‘Ra quân’ sớm chỉ khổ, muộn thì nguy hiểm
Xuất tinh muộn có thể là rối loạn nhất thời hoặc có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh tiềm ẩn ở bộ phận sinh dục.
Rối loạn xuất tinh là một bệnh lý phổ biến ở nam giới, bệnh không những ảnh hưởng đến đời sống tình dục, đến hạnh phúc gia đình mà còn là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Xuất tinh muộn, không xuất tinh và không đạt cực khoái ở nam giới là một trong hai dạng rối loạn xuất tinh. Chúng ta nên nắm vững những kiến thức cơ bản nhất của bệnh này.
Rối loạn cực khoái ở nam giới là một chuỗi các rối loạn từ xuất tinh muộn đến hoàn toàn không có khả năng xuất tinh và xuất tinh ngược dòng. Xuất tinh muộn là hiện tượng có đầy đủ các điều kiện ham muốn tình dục, kích thích, đủ độ cương cứng dương vật nhưng lại gặp khó khăn đi đến xuất tinh.
Cuộc giao hợp trở thành quá ngưỡng kích thích. Cả đôi bên đều mệt mỏi, chán chường không còn hào hứng để đón nhận những khoái cảm. Tỷ lệ xuất tinh muộn chiếm 2 – 6% trong rối loạn xuất tinh.
Nguyên nhân gây bệnh có thể là tâm lý hay thực thể.
Về tâm lý có thể do: Cảm giác sợ có thai, giảm hưng phấn tình dục (bạn tình thiếu gợi cảm, cảm giác sợ hãi hoặc đang xung khắc với bạn tình).
Về nguyên nhân thực thể có thể do một số bệnh nội khoa, thuốc hoặc phẫu thuật ảnh hưởng đến trung tâm thần kinh điều khiển phản xạ xuất tinh hoặc tác động lên thần kinh giao cảm chi phối túi tinh và cổ bàng quang, hoặc tác động lên thần kinh vận động chi phối sàn chậu và dương vật, gây xuất tinh muộn, không xuất tinh và không đạt cực khoái. Trên một số người nghiện ma túy, nghiện rượu cũng bị giảm quá trình hưng phấn tình dục.
Rối loạn xuất tinh và không đạt cực khoái ở người lớn tuổi thường do hậu quả của phẫu thuật tiền liệt tuyến, có bệnh lý đái tháo đường. Một số thuốc kháng adrenergic trong đó có một số thuốc dùng để điều trị xuất tinh sớm cũng có thể gây hậu quả xuất tinh muộn. Một số thuốc như ức chế alpha và ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin có thể gây mất cực khoái.
Ở bệnh nhân bị xuất tinh muộn, không xuất tinh hoặc không đạt khoái cảm tình dục. Khi khám lâm sàng thấy kích thước, mật độ 2 tinh hoàn (tinh hoàn teo có thể là bệnh lý suy sinh dục, không xuất tinh hoặc xuất tinh rất ít), sờ không thấy ống dẫn tinh 2 bên (phối hợp với siêu âm qua ngả trực tràng thấy bất sản túi tinh 2 bên).
Trong bệnh lý bất sản ống dẫn tinh 2 bên thì thể tích xuất tinh cũng rất ít, giúp có thể chẩn đoán phân biệt với một bệnh cảnh không tinh trùng do bế tắc…
Video đang HOT
Điều trị xuất tinh muộn
Xuất tinh muộn hay không xuất tinh còn có thể liên quan đến một số bệnh nội khoa như tổn thương thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường, hay dùng thuốc ức chế adrenergic blocker.
Phẫu thuật cải thiện chức năng giao cảm thần kinh ngoại biên hoặc kiểm soát đường huyết ổn định ở các bệnh nhân bị đái tháo đường góp phần cải thiện tình trạng xuất tinh muộn.
Nhìn chung, đa số bệnh nhân có tiền căn phẫu thuật nạo hạch vùng bụng, đái tháo đường biến chứng thần kinh ngoại biên đều có thể cải thiện ít nhiều tình trạng xuất tinh muộn, nhất là không xuất tinh, khi cho dùng thuốc cường giao như ephedrine, midodrine; hoặc dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng như imipramine, một số báo cáo tỉ lệ cải thiện khả năng xuất tinh khoảng 30%.
Điều trị bằng phương pháp kích thích dương vật bằng điện, kích thích rung dương vật, xoa bóp tiền liệt tuyến cũng hiệu quả cho một số trường hợp xuất tinh muộn hoặc không xuất tinh.
Điều trị tâm lý, bệnh xuất tinh muộn ảnh hưởng bởi sự lo âu, mối quan hệ với bạn tình. Do vậy thái độ tiếp xúc ban đầu của người thầy thuốc phải tạo được không khí thoải mái và kín đáo một cách tế nhị. Người thầy thuốc cần tạo niềm tin với người bệnh, hướng dẫn cho bệnh nhân các biện pháp tự điều chỉnh, tự tin hơn.
Điều trị tâm lý là nhằm giải quyết những trở ngại trong quan hệ tình dục để duy trì cuộc sống hòa hợp lứa đôi. Mỗi bên cần được động viên, chia sẻ cởi mở với nhau, cần phải đối mặt với thực trạng để tìm những biện pháp hợp lý cho cả đôi bên thì mới hy vọng thành công.
