Ra nhiều mồ hôi vùng nách có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Tập thể dục khiến bạn ra nhiều mồ hôi nách. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một vài bệnh lý nguy hiểm nếu tình trạng đổ mồ hôi vùng nách xảy ra không do vận động nhiều.
Thông thường, mọi người đều ra mồ hôi nhiều hơn do tập thể dục, đặc biệt vùng nách. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Experimental Dermatology cho biết rằng cơ thể con người có thể tiết ra tới 4 lít mồ hôi mỗi giờ để tự làm mát.
BS. Nicolas Pantaleo tại Tổ chức y tế Westmed ở Yonkers, New York cũng cho biết thêm: Đổ mồ hôi xảy ra là phản ứng tự nhiên của cơ thể để có thể kiểm soát nhiệt độ của con người. Khi da quá nóng, một thông điệp được chuyển đến não bộ và điều này khiến bạn ra mồ hôi, tự động làm mát bên trong cơ thể.
Mồ hôi dễ xuất hiện khi cơ thể trong môi trường nóng hoặc khi bạn tập thể dục. Nhưng vẫn có một vài nguyên nhân khác có thể khiến bạn đổ mồ hôi nách. Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
1. Đổ mồ hôi nách do căng thẳng
Căng thẳng có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi nách. Tuy nhiên, vận động cũng là một trong những liều thuốc chống căng thẳng hiệu quả nhất.
Đặc biệt, tập thể dục cũng được chứng minh rằng có ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát lo âu như serotinin , norepinephrine, dopamine và endorphin.
Hiện tượng đổ mồ hôi nách còn xảy ra do bạn căng thẳng vì công việc hoặc khi gặp phải một vài vấn đề khác. Thực tế cho biết, cả xúc thay đổi cũng khiến nhiệt độ trong cơ thể con người thay đổi nhanh chóng đặc biệt là nhiệt độ tăng lên và điều này thúc đẩy tiết mồ hôi.
Bạn có thể hiểu rằng căng thẳng ở con người và đổ mồ hôi có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Có thể khắc phục đổ mồ hôi nách do căng thẳng gây ra bằng cách:
Tình trạng căng thẳng và đổ nhiều mồ hôi nách có liên quan mật thiết với nhau – Ảnh Internet
- Kiểm soát lo âu.
- Áp dụng kỹ thuật thư giãn và làm giảm bớt tình trạng căng thẳng.
- Thực hiện một số bài tập giảm căng thẳng như tập yoga hoặc thiền.
- Có thể thay đổi, sắp xếp lại lịch trình làm việc và dành ra một chút thời gian trong tuần để nghỉ ngơi.
2. Tăng tiết mồ hôi gây đổ mồ hôi nách nhiều
Tập thể dục cường độ cao là nguyên nhân chính gây đổ mồ hôi nách. Tuy nhiên, tăng tiết mồ hôi cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng này. Cơ thể con người có tới 2 đến 4 triệu tuyến mồ hôi và thông thường phụ nữ là đối tượng sở hữu nhiều tuyến mồ hôi hơn so với nam giới.
Video đang HOT
Tình trạng tăng tiết mồ hôi xảy ra, đây là một tình trạng sức khỏe gây hiện tượng đổ mồ hôi nghiêm trọng không chỉ ở vùng nách. Những người mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi có thể ra mồ hôi cao gấp 4 thậm chí là 5 lần so với những người khác.
Tăng tiết mồ hôi xảy ra có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý – Ảnh Internet
Hiệp hội Chứng tăng tiết mồ hôi quốc tế còn đưa ra lời giải thích rằng với tình trạng tăng tiết mồ hôi xảy ra có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý. Trong khi đó, các triệu chứng của tăng tiết mồ hôi cũng có xu hướng xuất hiện ở bàn tay và bàn chân hoặc nách cùng các đợt mồ hôi xảy ra ít nhất 1 lần/tuần.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều biện pháp có thể điều trị chứng tăng tiết mồ hôi. Một trong những biện pháp chính là sử dụng chất chống mồ hôi và tiến hành thực hiện các thủ thuật như miraDry.
