Ra mắt ứng dụng Gaapnow: Cuộc chơi mới cho bất động sản thời 4.0
Sau gần 1 năm xây dựng, ngày 2/11/2021, nền tảng ứng dụng công nghệ AI cho bất động sản toàn cầu Gaapnow đã chính thức được ra mắt với nhiều ưu điểm vượt trội, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và nước ngoài.
Buổi lễ ra mắt có sự tham dự của ông Đặng Hà Lâm – CEO của Gaapnow, ông Nguyễn Tuân – CTO của Gaapnow, ông Đinh Quốc Đức – Tổng Giám đốc APEC Group, ông Vũ Duy Linh – Tiến sĩ CNTT tại Nga, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần công nghệ Cyber Eye, Dr. Wong Jeh Shyan – Co-founder & CEO Fatanah Venture Berhad , Mr. Marcus Leng- Founder MOC Capital Việt Nam – và khách mời là các chuyên gia, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, lãnh đạo một số ngân hàng thương mại, luật sư, báo chí…
Sự kiện ra mắt nền tảng Gaapnow được tổ chức online qua Zoom.
Không phải là đơn vị đầu tiên ứng dụng công nghệ AI, Big Data trên nền tảng bất động sản, nhưng Gaapnow (https://gaapnow.com/) lại có những ưu thế riêng biệt, với các tính năng vượt trội mang đến những giải pháp vô cùng hiệu quả cho cả người bán, người mua và các nhà đầu tư.
CEO Đặng Hà Lâm giới thiệu về nền tảng Gaapnow
Chia sẻ quá trình hình thành và xây dựng Gaapnow, ông Đặng Hà Lâm – CEO của Gaapnow cho biết: Bản thân tôi từng bị vỡ nợ và phá sản. Trong quá trình xử lý tài sản để trả ngân hàng, tôi phải bán tài sản rất nhanh. Dù giá rẻ hơn thị trường để trả ngân hàng nhưng không có một nền tảng nào giúp tôi bán nhanh trong vòng 1-2 ngày hay 1 tuần để có tiền trả ngân hàng. Đó là nỗi đau chính bản thân tôi và nhiều chủ doanh nghiệp khác gặp phải. Sau quá trình 3-4 năm suy nghĩ, tôi đã cho ra đời nền tảng công nghệ Gaapnow này để giải quyết các vấn đề nhiều chủ doanh nghiệp gặp khó khăn phải thanh lý tài sản, kể cả ngân hàng phát mại tài sản cũng gặp trường hợp tương tự.
Video đang HOT
“Đây cũng là giải pháp cho phép các nhà đầu tư bất động sản tham gia với số tiền rất nhỏ, 50 USD hay 100 USD cũng có thể đầu tư xuyên biên giới một cách tiện lợi. Tôi cũng muốn giảm được chi phí mua nhà cho tất cả những người có thu nhập trung bình hoặc thấp, họ có thể mua căn nhà giảm được 20-30% chi phí. Thông qua nền tảng trí tuệ nhân tạo này, hàng triệu con AI sẽ giúp khách hàng mua nhà tận gốc, còn chủ đầu tư thu tiền về sớm hơn. Đó là khát khao và mong muốn của tôi mang lại giá trị cho cộng đồng”, ông Đặng Hà Lâm chia sẻ.
Việc ra mắt nền tảng này trong tháng 11, theo ông Đặng Hà Lâm, là để các nhà đầu tư, môi giới cũng như người mua, người bán có thể sử dụng ngay dịch vụ để post lên bất cứ trang web bất động sản nào. “Chúng tôi giúp kết nối ngay lập tức mà không phải chờ đợi, tiếp cận được khách hàng tối ưu, giúp đáp ứng nhu cầu của mọi người”, ông Lâm nhấn mạnh.