Điều trị dùng thuốc trên nguyên tắc bệnh nhân được thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể.
Phong bế vùng thần kinh đuôi ngựa của phần cuối đốt sống, có thể sử dụng vì có tác dụng điều chỉnh sự hoạt động cân bằng nhịp nhàng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm bằng cách châm cứu.
Ngoài ra, có thể dùng phương pháp phẫu thuật đặt qua hậu môn máy phát sóng xung động kích thích vùng túi tinh để kích thích cho việc xuất tinh dễ dàng.
Theo SKĐS
Bị đái tháo đường: Cẩn thận khi 'yêu'
Nam giới bị đái tháo đường thường bị rối loạn cương dương do các dây thần kinh bị tổn thương.
Chứng bệnh nói trên có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và lưu lượng máu đến bất cứ nơi nào trong cơ thể. Một khu vực thường có thể bị ảnh hưởng là bộ phận sinh dục. Ở nam giới, điều này có thể thường biểu hiện như rối loạn chức năng cương dương.
Kiểm soát kém đường huyết khi mắc bệnh đái tháo đường, bệnh nhân nam thường có nhiều vấn đề về tình dục hơn những người kiểm soát tốt. Bản chất bệnh đái tháo đường cũng đem lại không ít rắc rối cho sức khỏe tình dục của nam giới.
Biến chứng và chuyện gối chăn
Nhu cầu tình dục ở những người đàn ông từ 50 tuổi trở lên là 72%. Tuy nhiên, theo ước tính của các chuyên gia trên thế giới, khoảng 300 triệu nam giới bị rối loạn cương vào năm 2025. Trong đó, tình trạng rối loạn cương thường đi kèm với các bệnh mãn tính như: Tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường.
Nguyên nhân lớn nhất của các vấn đề tình dục cho nam giới do bệnh đái tháo đường là dây thần kinh và động mạch tổn thương ở vùng sinh dục, làm gián đoạn lưu thông máu và có thể gây ra rối loạn chức năng cương dương.
Rối loạn chức năng cương dương được biết là xảy ra trong hơn một nửa trên những người đàn ông đã mắc bệnh đái tháo đường 10 năm. Rối loạn cương được định nghĩa: 'Mất khả năng đạt được và/hoặc duy trì cương hữu hiệu để hoàn tất giao hợp, trong thời gian kéo dài 3 - 6 tháng'.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người đàn ông bị rối loạn chức năng cương dương và bệnh đái tháo đường cũng có nhiều khả năng mắc phải các bệnh tim mạch bởi vì các yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn chức năng cương dương cũng tương tự như đối với bệnh mạch vành. Những vấn đề tương tự mà dẫn đến giảm lưu lượng máu trong các động mạch ở dương vật, dẫn đến tắc nghẽn trong động mạch của tim.
Các vấn đề sức khỏe tình dục khác có thể bao gồm: Giảm ham muốn tình dục, thường xuất phát từ trầm cảm hoặc các mức thấp của testosterone, sớm/chậm xuất tinh.
Duy trì sức khỏe tình dục với bệnh đái tháo đường
Các biến chứng và các vấn đề tình dục có thể tránh được bằng cách chăm sóc thích hợp bệnh đái tháo đường của bạn. Luôn luôn kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, huyết áp, cholesterol và kiểm soát. Các yếu tố nguy cơ làm suy giảm khả năng ham muốn tình dục: Tuổi tác, lối sống không lành mạnh như nghiện thuốc lá, rượu bia quá độ, thực phẩm làm gia tăng đường huyết và nhiều chất béo động vật, sử dụng các loại thuốc chứa nhiều hóa chất (nitrate, ritonavir, ketoconazole, erythromycin...).
Cùng với việc quản lý đúng bệnh đái tháo đường, việc điều trị cần theo chỉ định của BS có thể bao gồm:
- Thuốc uống, bao gồm cả Cialis, Levitra và Viagra.
- Các phương pháp cơ học chẳng hạn như máy bơm chân không (hiệu quả 27 - 74%, chi phí không cao, không tác dụng toàn thân. Nhược điểm: Khó sử dụng, lạnh, gián đoạn); thuốc tiêm thể hang (hiệu quả 80 - 90%. Nhược điểm: Không tiện, đau, bầm máu, cương đau dương vật kéo dài, xơ hóa thể hang).
- Các phương pháp phẫu thuật, giống như một đặt thể hang nhân tạo.
- Gặp gỡ tư vấn với một chuyên gia sức khỏe.
- Tìm kiếm sự điều trị sớm, khi bạn bắt đầu nhận thấy vấn đề. Thay vì chờ đợi cho đến khi chúng trở nên nghiêm trọng, việc điều trị sớm giúp dễ dàng thành công hơn.
Theo SKĐS
Bí quyết cải thiện khả năng sinh sản Quan hệ tình dục an toàn, phòng tránh nhiễm trùng âm đạo, thực hiện chế độ ăn lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý là những bí quyết để tăng khả năng sinh sản. Ảnh minh họa Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn luôn quan hệ...