Rà soát những bất cập trong hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa
Cục CSGT đề nghị công an các địa phương triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, rà soát những bất cập trong hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an về triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 26/2 tại vùng biển Cửa Đại, TP Hội An, Quảng Nam, ngày 26/2, Cục CSGT đã có công điện chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố tập trung phối hợp với các lực lượng chức năng khẩn trương rà soát, kiểm tra, thống kê, đánh giá thực trạng tất cả hoạt động vận tải hành khách liên quan đến phương tiện thủy nội địa, gồm hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định, ngang sông, dọc sông, du lịch, lễ hội, lưu trú nghỉ đêm…
Lực lượng Cảnh sát đường thủy tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân còn mất tích sáng 27/2 (Ảnh: Cảnh sát giao thông đường thủy).
Nội dung rà soát bao gồm điều kiện hoạt động của cảng, bến thủy nội địa có liên quan đến hoạt động vận tải hành khách; điều kiện hoạt động của phương tiện, thuyền viên; điều kiện kinh doanh vận tải; phương án cứu nạn, cứu hộ tại chỗ; công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa.
Riêng đối với các tuyến vận tải đường thủy từ bờ ra đảo phải xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan, đặc biệt là ở những nơi có nhiều lực lượng cùng có chức năng xử lý vi phạm, nhưng không xác định cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động vận tải hành khách.
Thông qua công tác rà soát, làm rõ những tồn tại, bất cập trong hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa, nhất là việc thiết kế phương tiện gây khó khăn cho việc thoát nạn khi xảy ra sự cố, tai nạn; phân tích, đánh giá nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn giao thông đường thủy và đề xuất giải pháp khắc phục.
Lực lượng Cảnh sát đường thủy tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy. Trong đó tập trung kiểm tra ngay tại các đầu bến, các địa bàn phức tạp về hoạt động vận tải hành khách, kiên quyết đình chỉ hoạt động và không cho xuất bến đối với các phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn như chở quá số người quy định, thiếu thiết bị an toàn, cứu sinh, cứu đắm, không có danh sách hành khách theo quy định… hoặc khi điều kiện thời tiết không bảo đảm.
Video đang HOT
Chiếc ca nô bị mắc cạn và bị thủng một mảng lớn của mũi (Ảnh: Bộ đội Biên phòng).
Đẩy mạnh tuyên truyền cho các chủ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, thuyền viên, người tham gia giao thông nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, kiến thức về cách xử lý tình huống, công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố bất ngờ hoặc tai nạn giao thông đường thủy.
Yêu cầu các chủ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện sau thời gian dài không hoạt động do dịch Covid-19 trước khi đưa vào sử dụng.
Như Dân trí đã đưa tin, chiều 26/2, một vụ tai nạn giao thông đường thủy đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên vùng biển Cửa Đại thuộc TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Theo đó, khoảng 13h chiều 26/2, chiếc ca nô chở khách của Công ty Phương Đông mang biển số QNa 1152 do ông Võ Lê Sen làm thuyền trưởng cùng 2 thuyền viên chở 36 hành khách (bao gồm 34 người lớn và 2 trẻ em) hành trình đi từ đảo Cù Lao Chàm vào bến thủy nội địa Cửa Đại, phường Cửa Đại, TP Hội An thì ca nô bị lật chìm.
Đến sáng nay 27/2, lực lượng chức năng đã cứu sống được 22 người, 15 người tử vong. Hiện còn 2 nạn nhân mất tích đang được các lực lượng tập trung tìm kiếm.
Vì sao hàng không "cầm chừng", đường sắt đường bộ ế chỏng ế chơ?
So với lịch bay mùa Đông năm 2019, tần suất khai thác nội địa hiện giảm hơn 200 chuyến bay/tuần, mạng quốc tế mới khôi phục được 20/28 đường bay.
Đường sắt, đường bộ cũng rất ít khách đi lại.