3. Nhiều mồ hôi nách do gặp vấn đề sức khỏe
Mồ hôi nách thông thường chỉ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu chứng đổ mồ hôi xảy ra nghiêm trọng có thể xảy ra do gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như:
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Khi bị bệnh cường giáp.
- Đổ mồ hôi nhiều do tuyến giáp hoạt động quá mức.
- Bệnh gout.
- Bị viêm khớp dạng thấp.
- Nhiều mồ hôi có thể còn xảy ra do mắc bệnh ung thư.
Vì vậy, cần điều trị các vấn đề về sức khỏe và giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến tăng tiết mồ hôi.
Cần điều trị sức khỏe giảm thiểu vấn đề tăng tiết mồ hôi – Ảnh Internet
4. Mồ hôi nách đổ nhiều do thực phẩm tiêu thụ
Thực tế, nếu mắc hội chứng đổ mồ hôi vị giác thì bạn có thể đổ mồ hôi dù tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm nào kể cả các món ăn lạnh như kem.
Vì thế, khi tiêu thụ các loại thực phẩm nóng bạn nên làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên đáng kể và giúp kích thích tiết mồ hôi để hạ nhiệt.
Lưu ý, nếu bạn ra quá nhiều mồ hôi khi ăn đồ ăn lạnh, đây chính là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc hội chứng đổ mồ hôi vị giác. Đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp của người mắc bệnh tiểu đường.
Khu vực đổ mồ hôi xuất hiện ở hai bên đầu, mức độ của tình trạng này có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng.
5. Tác dụng phụ của thuốc gây đổ mồ hôi
Đổ mồ hôi có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc, tác dụng phụ của thuốc không chỉ có xu hướng đổ mồ hôi ở khắp nơi trên cơ thể thay vì tập trung vào một điểm như trên bàn tay hoặc bàn chân và nách.
Một số loại thuốc có tác động lên não và hệ thần kinh, điều này gây tình trạng đổ mồ hôi ở nách nghiêm trọng – Ảnh Internet
Bản chất, có một số loại thuốc có thể tác động lên não và hệ thần kinh. Từ điều này gây ra tình trạng đổ mồ hôi nghiêm trọng.
Một số loại thuốc gây ra hiện tượng này như: Thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống viêm hoặc một số loại thuốc kháng sinh, kháng virus khác.
Nếu tình trạng đổ mồ hôi nách xảy ra nhiều, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để thay đổi hoặc điều chỉnh lượng thuốc và xem xét những loại thuốc mới về việc gây mồ hôi khó chịu có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Nên thăm khám bác sĩ khi nào?
Khi đổ mồ hôi quá nhiều, kèm theo các triệu chứng khác như bị khó thở, tức ngực hoặc tim đập nhanh, đau đầu hay chóng mặt.
Nếu gặp phải tình trạng trên đi kèm theo triệu chứng đổ mồ hôi nhiều thì đây có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim. Người bệnh cần nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.
Đề phòng cứng khớp khi trở trời
Cứng khớp là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp, đặc biệt cứng khớp tái phát thường xảy ra khi chuyển mùa.
Bị cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác như co duỗi khớp gối, gấp duỗi khớp bàn tay, ngón tay, cúi người, xoay cổ,...
Triệu chứng khớp cứng thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài 1-2 giờ. Các khớp thường bị cứng khớp là khớp tay, khớp chân, khớp ở đốt ngón tay, ngón chân, khớp cổ,...
Những yếu tố nguy cơ
Tuổi: Sau nhiều năm sử dụng, các khớp xương đã chịu một áp lực đáng kể và sẽ trở nên yếu đi. Bị cứng khớp là một phần tất yếu của sự lão hóa. Cùng với sự già hóa dân số, tỷ lệ người bị cứng khớp trong cộng đồng tăng lên đáng kể.