CTO Nguyễn Tuân diễn thuyết về cách thức hoạt động của AI
Cụ thể hơn, ông Nguyễn Tuân – CTO của Gaapnow đã trình diễn cách thức hệ thống AI tự động thao tác tìm kiếm, lọc, học và kết nối cực kỳ nhanh chóng, gần như ngay lập tức ( realtime) và cho kết quả rất chính xác. Với cách thức hoạt động thông minh, hiệu quả như vậy sẽ kết nối người mua với người bán nhanh và hiệu quả nhất, từ đó cắt giảm bớt các khâu trung gian như quảng cáo, môi giới… giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, có thể lên tới hàng tỷ đồng đối với các tài sản lớn.
Ông Nguyễn Tuân cho biết hệ thống AI với hơn 2 triệu dòng code này đã được ông dày công nghiên cứu, xây dựng trong suốt hơn 13 năm. Bởi vậy hệ thống AI chính là một trong những lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn của nền tảng Gaapnow.
Theo xu hướng phát triển của thế giới, Gaapnow cũng đang nghiên cứu, phát triển hệ thống coin Gaap, chỉ chờ Việt Nam có hành lang pháp lý là có thể ngay lập tức ứng dụng.
Các chuyên gia đánh giá, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bất động sản (Property technology gọi tắt là proptech) mang lại rất nhiều lợi ích cho người mua, người bán, nhà đầu tư và cho cả thị trường bất động sản nói chung. Với công nghệ, bất động sản có thể được chia nhỏ và các nhà đầu tư sẽ sở hữu chung tài sản, từ đó, chỉ với một số vốn nhỏ, thậm chí chỉ vài triệu cũng có thể đầu tư bất động sản.
Bà Bế Minh Tuyết phát biểu
Bà Bế Minh Tuyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Thengroup, đại diện cổ đông Gaapnow cho biết: Khi quyết định đầu tư tôi đã tìm hiểu rất kỹ lưỡng. Với kiến thức, kinh nghiệm hơn 18 năm trong ngành ngân hàng và nhiều năm đầu tư vào nhiều lĩnh vực, tôi đánh giá đây là một dự án đầy khát vọng và tiềm năng, giúp giải quyết bài toán cho hàng triệu, hàng tỷ người, có đích đến lộ trình rõ ràng và có đội ngũ nhân sự mạnh, tâm huyết. Tôi đã đầu tư từ những ngày đầu tiên, và với sự kiện ra mắt ngày hôm nay cho thấy tôi đã đặt niềm tin đúng.
Dr Wong Jeh Shyan đánh giá về nền tảng Gaapnow
Phát biểu tại sự kiện, Dr. Wong Jeh Shyan (Hoàng Triết Hiền) cựu Giám đốc điều hành của CommerceNet Singapore, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Ecommerce Gateway Pte. Ltd cho biết cũng đã từng gặp tình cảnh bất động sản không thanh khoản được trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997. Cho nên khi biết mục tiêu của dự án này, ông đã không ngần ngại đầu tư. Ông Wong Jeh Shyan cho rằng: “Đây là dự án tiên phong trên toàn thế giới về ứng dụng AI để kết nối khách hàng mua – bán bất động sản và có thể đáp ứng những hành lang pháp lý của các Chính phủ. Việt Nam sẽ là môi trường phù hợp để triển khai dự án này. Dự án sẽ không chỉ gói gọn trong biên giới Việt Nam mà mang tầm vóc quốc tế, mang lại những phát triển đột phá. Với tư cách là người góp vốn cũng như người thầy của CEO Đặng Hà Lâm, tôi hy vọng dự án sẽ phát triển rực rỡ và vươn tầm thế giới”.
Mối quan hệ như "nước với lửa" của Apple và Meta
Apple cho rằng, các bài đăng quảng cáo trên Facebook cũng phải nộp hoa hồng 30% như việc mua hàng trong ứng dụng.
