhau một tháng.
Vaccine viêm não Nhật Bản B thường tiêm ba mũi. Mũi đầu khi trẻ 12 tháng tuổi, mũi hai được tiêm sau đó một đến hai tuần và mũi 3 khi trẻ được 24 tháng.
Ảnh minh họa tiêm phòng cho trẻ em. Ảnh: Chi Lê.
Gia Lai: 1 tháng có 5 ca mắc bệnh bạch hầu
Dù đã thực hiện chương trình tiêm chủng vaccine mở rộng nhưng vẫn xuất hiện nhiều ca bệnh bạch hầu mới ở Gia Lai.
Ngày 30.9, Sở Y tế Gia Lai cho biết, xuất hiện thêm ca bệnh bạch hầu mới ở huyện Chư Păh, cơ quan chức năng đang tiến hành khoanh vùng dập tắt ổ dịch.
Người dân đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh bạch hầu ở Gia Lai. Ảnh T.Tuấn
Theo đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xác định trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn bạch hầu trú tại làng Kte, xã Ia Phí, huyện Chư Păh. Trước đó, khi phát hiện các bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, khó thở, Trung tâm y tế huyện Chư Păh đã đưa đi thăm khám, điều trị và theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
Theo Sở Y tế, trong vòng 1 tháng, kể từ ngày 3.9 đến nay, trên địa bàn huyện Chư Păh đã ghi nhận 5 ca mắc bệnh bạch hầu, chủ yếu tại làng Bloi thuộc thị trấn Ia Ly, làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, làng Krái, thị trấn Phú Hoà; Làng Bàng, xã Ia Nhin và làng Kte xã Ia Phí.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai đã phối hợp với UBND huyện Chư Păh, UBND xã Ia Phí để phun tiêu độc, khử trùng, lực lượng Công an huyện, Bộ Chỉ huy Quân sự huyện duy trì 2 chốt kiểm soát dịch bạch hầu tại các tuyến đường đi vào làng Kte, để hạn chế người ra vào vùng có dịch.
Cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động người dân trong khu vực có dịch hạn chế đi ra ngoài địa bàn cư trú khi không cần thiết. Thời gian qua, ngành Y tế Gia Lai vừa chống dịch COVID-19, vừa dập tắt được nhiều ổ dịch bạch hầu, tiêm chủng vacccine mở rộng và điều trị khỏi bệnh cho nhiều ca bệnh bạch hầu.
Gia Lai: Triển khai tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đợt 2 Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 35 trường hợp dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu tại 11 xã, thị trấn của huyện Đak Đoa, Ia Grai và TP Pleiku. Trong đó có 31 ca được điều trị khỏi và xuất viện, 4 trường hợp đang tiếp tục điều trị. Ngành Y tế Đắk Lắk tiêm phòng vaccine...