Vấn đề nói trên là một trong những nội dung đáng chú ý trong công tác triển khai, thực hiện việc mở lại hoàn toàn hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách nội địa và quốc tế bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển của Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
Đại diện Vụ Vận tải - Bộ GTVT cho biết, các loại hình vận tải hành khách đã hoạt động trở lại từ ngày 13/10/2021 và tăng dần về tần suất hoạt động đáp ứng được nhu cần đi lại của hành khách, song vẫn có các biện pháp quản lý trong hoạt động vận tải đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 chặt chẽ đúng chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Về vận tải hàng không, lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không nội địa đã tăng đáng kể, một số thời điểm như dịp lễ Tết còn gây ách tắc cục bộ tại một số sân bay. Bộ GTVT đã giao Cục Hàng không Việt Nam chủ động quyết định tần suất khai thác trên các đường bay nội địa đảm bảo nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Vận tải hành khách bằng đường hàng không vẫn chưa khôi phục được như kỳ vọng (Ảnh: Tiến Tuấn).
Theo thống kê, đến thời điểm hiện nay có 6 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và Vasco khai thác 56 đường bay nội địa, với tổng tần suất 2.570 chuyến/tuần/chiều (tương đương 367 chuyến/chiều/ngày), giảm tương ứng 2 đường bay và giảm 217 chuyến/tuần/chiều (tương đương với 31 chuyến bay/chiều/ngày) so với lịch bay mùa Đông năm 2019.
Việc "hổng" số chuyến và tần suất khai thác được thể hiện rõ nhất trong hoạt động bay quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã mở lại các đường bay quốc tế đi/đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ (so với lịch bay mùa Đông năm 2019 - thời điểm trước dịch là 28 quốc gia và vùng lãnh thổ), bao gồm: Campuchia, Hongkong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philipine, Qatar, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Lào, Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Úc, Nga và Mỹ; còn 8 quốc gia chưa mở lại các đường bay là Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Macao, Phần Lan, Ý, Thụy Sỹ.
"Tần suất khai thác các đường bay quốc tế đi/đến Việt Nam là 370 chuyến/tuần/chiều, tương đương 53 chuyến bay/chiều/ngày, trong khi tần suất khai thác các đường bay quốc tế theo lịch bay mùa Đông năm 2019 là 4.185 chuyến/tuần/chiều, tương đương 598 chuyến/chiều/ngày" - đại diện Vụ Vận tải dẫn chứng.
Đối với vận tải đường bộ, đường sắt, đến nay cơ bản đã trở về trạng thái bình thường mới, tuy nhiên do tâm lý phòng chống dịch nên lượng hành khách chưa hồi phục. "Một số tuyến vận tải đường bộ, đặc biệt là các tỉnh miền núi rất ít hành khách đi lại, dẫn đến một số tuyến các doanh nghiệp vận tải hành khách không thể tổ chức hoạt động bình thường" - đại diện Vụ Vận tải thông tin.
Được biết, dù ngành đường sắt liên tiếp giảm giá vé nhưng lượng khách đi tàu cũng không đạt được như kỳ vọng. Thậm chí, đơn vị vận tải đường sắt buộc phải cắt chuyến, dừng chạy một số đôi tàu do không có khách...
Hành khách đi tàu vẫn vắng vẻ do tâm lý ngại dịch bệnh (Ảnh: Mạnh Quân).
Đối với vận tải đường thủy nội địa, hàng hải, Bộ GTVT cho hay đã cơ bản trở lại bình thường, việc quyết định về tần suất hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa, bờ ra đảo do các địa phương chủ động thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đơn cử như hiện đã có 4 chuyến/ngày kết nối đảo Lý Sơn với Quảng Ngãi; Từ Rạch Giá ra Phú Quốc hoạt động bình thường với bình quân 16 chuyến/ngày, vận chuyển khoảng 3.600 hành khách/ngày...
Bộ GTVT cho biết, thời gian tới vận tải hàng không sẽ tiếp tục duy trì và tăng tần suất đối với các tuyến bay nội địa, từng bước khôi phục và tiếp tục mở lại hoạt động bình thường đối với các đường bay quốc tế. Đối với vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải sẽ tăng cường phương tiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút hành khách sử dụng các loại hình vận tải này qua đó khôi phục trở lại hoạt động bình thường.
Quy định điều tiết bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa. Phương tiện vận tải thủy trên kênh xáng Xà No, đoạn qua thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương/TTXVN Thông tư quy...