Trong nhiều năm gần đây, mối quan hệ giữa Apple và Meta (công ty mẹ của Facebook) chỉ có thể mô tả như "nước với lửa", khi Apple không chỉ chê bai việc xâm phạm quyền riêng tư người dùng của Facebook mà còn ra mắt nhiều tính năng mới trên iOS nhằm ngăn chặn khả năng quảng cáo hướng mục tiêu của mạng xã hội này, làm thiệt hại nghiêm trọng cho doanh thu của Facebook.
Nhưng theo báo cáo mới của Wall Street Journal, trước khi bóp nghẹt mảng quảng cáo của Facebook, Apple đã từng thảo luận với mạng xã hội này về việc chia sẻ doanh thu quảng cáo từ sự hiện diện của họ trên cửa hàng ứng dụng App Store.
Theo lập luận của Apple, công ty này cho rằng, họ xứng đáng nhận được một phần doanh thu quảng cáo của Facebook khi người dùng trả tiền cho mạng xã hội này để bài đăng của họ được tiếp cận nhiều người dùng hơn.
Apple cho rằng, các bài đăng này giống như việc mua hàng trong ứng dụng, do vậy, Apple cũng phải được chia một phần hoa hồng trong đó. Nhưng Meta cho rằng, đó là quảng cáo chứ không phải mua hàng trong ứng dụng, do vậy, từ chối chia phần cho Apple. Cuộc thảo luận đó dường như đã kết thúc với phần thắng dành cho Meta.
Trái ngược với lập trường cứng rắn của Meta trong việc phân chia doanh thu, Google đang chi trả đến hàng tỷ USD mỗi năm cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari.
Không chỉ đòi chia chác doanh thu từ Facebook, theo Matt Mullenweg, CEO của Automattic, hãng sở hữu Tumblr, Apple còn làm điều tương tự với Tumblr. Gần đây, công ty này còn từ chối tính năng quảng cáo bài đăng trên Tumblr cho đến khi công ty này chấp nhận cung cấp chúng dưới dạng mua hàng trong ứng dụng - để Apple có thể được chia phần từ nó.
Theo WSJ, Apple và Meta còn thảo luận về tính năng đăng ký thuê bao của Facebook với việc người dùng trả tiền cho Facebook để loại bỏ quảng cáo khi truy cập. Tính năng này cũng mang lại lợi ích cho Apple, khi họ có thể kiếm doanh thu từ những người dùng mua gói đăng ký trong ứng dụng. Tuy nhiên, cuối cùng hai công ty không thể đi đến thống nhất về ý tưởng này.
Theo WSJ, các cuộc thảo luận về việc phân chia doanh thu giữa hai công ty hầu hết diễn ra trong khoảng từ 2016 đến 2018. Năm 2018 cũng là thời điểm uy tín của Facebook xuống thấp khi vụ bê bối Cambridge Analytica bị bại lộ. Không lâu sau đó, lãnh đạo Apple cũng không ít lần lên tiếng chỉ trích Facebook về hành vi xâm phạm quyền riêng tư người dùng, kéo theo căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai công ty.
Hiện tại hai công ty đang đối lập nhau về hoạt động quảng cáo. Trong khi Apple xem quyền riêng tư là sự khác biệt quan trọng trong sản phẩm của mình, quảng cáo lại là nguồn thu chính của Meta. Việc Apple giới thiệu tính năng "Ask App not to Track" trong iOS 14.5 năm 2021 đã tác động lớn đến Meta, khi làm công ty thiệt hại đến 10 tỷ USD doanh thu vào năm ngoái.
Nhân viên thu nợ ảo dựa trên AI Trung Quốc dự kiến sẽ thuê thêm nhiều lực lượng lao động "ảo" sau khi nhà phát triển bất động sản China Vanke trao cho robot AI danh hiệu nhân viên hàng đầu của năm 2021. Tiềm năng tăng trưởng cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở Trung Quốc dường như vẫn còn rất mạnh mẽ, đặc biệt sau khi...