Bệnh viêm khớp dạng thấp: Là bệnh tự miễn gây viêm khớp mạn tính, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp niêm mạc của khớp gây viêm, đau và cứng khớp. Viêm khớp dạng thấp kéo dài theo thời gian có thể gây biến dạng khớp và xói mòn xương. Đây là một bệnh khá phổ biến, thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 30 - 60;
Bệnh Lupus ban đỏ: Cũng giống như viêm khớp dạng thấp, lupus là bệnh tự miễn dịch tấn công các mô và cơ quan. Khi tấn công các khớp, bệnh lupus có thể dẫn đến cứng khớp, đau, sưng;
Viêm bao hoạt dịch: Bệnh viêm bao hoạt dịch thường xảy ra ở một số khớp hoạt động thường xuyên như khớp vai, khớp gối, khớp hông, khớp khuỷu tay, ngón tay, gót chân. Khi bao hoạt dịch bị viêm có thể dẫn đến tình trạng đau, cứng khớp ở khớp tương ứng;
Bệnh gout: Gây sưng đau, cứng khớp, khó đi lại. Khớp ngón chân cái thường bị ảnh hưởng đầu tiên;
Các bệnh viêm xương khớp: như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm xương khớp do chấn thương,... đều có thể gây tình trạng cứng khớp.
Bệnh cứng khớp nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm
Cảnh giác cứng khớp tái phát khi chuyển mùa
Cứng khớp tái phát rất dễ xảy ra, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như: trời lạnh làm các mạch máu co lại, lượng máu đến nuôi khớp bị suy giảm.
Đặc biệt ở người cao tuổi, các mạch máu bị lão hóa, không còn hoạt động tốt như thời trẻ, lưu lượng máu đến khớp sẽ ít đi. Khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh, nếu nơi ngủ không đảm bảo đủ ấm, nhà ở không kín gió, các triệu chứng cứng khớp tái phát rất dễ xảy ra;
Khi trời lạnh, mọi người thường có thói quen ít vận động hơn, điều này làm giảm lưu thông khí huyết, dẫn đến tình trạng đau mỏi, cứng khớp tái phát. Ngoài ra, khi trời lạnh, sức đề kháng cơ thể suy giảm, nhiều căn bệnh như viêm khớp dạng thấp tấn công cơ thể gây cứng khớp.
Tập vật lý trị liệu cho người bệnh khớp.
Làm gì để ngăn ngừa cứng khớp tái phát?
Để ngăn ngừa cứng khớp tái phát, khi mắc các bệnh lý về khớp như viêm khớp dạng thấp, chấn thương khớp, thoái hóa khớp,... người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị, đặc biệt là các thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ được bán/sản xuất từ những người không có chuyên môn y dược.
Các bệnh về xương khớp cần điều trị trong thời gian dài, người bệnh cần kiên trì thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, nóng vội bỏ cuộc hoặc điều trị gián đoạn, sẽ khó kiểm soát tình trạng bệnh, nguy cơ bệnh diễn biến nặng, việc điều trị càng thêm tốn kém, phức tạp.
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh, ở người cao tuổi cần đặc biệt giữ ấm các khớp gối, bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân. Để giảm tình trạng đau nhức, hạn chế vận động khi khớp cứng xảy ra, người bệnh có thể áp dụng chườm nóng và chườm lạnh.
Chườm nóng bằng gạc hoặc chai nước ấm giúp tăng lưu thông máu vùng khớp, giúp cơ bắp thư giãn. Còn chườm lạnh bằng gạc vào khớp cứng giúp giảm viêm và sưng. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng khớp bị đau bằng dầu gió, dầu tràm, dầu khuynh diệp, các loại cồn xoa bóp,... cũng có tác dụng rất tốt giúp giãn cơ, giảm đau, lưu thông máu.
Tập thể dục và tập vật lý trị liệu cũng là một cách hiệu quả để cải thiện tính di động của khớp. Trước khi tập thể dục, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn hình thức và cường độ vận động phù hợp, tập thể dục sai cách có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh xương khớp.
Thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa các khớp phải chịu lực như khớp háng, khớp gối. Do đó, giảm cân ở người thừa cân, béo phì là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa cứng khớp xảy ra sớm ở người trẻ tuổi.
Khớp gối kêu lục cục và đau nhức: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng tránh Tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau nhức thường xảy ra ở người cao tuổi do dịch nhờn khớp giảm, khớp bị khô và phát ra âm thanh nghe lục cục khi đi lại cầu thang hoặc vận động. Thực tế, các vấn đề khớp gối kêu lục cục và đau nhức không chỉ là hiện tượng sức khỏe cần chú...